Các lưu ý khi trị mụn cho người châu Á

(4.02) - 22 đánh giá

Không phải cấu tạo da của mọi người đều giống hệt nhau. Loại da của bạn sẽ phụ thuộc vào chủng tộc, khu vực sinh sống và di truyền từ gia đình. Làn da châu Á cũng vậy. Tùy vào sự khác biệt của làn da mà bạn cần có những phương pháp chăm sóc da khác nhau.

Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu sự khác biệt của làn da châu Á và những lưu ý khi trị mụn thật hiệu quả nhé.

Điều gì khiến làn da châu Á của bạn khác biệt?

Vì bạn là người châu Á, bạn sẽ nhận thấy nhiều sự khác biệt. Đó là làn da của bạn sẽ dễ mắc chứng tăng sắc tố hay giảm sắc tố mô. Đặc điểm của chứng tăng sắc tố là những vết tàn nhang hay những vết nám khiến làn da bạn không đều màu. Tăng sắc tố sau viêm hoặc những nốt thâm đen do viêm hoặc do vết thương cũng rất thường xảy ra.

Chứng giảm sắc tố xảy ra khi có những vùng da sáng màu hơn trên nền da tối màu của bạn. Chứng này thường xuất hiện ở làn da châu Á.

Tình trạng bệnh về da gây giảm sắc tố thường gặp là bệnh bạch biến. Đây là một dạng bệnh tự miễn dịch tấn công các tế bào sắc tố da (các tế bào biểu bì tạo hắc tố). Những bệnh khác có liên quan với chứng giảm sắc tố là bệnh lang ben (nhiễm nấm da) và bệnh vảy phấn trắng alba (một bệnh thường gặp gây ra những đốm trắng lớn và nhỏ trên da).

Làn da châu Á tự nhiên thường có nhiều dầu, khiến lỗ chân lông to hơn và dễ bị nổi mụn hơn. Trong nhiều trường hợp, mụn trên da sẽ hình thành dạng cục nang đỏ và cứng, và có thể để lại sẹo vĩnh viễn nếu bạn không chữa trị kịp thời và đúng cách.

Bí quyết chăm sóc mụn nào phù hợp cho làn da châu Á của bạn?

Vì sở hữu một làn da Á châu, bạn cần biết rằng làn da mụn của bạn cần được chăm sóc rất khác biệt so với những kiểu da khác. Dưới đây là 5 mẹo hữu ích cho bạn kiểm soát mụn.

  • Rửa mặt ít nhất hai lần một ngày: bạn nên rửa mặt ít nhất một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối với loại sữa rửa mặt dịu nhẹ phù hợp cho da mụn.
  • Tẩy tế bào chết cho da một đến hai lần một tuần: khi da bạn nhiều dầu, lỗ chân lông sẽ nở to ra và dễ tích tụ dầu cũng như các tế bào chết. Việc tẩy tế bào chết thường xuyên còn giúp bạn giảm mụn đầu trắng và mụn đầu đen.
  • Thoa kem trị mụn: bạn có thể sử dụng những sản phẩm chứa benzoyl peroxide và thoa ít nhất một lần một ngày cho vùng da dễ bị mụn. Nếu da bạn nhạy cảm, hãy thử thoa ít lại và từ từ tăng dần đến 2 lần một ngày. Điều này sẽ giúp mụn ngừng phát triển trên da bạn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cùng kem chống nắng: bạn có thể cho rằng làn da dầu không cần thêm kem dưỡng ẩm. Không hẳn đâu nhé! Việc tìm ra loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu và các thành phần gây mụn lại đóng vai trò vô cùng quan trọng cho việc làm sạch những lỗ chân lông và ngăn da bị mất nước. Bạn cũng cần thêm kem chống nắng để bảo vệ da dưới tác động của ánh nắng mặt trời.
  • Tránh chạm vào những nốt mụn: khả năng bị sẹo mụn của làn da châu Á cao hơn từ 3% đến 5% so với chủng da trắng. Nếu bạn cố nặn hoặc gãi mụn, tình trạng viêm sưng sẽ nặng hơn và da sẽ lâu lành hơn.

Nói chung, trong điều trị mụn, việc phòng ngừa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn nên duy trì việc chăm sóc da đúng cách đều đặn mỗi ngày, cũng như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực hiện lối sống khỏe mạnh nhằm bảo vệ làn da bạn khỏi các tác nhân gây mụn.

  • Không phải ai cũng hiểu về làn da châu Á
  • 6 món này không gây ra mụn như bạn nghĩ

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không khó xây dựng bữa ăn gia đình cân bằng dinh dưỡng

(48)
Một chế độ ăn cân bằng và khỏe mạnh sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cho bé phát triển. Vậy bạn cần hạn chế những loại thực ... [xem thêm]

7 tác hại của nước tăng lực với trẻ vị thành niên, bố mẹ đã biết?

(86)
Ngoài nước ngọt thì các bạn trẻ ngày nay, nhất là trẻ trong độ tuổi vị thành niên khá ưa dùng nước tăng lực. Theo thống kê, có đến 1/3 thanh thiếu niên ... [xem thêm]

Có nên luyện tập sau khi giã rượu?

(27)
Bạn muốn luyện tập để có một vóc dáng đẹp và cơ thể khỏe mạnh nhưng lại thường xuyên phải trải qua những đêm quá chén và những buổi sáng còn ... [xem thêm]

Chế độ ăn uống dinh dưỡng dành cho giáo viên

(61)
Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20–11 đang sắp đến gần, Hello Bacsi sẽ mách nhỏ cho các thầy cô giáo biết những thực phẩm đặc biệt dinh dưỡng giúp hỗ ... [xem thêm]

Làm sao để biết bé bị dị ứng với thức ăn?

(21)
Dị ứng thức ăn xảy ra khi cơ thể phản ứng chống lại các protein vô hại trong thức ăn. Các triệu chứng thường xảy ra nhanh sau bữa ăn. Các triệu chứng này ... [xem thêm]

5 bí quyết khi cho bé sinh đôi bú

(77)
Chăm sóc trẻ sơ sinh thời kỳ cho con bú khiến nhiều chị em trở nên mệt mỏi và trầm cảm vì nhiều vấn đề xảy ra như mẹ bị viêm vú, tắc tia sữa, bé bú ... [xem thêm]

7 lời khuyên giúp kiểm soát cơn đau do ung thư

(64)
Đau do ung thư khiến bạn hoạt động khó khăn, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý. Sau đây là 7 lời khuyên giúp bạn kiểm soát cơn đau ... [xem thêm]

8 cột mốc quan trọng trong quá trình cho bé ăn

(36)
Khi bé đã sẵn sàng để bắt đầu ăn thức ăn rắn sẽ có rất nhiều sự kiện quan trọng xảy ra. Sau đây là một số cột mốc quan trọng ấy.Cột mốc thứ 1: ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN