8 quy tắc dạy con từ thuở còn thơ

(3.77) - 95 đánh giá

Việc nuôi dạy bé luôn là một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy tham khảo những quy tắc sau để việc nuôi dạy bé trở nên khoa học và dễ dàng hơn.

1. Bắt đầu áp dụng quy tắc ngay sau khi bé được bốn tháng tuổi

Trước khi bé được bốn tháng tuổi, bạn không cần phải đặt ra bất kỳ quy tắc gì. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu bước vào độ tuổi này, các bậc cha mẹ có thể bắt đầu làm rõ quyền lợi của bé. Nếu bé đá và ngọ nguậy khiến cho quá trình thay tã trở nên khó khăn, bạn có thể nói nghiêm khắc rằng, “Được rồi, hãy giúp mẹ thay tã cho con nào”. Trước khi bé bắt đầu biết bò (khoảng 8 tháng tuổi), tất cả các bé cần biết tới những quy tắc để đảm bảo an toàn cho chính mình.

2. Thiết lập những quy tắc rõ ràng

Bạn hãy diễn tả ví dụ cho những hành vi sai trái thành những quy tắc rõ ràng và cụ thể. Những mô tả mơ hồ về hành vi sai trái như “hiếu động thái quá”, “vô trách nhiệm” sẽ không giúp ích được gì cho con bạn. Bé càng nhỏ thì các quy tắc phải càng cụ thể. Ví dụ về các quy định rõ ràng có thể là: “Đừng đẩy em trai của con” hoặc “Đừng ngắt lời ba/mẹ trong khi ba/mẹ đang nói chuyện điện thoại chứ.”

3. Cho bé biết những hành vi mà bạn mong muốn bé thực hiện

Con bạn cần phải biết bạn đang mong đợi những gì ở chúng. Ví dụ như: “Con hãy đi chơi với anh trai của mình đi”, “Hãy ngồi coi vào sách ảnh khi ba/mẹ đang nghe điện thoại”, hoặc “Đi từ từ thôi, không được chạy.” Bạn nên khen ngợi con tại thời điểm bé thực hiện các hành động đó. Hãy khen bé bằng những câu cụ thể, ví dụ như “Cảm ơn con vì đã giữ yên lặng”.

4. Bỏ qua những hành vi sai trái không quá quan trọng

Bạn càng có nhiều quy tắc thì khả năng con bạn làm theo lời bạn càng ít. Việc bạn chỉ trích bé liên tục sẽ không có hiệu quả. Những hành vi như đung đưa chân, cư xử trên bàn ăn không đúng hoặc suy nghĩ quá tiêu cực thực sự không quá quan trọng trong những năm đầu đời của bé.

5. Áp dụng những quy tắc một cách công bằng và hợp lí

Những quy tắc phải phù hợp với lứa tuổi của bé. Một đứa bé không nên bị trừng phạt chỉ vì vụng về khi đang học đi hoặc phát âm không chuẩn khi đang học nói. Ngoài ra, bé không nên bị trừng phạt khi có các hành vi là một phần của sự phát triển cảm xúc bình thường, chẳng hạn như mút tay, sợ hãi khi bị rời xa người thân và nhầm lẫn khi đi vệ sinh.

6. Chỉ tập trung vào hai hoặc ba quy tắc

Bạn nên ưu tiên các quy tắc liên quan tới vấn đề an toàn của bé, chẳng hạn như không chạy ra đường. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý tới việc ngăn chặn bé làm hại đến người khác – cha mẹ, những bé khác và người lớn hoặc động vật nuôi. Tiếp đó là hành vi phá hoại tài sản, sau đó đến tất cả các hành vi phiền nhiễu làm bạn kiệt sức.

7. Tránh tranh chấp với bé

Loại hành vi sai trái này thường liên quan đến một phần của bộ phận cơ thể, ví như làm ướt, bẩn, kéo tóc, mút tay, va chạm cơ thể mạnh, thủ dâm, không ăn uống đủ, không đi ngủ và từ chối làm bài tập về nhà. Cha mẹ thường không thể kiểm soát được những hành vi này nếu bé vẫn cứ tiếp tục thực hiện. Bước đầu tiên cần thực hiện khi bạn muốn tránh tranh cãi với bé là nhanh chóng rút khỏi cuộc xung đột, sau đó từ từ tiếp cận với bé một cách tích cực để khuyên giải bé từ bỏ các hành vi trên.

8. Áp dụng các quy tắc dạy con một cách nhất quán

Sau khi cả gia đình đã đồng ý với các nguyên tắc, bạn có thể in chúng ra và dán vào một nơi dễ thấy trong nhà. Làm như vậy mọi người lớn trong nhà đều biết rõ những quy tắc mà bé nên tuân theo.

Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc, hãy hỏi các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc trẻ em để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

8 loại cây trong vườn giúp bạn xua đuổi muỗi tự nhiên

(100)
Bạn không những dễ nổi mẩn đỏ do vết muỗi đốt mà còn có nguy cơ bị lây lan nhiều bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm màng não… Liệu có ... [xem thêm]

Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh viêm nha chu

(45)
Bệnh viêm nha chu, thường được gọi là bệnh nướu răng hoặc bệnh nha chu, do sự phát triển của vi khuẩn trong miệng gây nên. Bệnh viêm nha chu có nguy hiểm hay ... [xem thêm]

6 điều bạn cần biết viêm niệu đạo ở nam giới

(54)
Viêm niệu đạo ở nam giới nếu không điều trị có thể lây nhiễm sang các vùng khác của cơ thể, gây nguy hiểm sức khỏe của các đấng mày râu. Bạn hãy ... [xem thêm]

Hỏi đáp cùng chuyên gia về việc tiêm ngừa HPV cho trẻ

(91)
Mặc dù có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng vắc-xin HPV vẫn đem lại hiệu quả cao. Bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về lợi ích và rủi ro của vắc-xin ... [xem thêm]

Chế độ ăn giảm cân: Thực đơn Low carb

(79)
Áp dụng ngay thực đơn low carb giảm cân để có vóc dáng cân đối bạn nhé với những thực phẩm như trứng, salad rau củ, nấm, cà chua,… cho mỗi bữa ăn hằng ... [xem thêm]

Mất thính giác do biến chứng bệnh tiểu đường

(10)
Tìm hiểu chungMất thính lực là bệnh gì?Mất thính lực (khiếm thính) hay còn gọi là điếc, được biết đến như tình trạng mà người bệnh không thể nghe ... [xem thêm]

7 lợi ích tuyệt vời từ việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

(56)
Làn da non nớt, nhạy cảm của trẻ sơ sinh rất cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại như khói bụi, ánh nắng gay gắt, hóa chất… Tuy nhiên, việc tắm ... [xem thêm]

10 tinh dầu hạn chế nếp nhăn không phải ai cũng biết

(61)
Quá trình lão hóa tự nhiên làm cho các nếp nhăn xuất hiện trên mặt, trán, miệng và mắt. Có nhiều loại kem làm giảm nếp nhăn có sẵn trên thị trường, nhưng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN