Bệnh ho gà ở trẻ: Bạn đừng coi thường!

(4.49) - 16 đánh giá

Ho gà là căn bệnh rất dễ lây lan đặc biệt là ở trẻ nhỏ, tuy nhiên việc tiêm phòng vắc xin là một cách phổ biến và hiệu quả nhất có thể giúp con bạn phòng ngừa tình trạng này.

Bệnh ho gà ở trẻ là gì?

Bệnh ho gà (Pertussis) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ho gà (Bordetella pertussis) gây ra khi xâm nhập vào bên trong đường hô hấp. Ho gà thường kéo dài hàng tuần đến vài tháng. Bệnh thường bắt đầu như các bệnh cảm lạnh thông thường, có kèm theo sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc sốt nhẹ. Sau 1-2 tuần, triệu chứng ho sẽ bắt đầu nặng hơn. Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, bệnh có thể gây ra khó thở ở trẻ và có thể gây tử vong.

Các triệu chứng của bệnh ho gà ở trẻ là gì?

Bệnh ho gà ở trẻ em thường có những triệu chứng không cụ thể nên sẽ rất khó để các bác sĩ chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, khi tiếng ho của trẻ nghe hổn hển như thể đang cố hít không khí vào bên trong (do toàn bộ khí trong phổi bị hắt ra sau những cơn ho liên tục trước đó) thì con bạn có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà. Nếu như trẻ không gặp phải triệu chứng này thì sẽ rất khó để phát hiện ra bệnh bởi vì những dấu hiệu còn lại thường rất chung chung.

Ở giai đoạn đầu, bệnh ho gà ở trẻ cũng có những dấu hiệu tương tự như cơn cảm lạnh thông thường như ho nhẹ, hắt hơi, chảy nước mũi, sốt nhẹ (dưới 39℃) hay tiêu chảy.

Ngoài ra, sau khoảng 7 đến 10 ngày thì cơn ho càng nghiêm trọng hơn tạo cảm giác như thể trẻ đang cố gắng hít không khí vào bên trong phổi. Cơn ho gà là ho khan và không tạo ra đờm, có thể kéo dài đến 1 phút, đôi khi cơn ho có thể khiến cho mặt của bé trở nên đỏ tía. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ có thể không gặp phải các hiện tượng nêu trên.

Bệnh ho gà ở trẻ em lây lan như thế nào?

Vi khuẩn gây bệnh có thể lây qua các tiếp xúc với dịch tiết của đường mũi, họng…¹ Khi trẻ mắc bệnh hắt hơi, cười hoặc ho thì những giọt nước bọt li ti chứa các vi khuẩn gây bệnh có thể bắn ra ngoài không khí và lây lan cho những người hít phải.

Một khi các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào bên trong đường hô hấp, chúng sẽ bám vào những sợi lông bé li ti trên niêm mạc đường hô hấp. Chúng gây viêm đường thở và dẫn đến cơn ho khan kéo dài và kèm theo những triệu chứng khác tương tự cơn cảm lạnh thông thường.

Dù trẻ đang ở độ tuổi nào đi nữa, bạn vẫn có thể mắc bệnh ho gà và nó thường sẽ kéo dài trong vòng 3 đến 6 tuần. Đôi khi, con bạn vẫn có thể nhiễm bệnh dù đã tiêm phòng nhưng những trường hợp này khá hiếm.

Những đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh ho gà?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh ho gà nhất cũng như là có nguy cơ tổn thương bởi các biến chứng của căn bệnh này. Thực tế, phần lớn các trường hợp tử vong do bệnh ho gà ở các quốc gia hàng năm thường gặp ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi vì chúng chưa đủ tuổi để tiêm vắc xin.

Nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi được chẩn đoán mắc ho gà thì người thân phải luôn luôn trông chừng bởi vì cơn ho có thể gây ngừng thở bất cứ lúc nào. Trong trường hợp bệnh chuyển nặng ở trẻ nhỏ, người lớn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải đảm bảo rằng những người trưởng thành xung quanh trẻ đã tiêm phòng vắc xin để không lây bệnh cho chúng.

Điều cần lưu ý là cơn ho gà thường không có dấu hiệu rõ ràng ở trẻ sơ sinh nhưng có thể có biểu hiện thở hổn hển hoặc khó thở và nôn ói trong một vài trường hợp.

Điều trị bệnh ho gà ở trẻ như thế nào?

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần chữa ho gà cho trẻ càng sớm càng tốt.

Đối với trẻ dưới 6 tuổi, bạn cần đưa trẻ vào bệnh viện để theo dõi và điều trị nội trú tại bệnh viện.

Đối với trẻ lớn hơn và chưa có biến chứng, bạn có thể cho trẻ điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu trong vòng 10-14 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đôi không tự ý cho trẻ sử dụng các thuốc an thần, thuốc giảm ho, long đàm,… bởi chúng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh ho gà?

Nhiều người thường cho rằng ho gà là một căn bệnh trong quá khứ và có thể được ngăn chặn hoàn toàn bởi vaccine, tuy nhiên nó chưa bao giờ biến mất. Do vậy, điều quan trọng mà bạn cần nhớ là cần duy trì tiêm phòng đầy đủ cho trẻ nhỏ cũng như trẻ vị thành niên. Cách tốt nhất để bảo vệ gia đình bạn khỏi căn bệnh này là tiêm phòng đầy đủ.

Trẻ nhỏ thường được tiêm phòng bệnh ho gà từ tháng thứ 2 trở đi và cùng với vaccine phòng bệnh bạch hầu và bệnh uốn ván. Các mũi tiếp theo được tiêm vào tháng thứ 4 và tháng thứ 6, có thể tiêm nhắc lại vào khoảng 15 tới 18 tháng tuổi và một mũi khác trước tuổi đến trường (từ 4-6 tuổi).

Tóm lại, bạn không nên xem thường những cơn ho dai dẳng vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ho gà hoặc một số căn bệnh nghiêm trọng thuộc đường hô hấp. Nói cách khác, bạn cần phải đem trẻ đến các cơ sở y tế nếu nghi ngờ về tình trạng sức khỏe để được giúp đỡ và tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Nếu con bị ho mà không phải là ho gà, thì bạn nên tham khảo bài viết “Trẻ sơ sinh bị ho và giải mã tiếng ho của bé” để có được những thông tin cần thiết nhé!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Trẻ bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả, chính xác
  • Trẻ bị ho khan, bạn có thể giúp con làm dịu cơn ho ngay tại nhà
  • 20 cách giúp bạn phòng tránh cảm lạnh và cảm cúm
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Da xuất hiện nhiều vết nhiễm trùng nhỏ, có thể bạn mắc bệnh giang mai

(75)
Giang mai là gì? Có những triệu chứng gì? Phòng tránh ra sao? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu về căn bệnh này để phòng tránh hoặc chữa trị nhé.Giang mai là một bệnh ... [xem thêm]

Điều trị các biến chứng của suy thận mạn như thế nào?

(75)
Tìm hiểu chungBệnh suy thận mạn là gì?Suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc ... [xem thêm]

Những lưu ý khi bổ sung vitamin D3 cho con

(31)
Vitamin D3 là gì? Tại sao lại cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ? Liều lượng vitamin D3 như thế nào mới phù hợp?Vitamin D đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc ... [xem thêm]

9 dấu hiệu cảnh báo bạn gặp vấn đề nghiêm trọng hơn bị cảm lạnh

(10)
Mỗi khi cảm thấy không được khỏe trong người, bạn thường tự chuẩn đoán đó là do bị cảm lạnh. Thế nhưng đây có thể không phải đơn giản là chứng ... [xem thêm]

Chữa viêm xoang bằng tỏi – hiệu quả bất ngờ

(89)
Tỏi là gia vị quen thuộc trong bếp nhà. Chữa viêm xoang bằng tỏi là phương pháp được nhiều người tin là đem lại hiệu quả đáng kể. Thực hư ra sao?Công ... [xem thêm]

Điểm danh 10 bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn thường gặp

(79)
Da người là “đất sống” của nhiều loài vi khuẩn, thậm chí cả nấm và kí sinh trùng. Bình thường các loại vi khuẩn này không gây bệnh nhưng khi gặp điều ... [xem thêm]

Cuộc sống của trẻ bị bệnh tiểu đường sẽ như thế nào?

(17)
Bạn lo lắng, hoang mang khi nhận kết quả con bị bệnh đái tháo đường týp 1. Việc trẻ mắc bệnh tiểu đường có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có yếu tố ... [xem thêm]

Các bài tập luyện đốt calo và tăng cơ hiệu quả

(85)
Có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng tập thể dục thời gian dài sẽ đốt mỡ tốt hơn. Tuy nhiên, để giảm mỡ, bạn cần quan tâm là tổng số calo tiêu hao chứ không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN