Bố mẹ đã bao giờ nghe đến hiện tượng đuối nước khô chưa?

(4.29) - 31 đánh giá

Đuối nước khô là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và dễ dàng dẫn đến tử vong nếu không đươc bố mẹ chú ý can thiệp kịp thời.

Khi một đứa trẻ xuống nước, nếu bị hoảng loạn thì theo bản năng bé hít hoặc nuốt nước. Một khi trẻ đã được giải cứu khỏi nước, hầu hết chúng ta sẽ cho rằng nguy hiểm đã qua. Nhưng sau khi uống nước qua mũi hoặc miệng, các cơ trong khí quản của trẻ có thể co thắt lại để bảo vệ phổi.

Một số người đã gọi hiện tượng này bằng cái tên đuối nước khô, mặc dù đây không phải là một thuật ngữ y khoa hoặc chẩn đoán. Đuối nước khô chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù 95% trẻ em vẫn biểu hiện bình thường sau khi vô tình trượt xuống nước và bị hoảng loạn, nhưng bố mẹ vẫn phải cảnh giác và nhận thức được các triệu chứng đuối nước khô có thể xảy ra. Đuối nước khô là một tình trạng cần được cấp cứu y tế kịp thời.

Đuối nước khô là gì?

Đuối nước khô là tình trạng tử vong sau khi nuốt hoặc hít phải chất lỏng vượt quá 24 giờ nhưng không có dấu hiệu khó thở. Ngày nay, các nhà nghiên cứu và bác sĩ thỉnh thoảng sử dụng thuật ngữ đuối nước khô để mô tả các trường hợp chất lỏng kích thích thanh quản khiến cơ quan này bị co thắt và đóng lại. Khi thanh quản bị co thắt, việc thở sẽ trở nên khó khăn. Chất lỏng mà bé nuốt phải có thể xuất hiện ở những bộ phận không phù hợp chẳng hạn như khu vực của xoang, phổi.

Dấu hiệu của đuối nước khô

Bạn nên chú ý các dấu hiệu cảnh báo của đuối nước khô trong vòng một giờ sau khi bé rời khỏi mặt nước. Đuối nước khô khiến dây thanh âm đóng lại trên khí quản. Hiện tượng này được gọi là co thắt thanh quản. Co thắt thanh quản có thể diễn biến từ nhẹ (việc thở trở nên khó khăn) cho đến nghiêm trọng (ngăn không cho oxy vào hoặc ra khỏi phổi).

Các biểu hiện cần theo dõi bao gồm:

  • Ho
  • Đau ngực
  • Buồn ngủ
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Choáng váng
  • Tỏ ra bối rối hoặc mơ màng
  • Gặp khó khăn khi thở hoặc nói chuyện
  • Cáu kỉnh hoặc có hành vi bất thường
  • Có bọt xuất hiện ở khu vực mũi hoặc miệng.

Trẻ nhỏ đôi lúc không thể nói hoặc miêu tả cảm giác khó thở. Đó là lý do tại sao bạn cần theo dõi bé một cách cẩn thận sau khi bé vô tình rơi xuống nước để đảm bảo việc hô hấp của con yêu vẫn diễn ra như bình thường.

Điều trị đuối nước khô

Nếu bạn thấy các triệu chứng của đuối nước khô, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. Trong khi đó, hãy cố gắng giúp bé bình tĩnh để các cơ khí quản thư giãn nhanh hơn.

Khi bé đã đến phòng cấp cứu, bác sĩ thực hiện các xét nghiệm y tế để xác định khả năng thở cũng như các dấu hiệu quan trọng khác chẳng hạn như nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và nồng độ oxy. Nếu các dấu hiệu sinh tồn đều bình thường, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi trẻ trong khoảng 4 – 6 giờ, sau đó chuyển bé ra ngoài phòng cấp cứu.

Cách ngăn ngừa đuối nước khô cho trẻ nhỏ

Đuối nước khô là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ. Nhưng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bé gặp phải hiện tượng này bằng cách cố gắng hết sức để ngăn ngừa tai nạn xảy ra.

Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở xuống, bất kỳ trường hợp đuối nước nào cũng đều có nguy cơ nghiêm trọng. Ngay cả khi bé chỉ dưới nước trong một hoặc hai phút hoặc lỡ uống vài ngụm nước, bạn cũng nên đưa con đến phòng khám kiểm tra nhằm đề phòng trường hợp xấu.

Ngoài ra, hãy chú ý đến một số mẹo giữ an toàn sau:

  • Đăng ký cho bé tham gia lớp học bơi
  • Giám sát trẻ em dưới 4 tuổi khi tiếp xúc với nước trong bất kỳ tình huống nào, bao gồm cả bồn tắm
  • Trẻ em dưới 4 tuổi không bao giờ được tự tý bơi nếu thiếu dụng cụ bảo hộ
  • Khi cho trẻ thực hiện các hoạt động trên mặt nước chẳng hạn như chèo thuyền, đi tàu, bố mẹ phải luôn mặc áo phao cho bé
  • Cân nhắc tham gia 1 lớp học CPR (hồi sức tim phổi) nếu bạn thường xuyên phải trông chừng trẻ em tại hồ bơi hoặc bãi biển.
  • Việc điều trị kịp thời khi các triệu chứng đuối nước khô xảy ra, trẻ nhỏ có khả năng phục hồi cao mà không gặp phải tác dụng phụ kéo dài. Do vậy, bạn nên cẩn thận theo dõi các triệu chứng sau khi bé gặp tại nạn dưới nước, nếu phát hiện điểm bất thường, phải đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Hệ thống miễn dịch: Cơ chế phòng bệnh tự nhiên của cơ thể

    (49)
    Việc hiểu rõ cơ chế của hệ thống miễn dịch sẽ giúp bạn thấy được cơ thể chúng ta là một bộ máy hoạt động đồng bộ hiệu quả để chống lại các ... [xem thêm]

    Mẹ cho con bú bị đau lưng: Truy tìm nguyên nhân và giải pháp khắc phục

    (60)
    Hiện tượng các bà mẹ cho con bú bị đau lưng nằm trong những tình trạng phổ biến sau sinh. Thực tế là có khá nhiều cách đánh bay cảm giác khó chịu này để ... [xem thêm]

    Nên ăn gì để thanh lọc gan?

    (83)
    Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể để lọc và bài tiết các chất độc hại. Vậy làm sao để thanh lọc gan và có một lá gan khỏe mạnh?Trước tiên, bạn ... [xem thêm]

    Nên làm gì khi mắc bệnh chàm? Biện pháp nhỏ, kết quả to

    (35)
    Không hiếm những trường hợp các bệnh nhân không biết làm gì khi mắc bệnh chàm, từ đó khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.Bệnh chàm phần lớn là ... [xem thêm]

    5 bí quyết cho bữa sáng giảm cân hoàn hảo

    (91)
    Bữa sáng khỏe mạnh và dinh dưỡng là một trong những cách tốt nhất để ăn uống trở nên khoa học, cung cấp nhiều năng lượng để bạn vận động hơn và ... [xem thêm]

    Viêm vùng chậu

    (48)
    Tìm hiểu chungViêm vùng chậu là gì?Viêm vùng chậu (PID) hay còn gọi là viêm đường sinh dục trên. Đây là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ bao ... [xem thêm]

    Đột quỵ do ảnh hưởng của ô nhiễm

    (77)
    Ô nhiễm không khí là khi bầu khí quyển có sự xuất hiện của nhiều chất độc hại từ khói thải xe máy, hóa chất ở nhà máy, khói bụi, nấm mốc… và có ... [xem thêm]

    Đái tháo đường típ 2 nguy hiểm đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    (94)
    Nhiều người khi được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 2 liền đặt ra câu hỏi liệu đái tháo đường típ 2 có nguy hiểm không? Thật sự, đây là một ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN