Cách hỗ trợ điều trị bệnh sởi tại nhà bạn nên biết

(3.79) - 47 đánh giá

Sởi là bệnh do virus gây ra, dễ lây nhiễm, không có cách điều trị cụ thể nhưng có thể tự khỏi nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Khi có người thân nhiễm sởi, bạn cần tìm hiểu cách điều trị bệnh sởi tại nhà nhằm giúp người bệnh nhanh khỏi hơn cũng như giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng.

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus rubeola. Đây là bệnh có tỷ lệ lây nhiễm rất cao, nhưng có thể phòng ngừa được nếu tiêm vaccine đầy đủ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp như bé sơ sinh dưới 9 tháng tuổi, phụ nữ mang thai và người mắc các bệnh làm suy yếu hệ thống miễn dịch thì không thể tiêm phòng sởi.

Bệnh không có cách điều trị đặc hiệu, đa phần sẽ tự khỏi, nhưng vẫn có khả năng gây ra biến chứng và dẫn đến tử vong, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy, mọi người không nên chủ quan xem nhẹ căn bệnh này.

Các triệu chứng của bệnh sởi

Các triệu chứng ban đầu của bệnh sởi là:

  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Hắt hơi nhiều
  • Chảy nước mắt
  • Sưng mí mắt
  • Đau mắt, mắt bị đỏ và nhạy cảm với ánh sáng
  • Sốt cao, có thể lên đến 40oC
  • Nổi đốm trắng nhỏ trong miệng
  • Đau nhức
  • Ho khan
  • Mệt mỏi, khó chịu và thiếu năng lượng

Cách hỗ trợ chữa bệnh sởi nhanh nhất tại nhà

Bệnh sởi không có phương pháp điều trị cụ thể. Nếu không có biến chứng xảy ra, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nghỉ ngơi tại nhà và uống nhiều nước để tránh mất nước.

Các triệu chứng của bệnh sởi thường sẽ biến mất sau 7-10 ngày kể từ khi xuất hiện.

Nếu triệu chứng của bệnh sởi gây khó chịu cho bạn, đây là điều bạn nên làm:

Kiểm soát sốt và giảm đau

Paracetamol hoặc ibuprofen sẽ được sử dụng để giảm nhiệt độ của cơ thể và giảm đau. Paracetamol dạng lỏng thường được dùng cho trẻ nhỏ. Không nên dùng aspirin cho trẻ dưới 18 tuổi. Tốt nhất, bạn phải nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm ra loại thuốc giảm sốt và đau phù hợp cho bản thân.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ giúp giảm nguy cơ bị mất nước do sốt gây ra. Nước cũng làm giảm sự khó chịu ở cổ họng do ho khan.

Giúp người bệnh giảm đau mắt do sởi

Bạn có thể nhẹ nhàng làm sạch lớp gỉ ở trên mí mắt và lông mi bằng bông gòn ngâm trong nước. Sau đó, hãy dùng khăn nhúng qua nước ấm rồi đắp lên mắt để làm giảm sưng. Tránh để bệnh nhân tiếp xúc với ánh sáng mạnh do mắt trong thời gian này rất nhạy cảm với ánh sáng.

Điều trị các triệu chứng giống cúm

Người bệnh sởi sẽ có các triệu chứng giống cúm, chẳng hạn như sổ mũi hoặc ho. Bạn nên:

  • Làm ẩm không khí: Dùng khăn ướt để ở trước quạt hay dùng máy phun sương, tạo độ ẩm trong phòng nơi bệnh nhân nằm nghỉ
  • Uống nước ấm: Có thể pha thêm chanh hay mật ong để cổ họng dễ chịu hơn và giảm ho. Chú ý, không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi
  • Làm sạch mũi và họng: Dùng nưới muối sinh lý (Nacl 0.9%) để rửa mũi và súc miệng sẽ giúp làm sạch họng và thông thoáng mũi

Để ý đến các dấu hiệu của biến chứng

Khi bị sởi, bạn nên theo dõi mọi dấu hiệu của các biến chứng nghiêm trọng. Những dấu hiệu đó bao gồm:

  • Khó thở
  • Ngực đau như cắt kèm theo cảm giác khó thở
  • Ho ra máu
  • Cảm giác buồn ngủ
  • Hay nhầm lẫn
  • Ngất xỉu, co giật

Khi người bệnh sởi gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, cần đưa họ đến phòng cấp cứu gần nhất để kịp thời điều trị.

Người bệnh sởi kiêng gì trong thời gian điều trị?

Có rất nhiều quan niệm kiêng cữ sai lầm khi mắc bệnh sởi. Những cách làm không đúng này dễ khiến bệnh nặng thêm và dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.

Đây là những quan niệm đúng về kiêng kị cho bệnh nhân sởi:

Không nên tiếp xúc với ánh sáng quá mạnh hoặc quá lâu: Mắt của người bị sởi rất nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng quá gay gắt có thể làm tổn thương mắt họ. Vì thế, nên để người bệnh nằm nghỉ trong phòng thoáng mát với ánh sáng vừa phải.

Kiêng một số loại thực phẩm: Người bị sởi nên tránh ăn các loại thực phẩm giàu protein gây dị ứng như hải sản, các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt và các gia vị cay như ớt, tiêu…

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đừng để bản thân mắc viêm gan B vì thiếu hiểu biết

(56)
Nếu không sớm được phát hiện và điều trị, viêm gan B có thể kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm, gây suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ... [xem thêm]

Cách lấy dằm ra khỏi tay và những điều cần lưu ý

(61)
Nếu không cẩn thận, vết dằm đâm tay sẽ bị tụt sâu vào da hơn và khiến bạn khó lấy ra, dẫn đến dễ nhiễm trùng nếu để lâu. Bạn hãy tham khảo các ... [xem thêm]

Đột quỵ ở tuổi teen là gì?

(90)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Vừa ăn vừa xem tivi gây hại như thế nào đến sức khỏe của trẻ?

(66)
Theo các chuyên gia, nếu không muốn trẻ vừa bị béo phì vừa bị các bệnh về tiêu hóa thì bạn phải sửa ngay thói quen vừa ăn vừa xem tivi của trẻ.Rất nhiều ... [xem thêm]

Mách nhỏ 15 cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà

(54)
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà khá dễ thực hiện cũng như thân thiện với sức khỏe của bé yêu chẳng hạn như dùng dầu dừa. Bệnh tay, chân ... [xem thêm]

Đau xương đòn: nguyên nhân từ đâu?

(62)
Đau xương đòn có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cần lưu ý nếu cảm thấy đau ở vùng xương này.Xương đòn là bộ phận liên ... [xem thêm]

6 điều xảy ra khi đàn ông lâu ngày không quan hệ

(16)
Đàn ông lâu ngày không quan hệ có thể là lối sống lành mạnh khi còn độc thân, nhưng lại là dấu hiệu rạn nứt khi hai vợ chồng chiến tranh lạnh. Vậy đàn ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp bạn sống chung với bệnh mãn tính

(42)
Bệnh mãn tính không hề dễ chữa mà còn gây ra biết bao đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể khiến bệnh dễ chịu hơn với một số bí quyết giảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN