Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối: Làm sao vượt qua nhẹ nhàng?

(4.18) - 79 đánh giá

Người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thường không còn khả năng tự thực hiện những sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, đi lại, tắm rửa… Thế nhưng, bạn có thể giúp cuộc sống của người thân mình dễ chịu hơn nếu biết cách chăm sóc.

Việc chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thường rất khó khăn vì người bệnh có thể đã mất hầu hết khả năng tự thực hiện các sinh hoạt hằng ngày. Vậy bạn phải làm sao để mình không mệt mỏi mà người bệnh cũng sống với bệnh nhẹ nhàng hơn?

Để chăm sóc người bệnh Alzheimer tốt hơn, bạn nên hiểu rõ các giai đoạn của bệnh. Giai đoạn cuối cũng chính là giai đoạn người bệnh cần có sự quan tâm và săn sóc của bạn nhiều nhất.

Các giai đoạn của bệnh Alzheimer

Theo hệ thống phân chia của bác sĩ Barry Resiberg tại New York (Hoa kỳ), bệnh Alzheimer có 7 giai đoạn tiến triển. Càng về những giai đoạn sau, người bệnh càng cần nhiều sự chăm sóc.

Giai đoạn 1: Không có dấu hiệu

Trong giai đoạn này, người bệnh thường không thể tự phát hiện bệnh Alzheimer vì vẫn chưa gặp các vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng sa sút trí tuệ khác.

Giai đoạn 2: Suy giảm trí nhớ rất nhẹ

Người bệnh có thể mắc một vấn đề về trí nhớ nhẹ như quên mất mình để đồ ở đâu trong nhà. Tuy nhiên, các vấn đề về trí nhớ này vẫn chưa đủ nặng để có thể giúp bạn phân biệt chứng đãng trí và bệnh Alzheimer. Hơn nữa, người bệnh ở giai đoạn này vẫn sẽ làm tốt các bài kiểm tra trí nhớ nên bác sĩ và người thân sẽ rất khó phát hiện bệnh.

Giai đoạn 3: Suy giảm trí nhớ nhẹ

Ở giai đoạn này, người thân và bạn bè của bệnh nhân có thể bắt đầu nhận thấy các vấn đề về khả năng nhận thức ở họ. Kết quả của người bệnh khi làm các bài kiểm tra trí nhớ cũng sẽ giảm và bác sĩ đã có thể phát hiện những dấu hiệu về suy giảm khả năng nhận thức.

Bệnh nhân Alzheimer ở giai đoạn 3 sẽ gặp khó khăn khi phải tìm từ ngữ hợp lý khi nói chuyện, tổ chức và lập kế hoạch cho mình hay khi phải nhớ tên người mới quen. Ngoài ra, họ cũng có thể thường xuyên mất tài sản cá nhân, kể cả những vật có giá trị.

Giai đoạn 4: Suy giảm trí nhớ vừa

Trong giai đoạn 4 của bệnh Alzheimer, các triệu chứng bệnh Alzheimer đã xuất hiện rất rõ ràng. Bệnh nhân có thể gặp khó khăn khi làm những phép tính đơn giản, có trí nhớ ngắn hạn kém, không thể quản lý tiền bạc hay quên những sự kiện lớn trong cuộc sống của mình.

Giai đoạn 5: Suy giảm trí nhớ hơi nặng

Trong giai đoạn năm của bệnh Alzheimer, bệnh nhân sẽ bắt đầu cần người xung quanh giúp đỡ khi thực hiện các sinh hoạt hàng ngày. Họ có thể không chọn quần áo phù hợp hay không nhớ các chi tiết đơn giản như số điện thoại của chính mình.

Tuy nhiên, bệnh nhân Alzheimer giai đoạn năm vẫn có thể duy trì được những khả năng cơ bản như tắm rửa hay đi vệ sinh. Họ cũng vẫn nhớ được người thân và một số chi tiết xưa cũ về mình.

Giai đoạn 6: Suy giảm trí nhớ nghiêm trọng

Những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn 6 cần được hỗ trợ và chăm sóc thường xuyên vì họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Một số vấn đề người bệnh có thể gặp là:

– Có thể đi lạc

– Thay đổi tính cách nhiều

– Có thể mất kiểm soát trong vấn đề đi vệ sinh

– Không có khả năng nhớ hầu hết các chi tiết về quá khứ của mình

– Hay bị lẫn lộn hoặc không nhận thức được môi trường xung quanh

– Không còn khả năng nhận diện mọi người xung quanh trừ những người thân quen nhất

Giai đoạn 7: Giảm trí nhớ rất nghiêm trọng

Giai đoạn 7 là giai đoạn cuối cùng của Alzheimer nên người bệnh không còn nhiều thời gian. Ở giai đoạn này, người bệnh mất khả năng giao tiếp và thực hiện các sinh hoạt thường ngày. Hơn nữa, họ cũng dễ đẩy bản thân vào những tình huống nguy hiểm.

Dấu hiệu bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Một số triệu chứng phổ biến cho thấy bệnh Alzheimer đã tiến triển nặng và bạn cần chăm sóc người bệnh nhiều hơn là:

  • Lặp đi lặp lại một câu hỏi
  • Ngày càng cần nhiều sự hỗ trợ
  • Không còn khả năng tự ăn uống
  • Có những hành vi không phù hợp
  • Khó ngủ và thời gian ngủ nghỉ đảo lộn
  • Có thói quen tích trữ hay lục lọi đồ đạc
  • Không thể tự đi lại mà phải dùng xe lăn
  • Khó nuốt và không có khả năng tự ngồi
  • Mất nhận thức về môi trường xung quanh
  • Khó giao tiếp và thường tránh né tương tác xã hội
  • Kích động hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày
  • Dễ bị cảm lạnh hay mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi
  • Gặp khó khăn trong việc tự đi vệ sinh và có thể đi vệ sinh không tự chủ
  • Có những thay đổi tính cách như nóng nảy, hay lo lắng, không hợp tác…

Chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Khi Alzheimer tiến triển tới những giai đoạn cuối, người bệnh sẽ cần bạn hỗ trợ nhiều hơn trong những hoạt động nhỏ như đi lại hay ăn uống.

Di chuyển người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể mất khả năng di chuyển và cần bạn giúp đỡ trong vấn đề đi lại. Khi này, bạn cần hỏi bác sĩ để biết cách di chuyển người bệnh một cách an toàn và không tự gây thương tích cho mình.

Cách di chuyển người bệnh

– Di chuyển người bệnh qua một vị trí khác ít nhất 2 giờ một lần

– Bạn hãy đứng về phía cơ thể yếu hơn của bệnh nhân để hỗ trợ họ di chuyển dễ hơn

– Khi di chuyển người bệnh, bạn có thể đưa cho họ một thứ gì đó để cầm nắm như một cái chăn hay cái gối nhỏ. Việc này có thể giúp người bệnh ít bám vào người bạn hay đồ đạc xung quanh và bạn có thể di chuyển dễ dàng hơn.

Cách tránh thương tích cho bản thân

Bạn có thể áp dụng một số cách tránh làm tổn thương chính mình khi di chuyển bệnh nhân Alzheimer như sau:

– Để người bệnh tựa càng sát vào mình càng tốt

– Không nên di chuyển người bệnh nếu thấy mình không đủ sức

– Bước từng bước nhỏ để di chuyển người bệnh chứ không quay người đột ngột

– Đặt chân trước chân sau hoặc tách hai bàn chân xa nhau một chút để vững vàng hơn

Bạn nên luôn chú ý đến tư thế đỡ người bệnh. Khi phải cúi xuống thấp để đỡ bệnh nhân, bạn cong đầu gối để người bệnh có thể bám vào mình rồi đứng thẳng lên bằng cách đẩy cơ đùi. Bạn lưu ý giữ thẳng lưng và thắt lưng.

Chăm sóc bữa ăn của người bệnh Alzheimer

Trong giai đoạn sau của Alzheimer, nhiều người bệnh sẽ mất hứng thú với thức ăn, không nhớ giờ ăn, thường ăn quá mức hay không ăn đủ… Điều này khiến họ dễ bị thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe.

Bạn có thể giúp bữa ăn của người bệnh đảm bảo dinh dưỡng hơn bằng các cách sau:

– Hạn chế cho người bệnh ăn vặt.

– Cho người bệnh ăn cùng một giờ mỗi ngày.

– Tắt tivi trong giờ ăn để tạo không gian yên tĩnh.

– Sử dụng chén đĩa nhiều màu sắc để món ăn bắt mắt hơn.

– Cho người bệnh ăn từng món một thay vì dọn quá nhiều món lên bàn.

– Báo bác sĩ nếu người bệnh giảm cân quá nhiều, ví dụ như giảm 4 – 5kg một tháng.

– Nếu người bệnh phải đeo răng giả, bạn hãy kiểm tra xem răng giả của họ có vừa vặn không.

– Nếu người bệnh thấy khó cầm muỗng đũa, bạn có thể nấu các món có thể cầm tay ăn như gà luộc, sandwich, rau luộc…

– Nếu bệnh nhân không ăn đủ, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho họ dùng thêm thực phẩm chức năng hay các viên vitamin tổng hợp.

Người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể gặp khó khăn trong việc nhai nuốt và dễ bị nghẹn thức ăn. Đây là tình trạng nguy hiểm nên bạn cần có những cách phòng ngừa như sau:

– Không nên hối thúc người bệnh mà hãy để họ nhai và nuốt từng miếng một.

– Nấu thức ăn thật mềm và cắt nhỏ để dễ nuốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền thực phẩm thành dạng lỏng.

– Tránh cho người bệnh sử dụng ống hút vì ống hút có thể khiến họ khó nuốt hơn

– Ưu tiên cho người bệnh uống nước mát thay vì nước nóng. Nước nóng thường khó nuốt hơn.

– Tránh cho người bệnh ăn khi họ buồn ngủ hoặc đang nằm nghỉ. Người bệnh cần ngồi thẳng trong suốt bữa ăn và trong 20 phút sau khi ăn xong.

– Vuốt nhẹ phần cổ người bệnh từ trên xuống và nhắc nhở người bệnh nuốt thức ăn.

– Hỏi ý khiến bác sĩ để nghiền hoặc pha lỏng thuốc của bệnh nhân thay vì cho họ uống thuốc dạng viên.

Chăm sóc da cho người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối

Người bệnh sẽ dễ bị loét da do nằm một chỗ quá lâu hay còn gọi là lở loét do tì đè nên bạn cần có biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục. Một số cách bạn có thể tham khảo là:

– Mua các loại nệm hay lót ghế đặc biệt có khả năng giảm nhẹ tình trạng loét do nằm quá lâu.

– Kiểm tra gót chân, hông, mông, vai, lưng và khuỷu tay của người bệnh để kịp thời phát hiện các vết đỏ hoặc vết loét. Khi phát hiện dấu hiệu loét, bạn cần báo bác sĩ để có cách xử lý.

– Cố gắng giữ người bệnh nằm trong những tư thế không đụng tới vết loét quá nhiều.

– Giúp người bệnh ngâm chân nước ấm và kiểm tra chân thường xuyên để phát hiện sớm vết lở loét hay chai sạn.

– Thoa kem dưỡng da cho bệnh nhân để da không bị khô và nứt nẻ.

– Cắt dũa móng tay và móng chân cho người bệnh thường xuyên.

– Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách thực hiện các bài tập giãn cơ cho bệnh nhân. Đây là những bài tập bạn có thể giúp người bệnh vận động tay chân để ngừa tay chân bị căng cứng hay da bị loét do nằm quá nhiều.

Để ý dấu hiệu co giật của bệnh nhân

Người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối đôi khi có thể bị co giật ở tay, chân hoặc toàn cơ thể. Tình trạng co giật này khá giống co giật do động kinh nhưng người bệnh thường không ngất. Nếu bệnh nhân bị co giật, bạn cần báo với bác sĩ ngay để có phương án giảm nhẹ dấu hiệu này.

Người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối đã mất nhiều khả năng sinh hoạt hằng ngày nên luôn cần sự hỗ trợ từ người thân và bác sĩ. Hãy luôn nhớ chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, bạn mới có thể chăm sóc người bệnh chu đáo và vượt qua giai đoạn này nhẹ nhàng hơn.

Như Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí 9 cách trị quầng thâm mắt hiệu nghiệm tức thời

(29)
Quầng thâm có thể xuất hiện bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do mệt mỏi. Hiện nay, có rất nhiều cách trị quầng thâm mắt hiệu quả mà lại không quá ... [xem thêm]

Triệu chứng ốm nghén báo hiệu giới tính em bé?

(86)
Một số người tin rằng giới tính của em bé có thể được xác định thông qua dấu hiệu ốm nghén của các mẹ bầu trong thai kì.Hầu hết các thai phụ đều ... [xem thêm]

4 lợi ích từ carb đối với sức khỏe ít người biết

(44)
Trong các chế độ ăn giảm cân, chúng ta thường nhận được lời khuyên nên cắt giảm carbohydrate (chất bột đường) hay còn gọi là carb trong khẩu phần ăn ... [xem thêm]

10 sai lầm thường gặp khiến bạn khó thụ thai

(92)
Khi bạn cố gắng có thai, đừng để những sai lầm có thể tránh được này ảnh hưởng đến mục tiêu định sẵn của bạn. Dưới đây là những lầm tưởng ... [xem thêm]

Xét nghiệm huyết sắc tố A1C kiểm tra bệnh tiểu đường

(97)
Xét nghiệm huyết sắc tố A1C cho phép bác sĩ kiểm tra nồng độ đường trong 2–3 tháng và có thể là công cụ hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả kế hoạch ... [xem thêm]

Lưu ý nhỏ khi cho con sử dụng ống hút

(38)
Trẻ còn nhỏ chưa biết cách điều khiển ly nước nên dễ dàng làm đổ nước vào người mình. Lúc này, bạn có thể tập cho con sử dụng ống hút. Điều này ... [xem thêm]

7 cách làm người ta thích mình mà không thay đổi bản thân

(21)
Bạn đang thấy trái tim loạn nhịp bởi một ai đó mới quen nhưng chẳng biết làm thế nào để thu hút sự chú ý? Khi tìm cách làm người ta thích mình, bạn cần ... [xem thêm]

Metformin: Thuốc chống tiểu đường

(75)
Metformin là thuốc uống chống tăng đường huyết thuộc nhóm biguanid. Đây là loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay. Metformin không có tác dụng để kích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN