Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em: những điều bố mẹ cần biết

(3.66) - 80 đánh giá

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em có tỷ lệ mắc phải không cao, tuy nhiên lại gây những hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ em có thể gặp một số vấn đề về tim như bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim,… Bệnh tim có thể khiến trẻ bị tử vong sau sinh trong thời gian rất ngắn hoặc làm giảm chất lượng sống của trẻ.

Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh

Các yếu tố di truyền và tác động khác nhau của môi trường là nguyên nhân làm thay đổi sự phát triển bình thường của thai nhi trong giai đoạn từ 8-9 tuần tuổi. Một số nguyên nhân gây ra bệnh tim có thể xác định được. Các nguyên nhân bao gồm thuốc chống co giật như phenytoin, isotretinoin, muối lithium hay các thuốc điều trị trầm cảm… tác động đến bà mẹ và thai nhi trong tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ gây ra những bất thường về cấu trúc.

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh tim bẩm sinh là do người mẹ mắc bệnh tiểu đường kiểm soát kém, lạm dụng rượu bia, ma túy hoặc tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp khi đang mang thai. Một số thay đổi về nhiễm sắc thể như thêm vào hay mất đi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim bẩm sinh. Còn đối với những trường hợp khác các chuyên gia vẫn chưa tìm được lời giải thích thỏa đáng.

Triệu chứng tim bẩm sinh thường gặp

Những dị tật tim bẩm sinh nghiêm trọng thường dễ nhận biết ngay khi trẻ vừa được sinh ra hoặc trong vài tháng đầu đời. Những triệu chứng gồm:

  • Da xám, nhợt nhạt hoặc xanh (chứng tím tái);
  • Thở gấp;
  • Khò khè khi thở;
  • Sưng chân, quanh vùng mắt hoặc chướng bụng;
  • Hơi thở ngắn khi bú dẫn đến khó tăng cân.

Những dị tật ít nguy hiểm hơn thường khó nhận biết cho tới khi trẻ thực sự lớn vì các dấu hiệu thường không rõ ràng, bao gồm:

  • Dễ bị hết hơi khi tập thể dụng hay vận động;
  • Dễ mệt mỏi;
  • Sưng tay chân, mắt cá.

Điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ có khó không?

Có thể nói bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ sơ sinh và sự phát triển sau này. Nhờ công nghệ và kĩ thuật y tế tiên tiến, hiện đại mà ngày nay bạn có thể chẩn đoán và theo dõi bệnh cũng như tìm hiểu cấu tạo của tim dễ dàng hơn.

Bệnh có thể được điều trị bằng phẫu thuật, luồn catheter (đặt thông ống tĩnh mạch trung tâm) và thuốc. Phương pháp phổ biến ngày nay là phẫu thuật kết hợp với đặt catheter. Nhờ những bước đột phá trong công nghệ phẫu thuật tim cho trẻ em và phương pháp đặt catheter, việc điều trị bệnh tim bẩm sinh có tỷ lệ thành công cao hơn.

Việc điều trị bệnh tim bẩm sinh được tiến hành cho trẻ sơ sinh hoặc thậm chí mới sinh vì những lợi ích lâu dài mà nó mang lại. Với cách này, các bác sĩ có thể thực hiện nếu phát hiện trẻ bị bệnh tim ngay trong giai đoạn nhũ nhi hoặc sơ sinh mà vẫn đạt tỷ lệ thành công cao.

Không có con đường nào là an toàn và thành công 100%. Tuy nhiên, bằng các phương pháp điều trị này, trẻ vẫn có thể sống vui khỏe, hạnh phúc trong tương lai.

Ngăn ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ở trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh

Trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ mắc phải chứng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Bệnh này khá nguy hiểm và cần phải điều trị lâu dài với thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.

Trẻ em khi bị bệnh tim bẩm sinh cần được tiêm kháng sinh dự phòng trước khi thực hiện một số thủ thuật nguy cơ cao, đặc biệt là khi làm răng hoặc làm phẫu thuật ở khu vực đường tiêu hóa. Thuốc kháng sinh cũng có thể được tiêm ngay sau khi phẫu thuật tim cho trẻ em có van tim nhân tạo hoặc đã từng bị viêm nội tâm mạc trước đó.

Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, trong điều kiện sức khoẻ bình thường không cần dùng kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên, trẻ nên được chăm sóc răng cẩn thận bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách vì vi khuẩn gây viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn đa số là vi khuẩn thường trú ở đường hầu họng. Bạn nên đưa trẻ đi khám răng thường xuyên và đánh răng 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ đường miệng vào máu.

Chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh như thế nào?

Việc nuôi con mắc bệnh tim bẩm sinh đòi hỏi bố mẹ phải học những điều căn bản như cách cho ăn, uống thuốc và quan sát các dấu hiệu bất thường. Ngoài ra bạn cần biết các động viên con tự chăm sóc cho bản thân mình.

Do hiện tại phần lớn những ca bệnh đều được chữa trị khi trẻ mới sinh, nên bố mẹ cũng cần giải thích cho con về bệnh tình một khi bé đã lớn. Khi trẻ đã tự tư duy, bạn có thể cho con biết tại sao lại có vết sẹo trên người, tại sao cần phải uống thuốc hay tái khám định kỳ. Người lớn hãy giải thích theo cách đơn giản để bé có thể hiểu được. Nếu trẻ nhận ra được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ bản thân, bé sẽ trở nên tự tin và lạc quan hơn.

Trẻ bị bệnh tim cần hạn chế tham gia những hoạt động thể chất những vẫn có thể chơi đùa cùng bạn bè. Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem không nên cho trẻ tham gia những hoạt động cụ thể nào, ví dụ như các môn thể thao có tính cạnh tranh cao.

Các bậc phụ huynh có con mắc bệnh tim bẩm sinh đôi khi có thể lo sợ thái quá, quá bảo vệ hay che chở cho con. Tuy nhiên điều này có thể khiến trẻ bị cô lập và tự ti, lâu dài dẫn đến những ảnh hưởng tâm lý nặng hơn cả bệnh tim. Vì vậy, bố mẹ hãy tìm cách giúp con yêu tận hưởng một cuộc sống bình thường hết mức có thể nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho trẻ mới tập đi

(89)
Dinh dưỡng cho bé luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Sau đây là bốn nhóm thực phẩm bạn nên xem xét để cho vào bữa ăn hằng ngày của bé.1. ... [xem thêm]

Đau bụng dưới bên trái ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(27)
Đau bụng dưới bên trái có thể chỉ là chuyện nhỏ, nhưng đôi lúc cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Vậy bố mẹ làm thế nào để có cách xử trí hợp ... [xem thêm]

Làm gì khi con thiếu máu do thiếu sắt?

(72)
Sắt là một là chất vô cùng quan trọng giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến khắp cơ thể và ... [xem thêm]

7 cách hiệu quả khuyến khích hành vi tích cực ở trẻ

(54)
Nuôi dạy con thành người là một hành trình không dễ dàng. Trong đó, không thể thiếu việc khuyến khích hành vi tích cực ở trẻ để giúp con thêm tự tin.Để ... [xem thêm]

Bệnh không dung nạp lactose ở trẻ em

(14)
Trẻ em mắc bệnh không thể dung nạp lactose có vấn đề với việc tiêu hóa lactose – một loại đường có trong sữa và các thực phẩm từ sữa. Những trẻ ... [xem thêm]

Bé con của mẹ chào đời như thế nào?

(72)
Sau chín tháng mười ngày mang thai, bạn không khỏi mong chờ giây phút chào đón thiên thần đến với thế giới mới cùng gia đình. Vậy bạn có biết hành trình ... [xem thêm]

Công dụng của mủ trôm và cách pha mủ trôm giải nhiệt cho cả nhà

(93)
Mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cảm giác no nên rất hữu ích trong việc giảm cân… là những công dụng của mủ trôm mà bạn không nên bỏ qua. Mủ ... [xem thêm]

“Cậu bé” của bạn sẽ trở nên sung sức hơn vào mùa hè

(60)
Quần lót là vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quần lót không đúng cách, vùng kín có thể sẽ nhiễm một số bệnh về da ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN