Cao lương: Người bạn tốt cho sức khỏe

(4.2) - 37 đánh giá

Hạt cao lương là một loại ngũ cốc đã được dùng từ xa xưa như là một nguồn bổ sung các dưỡng chất tự nhiên. Giá trị dinh dưỡng cao cùng nhiều cách dùng, đặc biệt là không chứa gluten khiến chúng trở thành nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho nhiều đối tượng.

Cao lương hay còn có tên gọi khác là lúa miến, bo bo… là loại cây giàu chất dinh dưỡng và rất dễ bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, giá trị của loài thực vật này không chỉ dừng lại ở đó.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hàm lượng dinh dưỡng cũng như các cách dùng của cao lương.

Nguồn gốc cây cao lương

Cao lương là một loại ngũ cốc có từ xa xưa, thuộc họ Lúa (Poaceae). Bộ phận dùng là hạt có kích thước nhỏ, tròn và thường có màu trắng hay vàng. Tuy nhiên, một số giống cho hạt màu đỏ, nâu, đen hoặc tím.

Có rất nhiều loài thuộc chi Cao lương (Sorghum) nhưng phổ biến nhất là loài có tên khoa học Sorghum bicolor, nguồn gốc từ châu Phi. Nhiều loài khác có nguồn gốc từ Úc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á khác.

Hạt cao lương được sản xuất nhiều thứ 5 trên thế giới, với sản lượng hàng năm khoảng 57,6 triệu tấn. Người nông dân thường ưa trồng loài cây này do chúng có khả năng chịu hạn hán, nắng nóng và các điều kiện đất khác nhau.

Ở Bắc Mỹ, cao lương thường được dùng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất nhiên liệu ethanol. Ngoài ra, mối quan tâm đến việc sử dụng ngũ cốc này làm thực phẩm cho người đang tăng lên nhờ vào giá trị dinh dưỡng của nó.

Ở dạng nguyên hạt, loại ngũ cốc này có thể được nấu như diêm mạch (quinoa) hoặc gạo, đem xay thành bột hay nổ như bỏng ngô. Người ta cũng có thể chế biến thành siro để sử dụng làm chất tạo ngọt trong các thực phẩm đóng hộp.

Hình ảnh cây cao lương – một nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tự nhiên

Giá trị dinh dưỡng

Như đã đề cập, cao lương là một ngũ cốc cực kỳ giàu dinh dưỡng. Một nửa cốc cao lương chưa nấu chín (tương đương với 96 gram) sẽ cung cấp:

1/2 cup (~ 96g) hạt cao lương có chứa% giá trị hàng ngày
Calories 316
Pretein 10g
Chất béo 3g
Carbohydrate 69g
Chất xơ 6g
Vitamin B1 (thiamine)26%
Vitamin B2 (riboflavin)7%
Vitamin B5 (axit pantothenic)7%
Vitamin B625%
Đồng30%
Sắt18%
Magie37%
Photpho22%
Kali7%
Kẽm14%

Loại ngũ cốc này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin nhóm B, có vai trò thiết yếu trong quá trình trao đổi chất, phát triển thần kinh và sức khỏe của da, tóc.

Đó cũng là một nguồn magie phong phú, một khoáng chất quan trọng đối với quá trình hình thành xương, sức khỏe tim mạch và hơn 600 phản ứng sinh hóa trong cơ thể (chẳng hạn như sản sinh ra năng lượng và chuyển hóa protein).

Thêm vào đó, cao lương còn chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, axit phenolic và tannin. Với chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa như vậy, bạn có thể giảm bớt tình trạng stress oxy hóa và các phản ứng viêm trong cơ thể.

Hơn nữa, một nửa cốc (khoảng 96 gram) hạt này cung cấp khoảng 20% lượng chất xơ khuyến nghị tiêu thụ hàng ngày. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ thúc đẩy sức khỏe đường ruột, giúp ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Loại hạt này cũng là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Thực tế, chúng cung cấp lượng protein nhiều như quinoa – loạt ngũ cốc nổi tiếng với hàm lượng protein cao.

Nói chung, cao lương có thành phần dinh dưỡng rất đáng quan tâm. Chúng là một nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein. Tất cả đều mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể.

Cao lương: ngũ cốc không có gluten

Gluten là một nhóm các protein được tìm thấy trong một vài loại ngũ cốc, giúp mang lại cấu trúc và thể chất nhờn, dính.

Tuy nhiên, nhiều người vì lý do sức khỏe như người bệnh celiac hay nhạy cảm với gluten không phải celiac (non-celiac gluten sensitivity) cần phải lựa chọn các thực phẩm không chứa gluten.

Khi đó, cao lương là một lựa chọn siêu tốt cho sức khỏe đối với những người không dung nạp được gluten. Nói chung, bạn có thể thay thế các nguồn tinh bột có chứa gluten bằng loại ngũ cốc này trong các món nướng như bánh mì, bánh quy hay các món tráng miệng khác. Không những thế, bạn có thể ăn chúng nguyên hạt như một món ăn bổ dưỡng.

Lưu ý, các sản phẩm có cao lương đôi khi còn chứa các nguồn có chứa gluten khác. Do đó, bạn hãy kiểm tra kỹ nhãn thành phẩm để đảm bảo chúng không có gluten.

Siro cao lương và mật rỉ đường

Cũng giống như mật rỉ đường, siro cao lương được sử dụng rộng rãi như một chất làm ngọt trong ngành công nghiệp thực phẩm. Cả hai sản phẩm này đều có độ đặc cao, màu nâu sẫm nhưng chúng được chế biến khác nhau.

Mặc dù cả hai loại chất tạo ngọt này đều có nguồn gốc từ cây thuộc họ Lúa (Poaceae) nhưng siro cao lương được làm từ chiết xuất của loài cây cùng tên, trong khi mật rỉ đường có nguồn gốc từ cây mía.

Siro cao lương có tổng lượng đường thấp hơn nhưng lượng fructose lại cao hơn, do đó có vị ngọt hơn so với mật rỉ đường.

Trong các công thức nấu ăn sử dụng mật rỉ đường, bạn có thể thay thế bằng siro cao lương theo tỷ lệ 1:1. Nếu sau khi nếm thử và thấy quá ngọt, bạn hãy sử dụng lượng ít hơn hoặc thêm nước vào.

Các cách dùng cao lương

Bạn có thể sử dụng cao lương theo rất nhiều cách và dễ dàng thêm chúng vào nhiều công thức nấu ăn.

Sau đây là một vài cách mà bạn có thể áp dụng thử:

  • Thay thế cho gạo hoặc quinoa. Bạn có thể nấu ngũ cốc nguyên hạt và cao lương tương tự như cách nấu cơm và quinoa.
  • Xay thành bột. Nhờ có mùi vị trung tính và màu sắc nhẹ, bạn có thể xay loại hạt này thành bột và dùng thay thế các bột tương tự trong các công thức nấu ăn để tránh tiêu thụ gluten. Cách thay thế rất đơn giản theo tỷ lệ 1:1.
  • Nổ bỏng. Bạn có thể cho các loại ngũ cốc vào một chảo nóng, đậy kín nắp và chờ chúng nổ bung ra như bỏng ngô, có thể thêm các gia vị khác để tăng thêm hương vị.
  • Cắt thành phiến mỏng. Tương tự như các loại ngũ cốc khác, bạn có thể cắt hạt cao lương thành phiến mỏng và dùng trong các sản phẩm nướng, chẳng hạn như bánh quy hay thanh granola.
  • Siro. Siro cao lương thường được thêm vào các thực phẩm chế biến sẵn như một chất làm ngọt tự nhiên hoặc dùng thay thế cho mật rỉ đường.

Bạn có thể tìm mua loại ngũ cốc này trên các cửa hàng trực tuyến hoặc tại quầy bán nông sản trong các siêu thị.

Tóm lại, cao lương là một loại ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng mà bạn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm một thực phẩm bổ dưỡng để bổ sung thêm cho chế độ ăn hàng ngày, hãy thử sử dụng cao lương.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ăn kiêng bằng chuối thế nào để có vóc dáng thon gọn?

(30)
Đã bao giờ bạn ăn kiêng bằng chuối? Chúng ta đều biết chuối là loại trái cây tốt cho sức khỏe mà giá cả thì khá bình dân, hơn nữa cũng giúp chị em cải ... [xem thêm]

9 lợi ích của hạt phỉ khiến bạn mê ngay thực phẩm này!

(51)
Lợi ích của hạt phỉ mang lại không chỉ riêng về giá trị dinh dưỡng mà còn là khả năng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh mãn tính.Các bác sĩ vẫn ... [xem thêm]

Các lợi ích của việc ăn khuya không phải ai cũng biết

(17)
Đôi khi bạn lo lắng về việc ăn khuya sẽ khiến bạn béo phì. Tuy nhiên, trên thực tế, ăn những loại thức ăn nhất định vào ban đêm có thể giúp bạn đẩy ... [xem thêm]

10 tác dụng của chuối tốt cho sức khỏe

(45)
Chuối là một trong những loại quả khá phổ biến và là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Bởi lẽ, không những sở hữu hương vị thơm ngon đặc trưng mà ... [xem thêm]

13 tác dụng của nấm mỡ trắng khiến bạn bất ngờ

(13)
Nấm mỡ trắng vừa dễ mua trên thị trường lại mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như duy trì sức khỏe gan, ngừa ung thư, chống viêm, kháng khuẩn… Đây ... [xem thêm]

Thực đơn cho người béo phì giảm cân lành mạnh

(67)
Bệnh béo phì ngày càng phổ biến khi nhịp sống trở nên bận rộn khiến nhiều người không có thời gian chăm chút cho bữa ăn cũng như hiếm khi vận động rèn ... [xem thêm]

5 điều bạn nên biết khi nhịn ăn để giảm cân nhanh chóng

(22)
Bạn đang tìm cách giảm cân trong vài tuần để có vóc dáng thon thả hơn trong một sự kiện đặc biệt? Hãy cẩn thận với cách nhịn ăn để giảm cân nhanh ... [xem thêm]

Bật mí 7 mẹo giảm cân không cần ăn kiêng

(31)
Theo nhiều chuyên gia, bạn vẫn có thể giảm cân mà không cần bận tâm đến chuyện “ăn kiêng”. Có rất nhiều chế độ ăn thiếu khoa học có thể giúp bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN