Cảnh báo các bệnh về lưỡi mà bạn thường gặp

(3.89) - 28 đánh giá

Mỗi khi đánh răng, bạn nên lưu ý vệ sinh lưỡi nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, đồng thời phát hiện sớm những triệu chứng bệnh về lưỡi.

Lưỡi được đánh giá cơ bắp “chắc khỏe” nhất trên cơ thể, lưỡi là cơ quan được cấu tạo từ các nhóm cơ chịu trách nhiệm giúp chúng ta nhận biết mùi vị thức ăn, nhai nuốt và trò chuyện. Và nếu lưỡi của bạn có màu hồng và có nhiều nhú lưỡi xung quanh, điều này cho thấy lưỡi của bạn vẫn đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu lưỡi bị đổi màu hoặc đau nhói, sưng tấy thì bạn cần phải làm gì? Sau đây là những triệu chứng phổ biến của các bệnh về lưỡi mà bạn nên lưu ý.

Lưỡi có màu trắng

Nếu phát hiện lưỡi bạn có màu trắng bất thường, nguyên nhân có thể là do 2 loại bệnh:

1. Bệnh bạch sản: Đây là tình trạng khiến cho các tế bào trong khoang miệng phát triển quá mức. Và theo thời gian, điều này sẽ dẫn đến sự hình thành của các mảng trắng bên trong miệng bao gồm cả lưỡi. Mặc dù bạch sản không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng, tuy nhiên bệnh có thể là dấu hiệu đầu tiên của một dạng ung thư. Vì thế, để đảm bảo rằng bạn vẫn đang khỏe mạnh, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng bạch sản niêm. Bệnh lý này có thể phát triển khi lưỡi của bạn bị kích ứng. Ngoài ra, bệnh có xu hướng phổ biến hơn ở những người thường xuyên hút thuốc lá.

2. Bệnh nấm miệng: Bệnh nấm miệng hay còn gọi bệnh nấm Candida chính là dạng nhiễm trùng nấm men bên trong khoang miệng. Tình trạng này sẽ gây nên các bợn trắng trên bề mặt lưỡi và hai bên miệng. Bệnh nấm miệng có xu hướng phổ biến ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, đặc biệt là những người mang răng giả hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu. Tuy nhiên, việc ăn sữa chua trắng và có lối sinh hoạt lành mạnh bằng cách giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ có thể giúp hồi phục lại hệ vi sinh khỏe mạnh trong khoang miệng. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc có thể giúp chống lại căn bệnh nhiễm trùng này.

Lưỡi có màu đỏ hoặc sưng tấy

Có rất nhiều tác nhân có thể khiến cho lưỡi của bạn bỗng dưng ngả màu đỏ sẫm. Trong một số trường hợp, thậm chí lưỡi của người bệnh trông như bề mặt của quả dâu – với màu đỏ sẫm và các nhú lưỡi sưng tấy bất thường. Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

1. Thiếu dinh dưỡng: Tình trạng thiếu hụt axit folic cùng vitamin B12 có thể khiến cho lưỡi chuyển từ màu hồng nhạt sang màu đỏ sẫm.

2. Sốt Scarlet (Bệnh tinh hồng nhiệt, ban đỏ ở trẻ em) Những người mắc bệnh sốt Scarlet hay còn gọi là bệnh ban đỏ có thể gặp phải tình trạng lưỡi đỏ nổi gai (lưỡi dâu tây) dẫn đến sự sưng tấy của các nhú lưỡi trên bề mặt lưỡi. Hãy liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn trải qua tình trạng trên kèm với cơn sốt cao. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để làm hạ cơn sốt scarlet nếu cần.

3. Hội chứng Kawasaki: Căn bệnh này có xu hướng thường phát triển ở những trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sẽ tác động đến các mạch máu trong cơ thể và có thể gây nên tình trạng “lưỡi dâu tây”. Và khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, trẻ em có thể trải qua cơn sốt cao nghiêm trọng, đồng thời hai bàn tay và bàn chân bắt đầu bị sưng và đỏ tấy.

Lưỡi mọc lông

Mặc dù tình trạng lưỡi mọc lông khiến bạn e ngại về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên bệnh lý này thường không nghiêm trọng. Bạn sẽ nhận thấy các đốm nhỏ trên bề mặt lưỡi – hay còn gọi là nhú lưỡi – xuất hiện những mảng đen hay nâu dày rất trông giống như lưỡi mọc lông. Tuy nhiên, thực tế, lưỡi không hề mọc lông mà là do những nhú dạng chỉ của lưỡi chuyển sang sắc đen bất thường.

Đối với một số người, nhú dạng chỉ có thể phát triển dài quá mức khiến cho chúng khó bị mài mòn do các hoạt động ăn uống, nhai nuốt hoặc trò chuyện hằng ngày. Và điều này cũng khiến cho lưỡi dễ dàng tích tụ vi khuẩn. Khi các vi khuẩn này “trưởng thành”, chúng sẽ có màu đen hoặc sẫm, đồng thời sự phát triển quá mức của các nhú dạng chỉ trông giống như lưỡi đang mọc lông.

Bệnh lưỡi mọc lông thường không phổ biến, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém. Ngoài ra, những người đang sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc tiếp nhận hóa trị liệu hoặc mắc bệnh tiểu đường đều có nguy cơ cao mắc bệnh lưỡi mọc lông.

Viêm loét lưỡi

Một số tình trạng sức khỏe như viêm loét miệng hay đái tháo đường cùng các tác nhân như tổn thương lưỡi và hút thuốc lá đều có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm loét ở lưỡi.

1. Tổn thương: Việc vô ý cắn phải lưỡi hoặc bị bỏng do ăn đồ quá nóng có thể gây tình trạng loét lưỡi tạm thời, tuy nhiên, vết thương sẽ tự lành lại theo thời gian. Ngoài ra, thói quen nghiến và siết răng cũng có thể gây kích ứng đến hai bên lưỡi và dẫn đến đau nhói.

2. Hút thuốc lá: Việc hút thuốc lá quá thường xuyên có thể gây kích ứng lưỡi và khiến lưỡi bị loét.

3. Viêm loét miệng: Rất nhiều người bị viêm loét miệng có thể biểu hiện triệu chứng loét cả trên bề mặt lưỡi. Nguyên nhân hiện vẫn chưa định xác định, tuy nhiên bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn bị căng thẳng quá mức.

4. Hội chứng bỏng rát lưỡi: Một số phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh có thể mắc phải hội chứng bỏng rát lưỡi – tình trạng khiến bạn cảm thấy lưỡi trở nên bỏng rát.

5. Một số tình trạng bệnh lý: Một số tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh đái tháo đường và thiếu máu, có thể biểu hiện triệu chứng viêm loét ở lưỡi.

6. Ung thư miệng: Mặc dù hầu hết các trường hợp viêm loét lưỡi thường không đáng lo ngại, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn bị nổi bướu hoặc xuất hiện vết loét ở lưỡi kéo dài trong hơn 1–2 tuần. Rất nhiều dạng bệnh ung thư miệng đều không gây đau đớn cho người bệnh ở giai đoạn đầu, vì thế bạn không nên nghĩ rằng nếu lưỡi không thấy đau thì vấn đề sẽ không nghiêm trọng.

Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ về bất cứ triệu chứng bất thường nào xuất hiện ở lưỡi, tốt nhất là bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để điều trị kịp thời nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 kênh truyền hình tốt cho trẻ nhỏ mà cha mẹ nên biết

(88)
Xem tivi là một hoạt động giải trí thú vị mà phần lớn các bé đều yêu thích. Tuy nhiên, để việc xem tivi mang lại nhiều lợi ích, cha mẹ nên tìm hiểu và ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm gây mụn bạn nên tránh

(19)
Bạn chăm sóc da mỗi ngày mà mụn vẫn cứ xuất hiện? Rất có thể vì bạn đã ăn hơi nhiều loại thực phẩm gây mụn đấy!Mụn là một tình trạng da phổ ... [xem thêm]

Ung thư tế bào hắc tố hay nám da, phân biệt thế nào?

(84)
Bạn có bao giờ nghe về ung thư tế bào hắc tố da? Bạn có bao giờ tự hỏi liệu mình đang bị ung thư tế bào hắc tố nhưng không nhận ra và lầm tưởng đó ... [xem thêm]

9 bí quyết giúp bạn hẹn hò với phụ nữ thông minh

(51)
Phụ nữ thông minh thường có đôi chút kiêu kỳ bởi nàng hiểu biết khá nhiều về mọi thứ xung quanh. Làm sao bạn có thể vượt qua bức tường thành kiên cố ... [xem thêm]

Các loại bệnh tâm thần, bạn đã biết chưa?

(59)
Ngày nay, với nhịp độ cuộc sống vội vã và căng thẳng, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều người mắc các loại bệnh tâm thần như trầm cảm, rối loạn ... [xem thêm]

Xua tan nỗi lo đau khớp gối nhờ bữa ăn hợp lý

(63)
Định nghĩaĐau khớp gối là bệnh gì?Đau khớp gối là tình trạng liên quan đến cơn đau xảy ra ở trong và xung quanh khớp gối. Đau khớp gối có thể gây ra ... [xem thêm]

8 quy tắc dạy con từ thuở còn thơ

(95)
Việc nuôi dạy bé luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy tham khảo những quy tắc sau để việc nuôi dạy bé trở nên khoa học và dễ dàng ... [xem thêm]

Các tư thế ngủ và bài tập hỗ trợ người bị gai cột sống

(82)
Khi bạn bị gai cột sống, luyện tập nằm trong chương trình điều trị góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bài tập đều ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN