Cách tự kiểm tra ung thư vú giúp bạn ngăn ngừa bệnh

(3.99) - 17 đánh giá

Khi biết cách tự kiểm tra ung thư vú, bạn có thể sớm nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để đi khám, giúp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn sớm và điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Ung thư vú là bệnh nguy hiểm xuất hiện khi các khối u ác tính xuất hiện ở tế bào vú. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây đau đớn. Bạn sẽ gặp một số dấu hiệu sau khi khối u đã phát triển:

  • Vú bị sưng, biến dạng hay có khối u cứng
  • Da vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay bị kích ứng
  • Vú thay đổi kích thước hoặc hình dạng
  • Quầng vú hoặc núm vú thay đổi màu sắc hay có một số thay đổi khác như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảy
  • Vú tiết dịch, bị đau hay núm vú bị thụt.

Đây là những cách phát hiện ung thư vú không phải phụ nữ nào cũng biết cách nhận biết sớm. Đặc biệt, phụ nữ thuộc đối tượng dễ mắc bệnh ung thư vú lại càng cần học cách kiểm tra ung thư vú để có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

5 bước tự kiểm tra ung thư vú

Cách tự kiểm tra ung thư vú thường chỉ tốn 15 phút với 5 bước đơn giản để kiểm tra hình dáng ngực và núm vú xem có bất thường không. Bài kiểm tra vú này cũng giúp bạn phát hiện sớm các khối u ở vùng ngực và dưới cánh tay.

1. Cách tự kiểm tra ung thư vú qua hình dáng ngực

Khi kiểm tra ung thư vú qua hình dáng ngực, bạn có thể phát hiện một số bất thường như ngực có chỗ bị lõm, bị sưng hay bị sần da cam.

– Bạn cởi áo và đứng trước gương sao cho có thể thấy cả hai bên ngực.

– Đứng thẳng, chống hai tay lên hông và kiểm tra hình dáng tổng thể của bộ ngực. Bạn hãy chú ý kiểm tra kích thước, hình dạng và đường nét hai bên vú xem có bất thường không.

– Kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào về màu sắc hoặc cấu trúc của da ngực, núm vú và quầng vú không.

– Sau đó bạn đứng khom người và cũng kiểm tra các bước tương tự, mục đích là để quan sát hình thái của vú ở 2 trạng thái: khi thả lỏng và khi căng các cơ ngực.

2. Cách kiểm tra vú khi vận động cơ ngực

– Bạn giơ hai tay lên sau đầu và kiểm tra xem hai bên ngực có thay đổi cân xứng nhau không.

– So sánh kích thước, hình dạng và độ xệ của hai bên ngực xem có đồng đều không.

– Kiểm tra khu vực nách xem có bất kỳ khối u nào không.

3. Cách tự kiểm tra ung thư vú qua núm vú

Núm vú cũng thể hiện một số dấu hiệu ung thu vú bạn có thể quan sát. Cách kiểm tra vùng này là:

– Bạn vẫn đứng trước gương rồi hạ cả hai tay để kiểm tra núm vú xem có bất cứ vết lõm, vết sưng hoặc bị thụt không.

– Dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay phải nhẹ nhàng xoay núm vú trái và kéo về phía trước. Sau đó, bạn thả tay xem núm vú có quay về bị trí cũ không.

– Đổi tay để kiểm tra núm vú bên phải theo cách tương tự.

Bạn cần lưu ý nếu thấy đầu núm vú tiết bất kỳ loại dịch nào. Dịch có màu đỏ do lẫn máu hoặc trong suốt đều là dấu hiệu đáng lo, đặc biệt là khi dịch chỉ xuất hiện ở một trong hai bên vú. Dịch tiết có các màu khác như xanh lá cây, trắng hoặc vàng thường là dấu hiệu của một số bệnh như nhiễm trùng hoặc tắc ống dẫn sữa.

4. Kiểm tra u vú khi đứng

Bạn có thể thực hiện bước này khi tắm vì da ướt sẽ ít ma sát với ngón tay và bạn sẽ dễ dàng thao tác hơn.

– Nâng cánh tay trái lên và sử dụng các ngón tay phải nhấn nhẹ nhàng vào ngực trái. Bạn sử dụng mặt phẳng các đốt ngón tay xa nhất (không phải đầu tận cùng của ngón tay, thường là 3 ngón giữa để cảm nhận bằng lực ấn nhẹ nhàng từ nông (da) đến sâu (mô tuyến vú) cho đến khi chạm vào các xương sườn.

– Việc thăm khám phải toàn bộ vú, bạn có thể di chuyển ngón tay theo chiều từ trên xuống dưới hết toàn bộ tuyến vú, sau đó kiểm tra lại tương tự theo chiều từ trong ra ngoài.

– Hoặc bạn cũng có thể thăm khám bằng cách di chuyển các ngón tay theo chiều xoáy ốc từ trong núm vú ra ngoài đến hết toàn bộ tuyến vú.

– Khi kiểm tra, bạn cần lưu ý bất kỳ thay đổi nào trong cấu trúc, màu sắc hoặc kích thước tuyến vú.

– Đổi tay để kiểm tra tuyến vú phải theo các bước tương tự.

5. Cách kiểm tra ngực khi nằm

Khi đã đứng để kiểm tra các khối u ở ngực, bạn cũng cần kiểm tra ở tư thế nằm. Tư thế nằm giúp cho tuyến vú dàn trải và mỏng hơn, do đó đễ dàng cảm nhận những thay đổi sâu bên trong tuyến vú hơn.

– Với bước này, bạn nằm xuống giường hoặc bất kỳ mặt phẳng nào sao cho đầu và vai dựa vào gối. Bạn nằm ngửa và đưa tay trái ra sau đầu.

– Dùng tay phải để kiểm tra tuyến vú trái và vùng nách như hướng dẫn ở bước trên. Khi thực hiện, bạn lưu ý về bất kỳ thay đổi trong cấu trúc hoặc kích thước của ngực.

– Đổi tay để kiểm tra tuyến vú phải theo các bước tương tự.

Lưu ý khi tự kiểm tra tuyến vú

Khi tự kiểm tra tuyến vú, bạn nên lưu ý một số điều sau để có kết quả chính xác hơn.

– Bạn nên kiểm tra tuyến vú mỗi tháng một lần. Cách chọn ngày kiểm tra như sau:

• Nếu bạn chưa mãn kinh: Hãy dành thời gian tự kiểm tra ung thư vú một vài ngày sau khi kỳ kinh kết thúc. Đây là lúc nồng độ hormone tương đối ổn định và ngực ít ít sưng và căng hơn.

• Nếu bạn đã mãn kinh (không có kinh nguyệt từ một năm trở lên): Bạn chỉ cần kiểm tra vú vào một ngày cố định mỗi tháng.

– Bạn nên ghi lại những ngày mình tự kiểm tra ung thư vú để nhắc nhở bản thân thực hiện đều đặn. Điều này cũng sẽ giúp bạn phân biệt các thay đổi ở ngực do chu kỳ kinh nguyệt với các dấu hiệu ung thư nguy hiểm.

– Bạn nên thư giãn và duy trì nhịp thở bình thường khi tự kiểm tra.

– Hãy đi khám sớm nếu bạn bị đau hay bắt gặp các thay đổi bất thường nào ở ngực khi kiểm tra.

– Nếu kiểm tra thấy khối u, bạn hãy bình tĩnh đi khám vì hầu hết các khối u ở ngực là lành tính. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách chữa tình trạng u vú lành tính để có thể thoải mái hơn trong sinh hoạt hằng ngày.

– Việc tự kiểm tra ung thư vú không thay thế các buổi khám lâm sàng cũng như chụp nhũ ảnh nên bạn vẫn sẽ cần thực hiện các phương pháp này định kỳ.

Phương pháp chụp nhũ ảnh chính là cách chụp X-quang tuyến vú. Việc chụp nhũ ảnh thường xuyên để kiểm tra các bất thường ở khu vực này được gọi là chụp nhũ ảnh tầm soát. Việc chụp X-quang tuyến vú sau khi bác sĩ khám lâm sàng và phát hiện bất thường được gọi là chụp nhũ ảnh chẩn đoán.

Đối tượng dễ mắc ung thư vú

Ung thư vú thường phổ biến ở nữ giới và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thường cao hơn nếu bạn thuộc các nhóm dưới đây:
Phụ nữ lớn tuổi: Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng cao.
Có người thân trong gia đình mắc bệnh: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu mẹ, con gái hoặc chị gái bạn bị ung thư vú.
Đột biến gene di truyền: Những ai đột biến gene BRCA1 và BRCA2 sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Sinh con muộn hoặc chưa sinh con: Phụ nữ thuộc nhóm này cũng có nguy cơ ung thu vú cao hơn phụ nữ sinh con đầu lòng sớm.
Lối sống không lành mạnh: Bạn có thể tăng nguy cơ ung thư vú nếu thường uống đồ uống có cồn.
Kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn: Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Dùng hormone để cải thiện một số vấn đề: Bạn có thể tăng nguy cơ ung thư vú nếu dùng các loại hormone kết hợp như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
Tình trạng thừa cân: Những ai béo phì có thể sẽ có nguy cơ ung thư vú cao.
Tiền sử bị một số bệnh ung thư: Những ai có tiền sử bị ung thư biểu mô tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Tiền sử xạ trị vùng ngực khi còn nhỏ.

Khi trang bị cho mình cách tự kiểm tra ung thư vú, bạn có thể kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường và chủ động đi khám. Bạn chỉ cần dành ra 15 phút mỗi tháng là có thể nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm rồi đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vạch mặt thủ phạm gây nên tinh hoàn nhỏ ở nam giới

(39)
Tinh hoàn nhỏ khiến không ít cánh mày râu lo lắng bởi sợ sẽ ảnh hưởng đến phong độ giường chiếu hoặc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.Tinh hoàn có ... [xem thêm]

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ và những điều cần lưu ý

(72)
Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu kể từ khi chào đời sẽ giúp bé hình thành lớp phòng ngự hoàn hảo trước chủng vi sinh vật gây bệnh ... [xem thêm]

Bệnh sởi có lây không? Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

(87)
Bệnh sởi có lây không là câu hỏi được khá nhiều người đưa ra khi được nghe về căn bệnh này. Thực tế, sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, do ... [xem thêm]

Bạn có nên cho trẻ dùng chung kem đánh răng với người lớn?

(48)
Các bậc cha mẹ thường cho con sử dụng kem đánh răng chung với mình và nghĩ đó là chuyện bình thường giúp trẻ bảo vệ răng miệng. Vậy, nên hay không nên ... [xem thêm]

Mẹ cho con bú có nên uống cà phê?

(32)
Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có ... [xem thêm]

6 cách giảm quầng thâm mắt không nhọc sức

(38)
Một buổi sáng thức dậy, bạn hẳn sẽ rất buồn lòng khi soi gương và nhận thấy một người phụ nữ với đôi mắt thâm quầng đang nhìn bạn. Tuy nhiên, với ... [xem thêm]

Mách bạn các bài tập giúp giảm đau xương cụt

(28)
Xương cụt bị tổn thương khiến bạn không thể ngồi hoặc hoạt động như bình thường? Những bài tập nào có thể giúp giảm đau?Các cơn đau ở khu vực ... [xem thêm]

Điều trị loét: dùng thuốc hay liệu pháp tự nhiên?

(65)
Loét miệng (nhiệt miệng) là những tổn thương nhỏ, nông, phát triển trên các mô mềm ở miệng hoặc trên nướu răng của bạn. Bạn có thể có một hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN