Bạn đã biết những công dụng tuyệt vời của lá chanh?

(4.33) - 81 đánh giá

Ở nhiều nước, lá chanh được sử dụng để nấu ăn và ép lấy nước như một chất tạo hương vị trong một số công thức nước ép tươi.

Chanh được trồng và sử dụng trên toàn thế giới. Loại quả này thuộc nhóm trái cây có múi, chủ yếu được sử dụng trong ẩm thực. Trong hệ thống y học cổ truyền Ấn Độ, chanh cũng được dùng làm thuốc. Nói đến quả chanh, không thể không kể đến công dụng của lá chanh.

Công dụng về mặt y học của lá chanh

Lá chanh có dược tính an thần và chứa thành phần chống co thắt, được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn thần kinh như mất ngủ, căng thẳng và tim đập nhanh. Để điều trị các bệnh rối loạn này, bạn ngâm 5–7 lá chanh trong một cốc nước nóng và để yên trong vòng 15 phút. Kiên trì uống loại trà lá chanh này đều đặn 2 lần mỗi ngày trong ít nhất một tháng, bạn sẽ thấy kết quả vì những rối loạn này không thể điều trị ngay tức thời.

Lá chanh sẽ là một lựa chọn thay thế tốt hơn thuốc Valium cũng như các loại thuốc an thần tổng hợp khác, vì khi uống chúng, dù ít hay nhiều cũng sẽ có tác dụng phụ. Để đạt được kết quả tối đa từ lá chanh, bạn chuẩn bị đủ lượng lá chanh dùng hàng ngày trong ít nhất một tháng. Quả là một sai lầm khi nghĩ rằng căn bệnh mất ngủ hay căng thẳng của bạn có thể trị dứt chỉ trong một đêm đấy nhé!

Với cơn đau nửa đầu và bệnh hen suyễn, bạn ngâm khoảng hai nắm tay lá chanh đầy (mỗi một nắm tay lá chanh gồm cả lá chanh phơi khô và lá chanh tươi) trong một chai (cỡ chai bia) nước nóng. Để yên trong vòng 10 phút. Uống đều đặn hai cốc mỗi tối trong liên tục hai tuần. Công thức này cũng có thể dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn.

Lá chanh cũng được sử dụng để trị đau bụng. Công thức trị bệnh cũng giống như cách trị bệnh đau nửa đầu và hen suyễn đã đề cập ở trên. Liều lượng là ba cốc đều đặn mỗi đêm trong vòng một tuần.

Lợi ích về mặt sức khỏe của lá chanh

Thành phần chứa trong lá chanh:

  • Linalool;
  • Dầu Limonene;
  • Flavonoid như Poncirin, Hesperidine, Rhoifolin và Naringin;
  • Synephrine;
  • N-methyltyramine;
  • Axit citric;
  • Canxi;
  • Phốt pho;
  • Sắt;
  • Vitamin A, B1 và C;
  • Ngoài ra, lá chanh còn có chứa axit citric có thể ngăn ngừa đau sau phẫu thuật sỏi thận.

Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Uống nước cốt chanh hòa chung với một ly nước ấm sẽ mang lại một tác động tích cực đối với hệ tiêu hóa, giúp kích thích và kích hoạt quá trình tiêu hóa của cơ thể, giữ bạn khỏe mạnh và năng động.

Tăng cường sức bền của cơ thể

Hàm lượng vitamin C chứa trong chanh sẽ giúp bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh do cảm lạnh và các bệnh khác. Hệ miễn dịch sẽ được tăng cường đồng thời bảo vệ cơ thể tránh xa các dạng nhiễm trùng và bệnh tật.

Ức chế lão hóa

Vitamin C của chanh hoạt động như một chất chống oxy hóa tự nhiên, do đó sẽ giúp cơ thể bạn chống lại các gốc tự do có hại, khiến làn da bị tổn thương. Nếu bạn muốn giữ cho làn da luôn tươi trẻ, hãy uống một ly nước chanh ấm, đảm bảo bạn sẽ thấy các nếp nhăn do lão hóa giảm đi rõ rệt.

Giúp giảm cân

Những người đang trong giai đoạn giảm cân thường được khuyên nên bắt đầu một ngày với một ly đầy nước chanh nóng. Ngoài việc mang lại một cảm giác no nê, chanh cũng cung cấp lượng chất xơ và vitamin C giúp bạn giảm cân.

Chữa trị bệnh ho kết hợp cảm cúm

Mẹo chữa bệnh vô cùng đơn giản và dễ thực hiện: Bạn cắt một quả chanh chín mọng nước, sau đó vắt lấy nước. Đổ thêm khoảng 60cc nước sôi vào. Thêm 1/2 muỗng cà phê bột và khuấy đều. Uống hỗn hợp này hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 2 muỗng canh.

Điều trị bệnh sốt hoặc cúm

Bạn ép hoặc vắt để lấy nước cốt chanh, sau đó cho thêm vào 3 củ hành tím đã nghiền nát và 1 muỗng canh dầu dừa. Thoa hỗn hợp lên vùng trán đang sốt. Kế đến, bạn nướng sơ qua lá chanh, cắt nhỏ, vắt lấy nước và cho thêm 1 muỗng canh mật ong. Bạn uống một lần một ngày để nhanh chóng hồi phục nhé.

Lá chanh thật công dụng phải không? Vừa giúp làm đẹp da vừa chữa được bá bệnh mà còn lợi ích cho sức khỏe. Bạn còn chần chờ gì mà không thưởng thức hương vị lá chanh thơm mát tươi xanh?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn của chiết xuất lá atisô

(76)
Chiết xuất lá atisô có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa và giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Tuy nhiên, chiết xuất này vẫn có những nguy cơ tiềm ... [xem thêm]

Tiêm chủng 2019: Các loại vắc xin theo độ tuổi cho cả gia đình

(74)
Thông tin về những dịch bệnh đang diễn ra khiến bạn lo lắng về sức khỏe của người thân trong gia đình? Nếu bạn đi tiêm chủng vắc xin sớm, đa số các ... [xem thêm]

Quả thận: Cơ quan giúp duy trì sự sống

(72)
Giống như tim, thận là một bộ phận giúp duy trì sự sống của cơ thể. Chắc hẳn ai cũng biết rằng có một vài cơ quan trong cơ thể giữ vai trò quyết định ... [xem thêm]

Sức khỏe phụ nữ tuổi 30 có gì thay đổi?

(99)
Nếu bạn chú ý đến những thay đổi của sức khỏe phụ nữ tuổi 30 càng sớm, khả năng duy trì vẻ đẹp trẻ trung và đẩy lùi sự lão hóa càng cao đấy!Là ... [xem thêm]

5 mẹo bảo quản trái cây và rau củ tươi lâu

(41)
Một trong những thủ phạm lớn nhất khiến rau củ quả, trái cây bị hư hỏng là do thời tiết nóng ẩm và một loại khí là etylen. Etylen được sinh ra tự nhiên ... [xem thêm]

Mách nàng cách làm trắng da mặt bằng mỹ phẩm

(76)
Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng đa dạng, phong phú, chính vì thế các sản phẩm hay cách làm trắng da mặt xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó ... [xem thêm]

Bổ sung vitamin C cho bé: nhiều chưa hẳn đã tốt

(78)
Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ và là một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng histamin. Bằng ... [xem thêm]

12 tác dụng của sữa ong chúa bạn không nên bỏ lỡ

(83)
Bạn đã từng nghe nói về tác dụng của sữa ong chúa với da mặt giúp cải thiện sạm nám hay vết thâm do sẹo mụn? Sữa ong chúa chẳng những có công dụng giúp ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN