Bạn đã biết người mắc bệnh gan kiêng ăn gì chưa?

(4.08) - 21 đánh giá

Tìm hiểu vấn đề người mắc bệnh gan kiêng ăn gì góp phần tăng tỷ lệ thành công cho quá trình điều trị.

Khi mắc bệnh gan, bạn có thể gặp một số khó khăn với hệ tiêu hóa do giữa gan và các cơ quan này có một mối liên kết chặt chẽ. Tránh một số loại thực phẩm sau có khả năng giúp bạn ngăn ngừa một số biến chứng liên quan đến suy dinh dưỡng và kém hấp thu, đồng thời hạn chế gây thêm tổn thương cho gan.

Qua bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu xem người mắc bệnh gan kiêng ăn gì.

Chất lỏng và muối (natri)

Bệnh gan xảy ra đồng nghĩa với việc chức năng gan không còn hoạt động tốt như xưa, bao gồm cả khả năng tổng hợp protein cũng như albumin. Điều đó làm giảm khả năng giữ nước của mạch máu, gây ra tình trạng rò rỉ chất lỏng trong các mao mạch của bạn. Từ đó gây ra sự tích tụ chất lỏng trong các mô khác hay còn gọi là cổ trướng. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng giữ nước và sưng bằng cách hạn chế lượng muối ăn mà cơ thể hấp thụ và chất lỏng trong chế độ ăn uống của bạn.

Dưới đây là một số thực phẩm chứa nhiều muối (natri) mà người mắc bệnh gan nên kiêng ăn:

  • Thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói
  • Thực phẩm đóng hộp như xúc xích
  • Phô mai
  • Thức ăn vặt như khoai tây chiên

Bạn cũng có thể xác định xem thực phẩm mình mua có nhiều natri hay không bằng cách kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng dán trên bao bì sản phẩm. Nếu sản phẩm chứa hơn 300mg muối, nó sẽ không có lợi cho sức khỏe của bạn.

Chất đạm

Chất đạm đứng thứ hai trong danh sách “Người mắc bệnh gan kiêng ăn gì”. Cơ thể có nguy cơ tích lũy amoniac vì chức năng gan bị suy yếu do những tổn thương trước đó. Hệ quả là chức năng não có thể bị ảnh hưởng tiêu cực vì những hợp chất amoniac độc hại.

Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn không nên ăn nhiều hơn 1g protein cho mỗi 1kg cân nặng mỗi ngày. Thực phẩm có nhiều protein bao gồm thịt heo hay bò, thịt gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa và các loại đậu. Quả hạch và một số loại ngũ cốc cũng là thực phẩm giàu protein.

Chất béo bão hòa

Khi mắc bệnh gan, bạn thường xuyên giảm cân ngoài ý muốn bởi nhiều nguyên nhân. Do đó, bạn không nên loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ ăn uống của mình.

Mặt khác, gan bị tổn thương sẽ dẫn đến khả năng sản sinh mật suy giảm đáng kể. Mật cần thiết cho cơ thể bạn tiêu hóa và hấp thụ chất béo. Do đó, bạn sẽ cần một số chất béo lành mạnh để duy trì sức khỏe bản thân. Hãy chọn dùng chất béo không bão hòa (thường là dầu thực vật) thay vì chất béo bão hòa (mỡ động vật) hoặc chất béo chuyển hóa. Ví dụ về thực phẩm có chất béo bão hòa bao gồm bơ, sữa nguyên chất và tất cả các sản phẩm động vật. Một số thực phẩm có chất béo lành mạnh (không bão hòa) thường thấy như dầu ô liu, dầu canola và bơ.

Thực phẩm có đường

Thực phẩm có đường chứa carbohydrate tinh chế có thể khiến hàm lượng glucose (đường) tăng đáng kể trong cơ thể. Vì vậy, ăn thực phẩm nhiều đường ngoài việc có thể dẫn đến bệnh tiểu đường, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan hay thậm chí khiến tình trạng tổn thương gan của bạn tồi tệ hơn. Bạn nên hạn chế ăn một số món ăn như bánh ngọt, bánh mì trắng và thực phẩm chứa nhiều đường hóa học. Bên cạnh đó, hãy sử dụng thực phẩm có carbohydrate tự nhiên và chất xơ, chẳng hạn như dâu tây, cam hoặc táo. Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ glucose trong cơ thể, giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Thức uống chứa cồn

Rượu luôn đứng đầu trong danh sách “Người mắc bệnh gan kiêng ăn gì” bởi những độc tố của nó cũng như khả năng gây ức chế sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, thức uống chứa cồn cũng là nguyên nhân chính của một số bệnh gan phổ biến, chẳng hạn như xơ gan do rượu.

Do đó, người mắc bệnh gan cần tránh nạp bia hoặc rượu dưới bất kỳ hình thức nào. Hãy lưu ý rằng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn cũng có chứa cồn.

Nắm rõ vấn đề người mắc bệnh gan kiêng ăn gì bằng cách chọn đúng loại thực phẩm nên dùng là một phần quan trọng của quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến gan, cơ quan chịu trách nhiệm thanh lọc độc tố cho cơ thể bạn. Bạn càng cẩn thận chọn thực phẩm bạn ăn, tỷ lệ thành công của việc điều trị càng cao.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 cách giúp đấng mày râu ngăn ngừa giảm ham muốn tình dục

(97)
Giảm ham muốn tình dục là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở cả 2 phái, làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của nhiều cặp đôi.Định ... [xem thêm]

Các món ngon từ khoai lang giàu dinh dưỡng

(95)
Nếu khéo tay và chịu khó thay đổi, bạn sẽ có được một thực đơn hấp dẫn với những món ngon từ khoai lang như khoai lang kén, mứt khoai lang,…Từ xa xưa, ... [xem thêm]

Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp

(13)
Tìm hiểu chungHormone kích thích tuyến giáp là gì?Tuyến giáp là một tuyến nhỏ có hình giống con bướm nằm ở phía trước cổ. Tuyến giáp chịu sự chi phối ... [xem thêm]

Lạc nội mạc tử cung

(11)
Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.Tìm hiểu chungBệnh lạc ... [xem thêm]

5 sự thật về âm đạo có thể bạn chưa từng biết

(69)
Hiện nay, phải thừa nhận là hầu hết chúng ta đều chưa hiểu rõ sự kì diệu của cơ quan sinh dục người phụ nữ. Không giống những bộ phận khác trên cơ ... [xem thêm]

Thay đổi nội tiết tố sau sinh: Lý giải nguyên nhân và cách giảm nhẹ tình trạng này

(41)
Thay đổi nội tiết tố sau sinh do mất cân bằng sẽ dẫn đến một loạt các tình trạng như kinh nguyệt rối loạn, trầm cảm, mệt mỏi và nhiều vấn đề ... [xem thêm]

Bà bầu bị cảm lạnh cần có biện pháp khắc phục nào?

(21)
Bà bầu bị cảm lạnh khi mang thai thường rất khó chịu, đôi khi lại hoang mang lo lắng rằng liệu điều này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.Khi bạn mang ... [xem thêm]

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hay ẩm ương tuổi mới lớn?

(66)
Khi con bạn bỗng trở nên bướng bỉnh, bạn có thể cho rằng trẻ đang bước vào giai đoạn ẩm ương của tuổi mới lớn. Nếu con ngày càng trở nên thu mình, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN