Cách giặt ruột gối giúp bạn ngủ ngon hơn

(4.23) - 50 đánh giá

Những cách giặt ruột gối nhanh gọn sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên giường để có giấc ngủ chất lượng. Không chỉ ngủ ngon hơn, bạn còn bảo vệ được làn da khỏe đẹp khi ngủ trên chiếc gối sạch sẽ đấy!

Không chỉ vỏ gối mà ruột gối cũng bị có thể bẩn do mồ hôi, dầu, bụi, nấm mốc và vi khuẩn. Vậy nên, bạn cần tìm hiểu cách giặt ruột gối hiệu quả bên cạnh việc giặt vỏ gối thường xuyên. Khi nơi ngủ đã hoàn toàn sạch sẽ, bạn sẽ có để ngon giấc cả đêm và sức khỏe cũng đảm bảo hơn.

Cách giặt ruột gối bình thường

Hầu hết các loại ruột gối đều có thể giặt được bằng máy giặt nhưng bạn nên kiểm tra kỹ lại trước khi bắt đầu vệ sinh để tránh làm hư gối. Mỗi loại ruột gối đòi hỏi cách vệ sinh rất khác nhau.

Giặt ruột gối latex và ruột gối memory foam

Những loại ruột gối bằng cao su latex hay memory foam thường không thích hợp với máy giặt. Nếu đang dùng những loại ruột gối này, bạn có thể vệ sinh bằng các loại máy hút bụi dùng riêng để làm sạch sô pha và nệm. Máy hút bụi có thể giúp bạn loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn khỏi ruột gối khá tốt.

Giặt ruột gối polyester và ruột gối lông vũ

Ruột gối polyester và lông vũ là những thứ có thể bỏ vào máy giặt nên bạn có thể tiết kiệm được công sức vệ sinh nhà cửa khi dùng những ruột gối này. Khi giặt ruột gối polyester hay lông vũ bằng máy giặt, bạn hãy dùng chế độ giặt nhẹ với nước nóng.

Trước khi đổ bột giặt vào máy, bạn cần hòa tan trước để bột không đọng lại bên trong ruột gối. Bạn nên giặt 2 chiếc ruột gối/lần để máy giặt hoạt động hiệu quả hơn.

Sau khi giặt các loại ruột gối trên, bạn hãy phơi ruột gối ở chỗ nhiều nắng để ánh sáng mặt trời loại bỏ các loại nấm mốc, ve và vi khuẩn. Ánh sáng tự nhiên tốt cho sức khỏe và cũng giúp kiểm soát vi khuẩn trong ruột gối rất tốt nên bạn vẫn nên treo ruột gối dưới ánh mặt trời mỗi tháng một lần dù không giặt.

Khoảng thời gian thích hợp để giặt ruột gối định kỳ là 3 – 6 tháng. Tuy nhiên để ngừa nấm mốc và vi khuẩn tích tụ trên ruột gối, bạn có thể mang gối ra vườn rồi dùng tay đập nhẹ vào gối mỗi ngày.

Cách giặt ruột gối bị ố vàng

Nếu sau giặt giũ và phơi nắng mà ruột gối vẫn còn những vết ố cứng đầu, bạn có thể áp dụng cách tẩy vết ố sau đây:

– Làm ẩm nhẹ chỗ bị ố. Bạn chỉ cần làm ướt lớp vải bọc chứ không cần làm ướt cả phần bông hay mút nhồi bên trong ruột gối.

– Rắc baking soda lên nơi bạn vừa làm ướt rồi dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ.

– Thấm chút giấm trắng lên vết ố và đợi dung dịch sủi bọt xong.

– Dùng khăn thấm khô hoặc đợi ruột gối khô tự nhiên.

– Dùng máy hút bụi thường dùng để vệ sinh sô pha và nệm để hút bụi ruột gối.

– Cho ruột gối vào máy để giặt rồi phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Bạn có thể sẽ phải lặp lại những bước trên vài lần để loại bỏ được những vết ố quá cứng đầu.

Cách bảo quản ruột gối luôn sạch sẽ

Nếu biết cách bảo quản, ruột gối sẽ mới lâu hơn và cũng có tuổi thọ dài hơn. Bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc ruột gối sau đây để giữ gìn ruột gối bền lâu.

• Dùng vỏ gối bằng cotton: Các loại vỏ gối bằng polyester khá bí nên có thể làm bạn đổ mồ hôi khi ngủ, từ đó khiến ruột gối dễ dơ hay ố hơn. Vậy nên, bạn hãy chọn vỏ gối từ các loại vải tự nhiên như cotton hoặc vải lanh để giúp da dễ thở và ít đổ mồ hôi hơn. Da sạch và ít mồ hôi sẽ giúp ruột gối sạch lâu hơn, từ đó giúp bạn tiết kiệm công sức giặt giũ. Nếu thấy thấy mình đổ mồ hôi đêm nhiều, bạn có thể lồng hai lớp vỏ gối để bảo vệ ruột gối tốt hơn.

• Tắm rửa sạch sẽ trước khi lên giường: Sau một ngày ở ngoài đường đầy bụi bẩn và ra nhiều mồ hôi, bạn không nên nằm ngay lên giường. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian tẩy trang, rửa mặt đúng cách và tắm rửa sạch sẽ. Thói quen này không những giúp bạn bảo vệ làn da mà cũng giúp giường gối bớt vi khuẩn.

Bạn có thể cần mua ruột gối mới thay vì giặt vỏ gối cũ. Hãy gấp đôi gối lại rồi thả tay để quan sát xem gối có quay lại hình dáng ban đầu không. Nếu chiếc gối không trở lại hình dạng ban đầu thì đây là lúc bạn cần thay ruột gối. Bạn cũng nên thay gối nếu phát hiện thấy gối có mùi lạ hay có nấm mốc.

Khi biết cách giặt ruột gối, bạn không những bảo vệ được sức khỏe mà còn có giấc ngủ ngon hơn mỗi tối. Hãy nhớ thu xếp thời gian giặt ruột gối định kỳ để bạn luôn tràn đầy sức sống vào mỗi sáng mai thức dậy nhé!

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 lý do khiến bạn có nguy cơ “ế bền vững”

(42)
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình thường được khen là xinh đẹp, giỏi giang hay đáng yêu nhưng đến giờ vẫn chưa có lấy một mảnh tình vắt vai? Thật ra, ... [xem thêm]

Aspirin liều thấp có liên quan đến chảy máu trong hộp sọ

(36)
Tìm hiểu chungNgộ độc aspirin là gì?Aspirin còn có tên gọi khác là axit acetylsalicylic, là một loại thuốc giảm đau phổ biến. Ngộ độc aspirin xảy ra khi người ... [xem thêm]

Chồng ngoại tình bị vợ ghen cắt “của quý” mà bác sĩ vẫn nối lại được

(47)
Chuyện vợ ghen chồng ngoại tình cắt “của quý” lan truyền trên mạng xã hội như sự thật hài hước muốn cười ra nước mắt. Bạn có tò mò muốn biết các ... [xem thêm]

Loại trừ những tác nhân giấu mặt trong phòng ngủ gây bệnh hen suyễn

(69)
Thuốc trị hen suyễn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các cơn hen. Thế nhưng, bạn đã biết những loại thuốc nào thường được dùng trong điều ... [xem thêm]

Cách giúp bệnh nhân giải phẫu tuyến giáp nhanh hồi phục sức khỏe

(13)
Giải phẫu tuyến giáp là thủ thuật y tế được áp dụng cho những bệnh nhân đã điều trị bệnh tuyến giáp bằng thuốc nhưng không hiệu quả. Tuyến giáp là ... [xem thêm]

Nhận biết bệnh Kawasaki ở trẻ em

(72)
Tiêm vắc-xin để phòng ngừa các loại bệnh thường gặp ở trẻ đang ngày càng phổ biến. Điều này giúp xóa tan mối lo sợ của các bậc phụ huynh về những ... [xem thêm]

7 điều bạn cần biết về sức khỏe nam giới tuổi 40

(35)
Đàn ông thường tràn đầy sinh lực vào những năm 20 và 30 tuổi, nhưng khi bước sang 40 thì phong độ dường như lại không được như cũ. Liệu thời hoàng kim ... [xem thêm]

Giải oan tin đồn paraben trong mỹ phẩm gây ung thư

(45)
Trong những năm gần đây, paraben là một chủ đề nóng thu hút nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, có mấy ai biết được chính xác paraben là gì và những ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN