Bạn đã biết gì về xét nghiệm ung thư da?

(4.46) - 39 đánh giá

Ung thư da là một bệnh rất nguy hiểm. Xét nghiệm ung thư da là bước quan trọng giúp bạn phát hiện mình có mắc bệnh hay không, từ đó đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

Nếu da bạn nhợt nhạt hoặc bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không sử dụng kem chống nắng, đã đến lúc bạn cần phải đi kiểm tra ung thư. Bác sĩ sẽ tìm ra dấu hiệu làn da có bị ung thư hay có nguy cơ mắc bệnh hay không. Đây là một xét nghiệm rất quan trọng vì ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất, nhưng cũng là một trong những loại dễ điều trị nhất nếu bạn điều trị sớm. Vậy bạn cần biết gì về xét nghiệm ung thư da? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Những điều lưu ý trước khi làm xét nghiệm ung thư da

Trước khi đi gặp bác sĩ, bạn hãy kiểm tra xem da có những dấu hiệu khác thường không. Bạn cần kiểm tra toàn diện, bao gồm da đầu, da sau cánh tai và dưới cánh tay. Đối với những vùng khó tiếp cận, bạn có thể dùng tấm gương. Bạn cần lưu ý những thay đổi ở nốt ruồi như:

  • Xuất hiện những nốt ruồi mới
  • Kích thước lớn dần theo thời gian
  • Ngứa
  • Chảy máu

Bạn cần biết gì về quá trình làm xét nghiệm ung thư da?

Việc sàng lọc thường mất 10 phút hoặc lâu hơn nếu bác sĩ thấy có bất kỳ nốt ruồi nào không bình thường. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra vào từng vùng của cơ thể, từ mặt, ngực, cánh tay, lưng và chân tới những nơi không nhìn thấy được như da đầu, giữa các ngón chân và lòng bàn chân.

Trong quá trình sàng lọc ung thư da, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu ung thư bằng quy tắc ABCDE:

A — Asymmetry (Không cân đối): một nốt ruồi mà khi chia đôi, hai phần nốt ruồi không giống nhau.

B — Border (Đường viền): nuốt ruồi có đường viền mờ, không rõ nét hoặc lởm chởm như răng cưa.

C — Color (Màu sắc): những thay đổi ở nốt ruồi như màu sắc đậm hơn, mất màu hay xuất hiện màu đỏ, xanh, trắng, hồng, tím hoặc xám.

D — Diameter (Đường kính): nốt ruồi có đường kính lớn hơn 6mm.

E — Evolving (Độ lồi): nốt ruồi lồi trên da và có bề mặt không đều.

Bác sĩ cũng kiểm tra các triệu chứng của bệnh dày sừng quang hóa hoặc những tổn thương da do ánh nắng mặt trời gây ra. Nếu những tình trạng này không được điều trị kịp thời cũng có thể gây ra ung thư da.

Sinh thiết nốt ruồi

Nếu chỉ phát hiện ra những nốt ruồi bất thường trên da vẫn chưa đủ để xác định bạn có bị ung thư da không. Cách chắc chắn nhất là thực hiện sinh thiết nốt ruồi. Nếu bác sĩ xác định nốt ruồi bất thường, họ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn và lấy một mẩu da của nốt ruồi để làm xét nghiệm. Tại đây, mẩu da sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xem có các tế bào ung thư hay không. Nếu bạn bị ung thư da, bác sĩ sẽ tư vấn những bước điều trị tiếp theo cho bạn.

Bạn có cần thường xuyên làm xét nghiệm ung thư da?

Phần lớn các chuyên gia đều không đồng ý việc thường xuyên làm xét nghiệm ung thư da. Bạn chỉ nên làm xét nghiệm khi phát hiện những nốt ruồi bất thường, hay cảm thấy có nguy cơ cao mắc ung thư hắc tố – loại ung thư da nguy hiểm đến tính mạng nhất.

Bên cạnh đó, nếu bạn có nhiều yếu tố nguy cơ mắc ung thư da, bạn cần phải thường xuyên làm xét nghiệm. Những yếu tố này gồm:

  • Tóc vàng hoặc đỏ không phải do nhuộm, màu mắt sáng, da xuất hiện tàn nhang hay dễ bị cháy nắng.
  • Có thành viên trong gia đình bị ung thư hắc tố
  • Từng có những nốt ruồi bất thường
  • Bạn đã từng bị cháy nắng, đặc biệt là những vết cháy bị rộp da
  • Bạn thường đi tắm nắng
  • Bạn có rất nhiều nốt ruồi trên người hoặc nốt ruồi có hình dáng kỳ lạ
  • Bạn đã từng thực hiện ghép nội tạng

Bạn cũng nên đi khám nếu đã từng bị ung thư tế bào đáy hoặc ung thư tế bào vẩy.

Ung thư da là một bệnh rất phổ biến, có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Tuy nhiên, rất ít người để ý những dấu hiệu sớm của bệnh, vì vậy việc điều trị thường khá khó khăn khi bệnh được phát hiện. Hy vọng với những kiến thức trên đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm ung thư da cũng như cách xác định xem mình có mắc bệnh hay không nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Giúp bạn kiểm soát tâm trạng khi biết bị ung thư phổi

(39)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, gây ra 1,59 triệu ca tử vong trong năm 2012. Con số này dự ... [xem thêm]

Một ngày cần bao nhiêu calo để giảm cân?

(35)
Nếu bạn chưa biết một ngày cần bao nhiêu calo để giảm cân thì bài viết sau đây sẽ cho bạn một con số tương đối chính xác và cách đo lường lượng calo ... [xem thêm]

Trẻ ngủ mở mắt, đi tìm lời giải cho biểu hiện kỳ lạ này

(70)
Trẻ ngủ mở mắt nghe có vẻ kỳ lạ nhưng thực sự điều này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Hiểu rõ vấn đề này giúp bạn an tâm ... [xem thêm]

Viêm loét đại tràng và những điều cần biết

(47)
Viêm loét đại tràng ngày càng phổ biến và rất dễ nhận biết, một trong những biểu hiện rõ nhất là người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội. Bệnh có thể ... [xem thêm]

Dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác nhất?

(11)
Dùng que thử thai khi nào để có kết quả chính xác là một trong các vấn đề thường được quan tâm đối với những phụ nữ đang mong chờ tin vui. Để được ... [xem thêm]

Những điều cần lưu ý khi trẻ nôn trớ sữa

(78)
Sự phát triển và tăng trưởng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào mới đạt các mốc cơ bản là nỗi băn khoăn của không ít người lần đầu làm cha ... [xem thêm]

Bé không chịu bú mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

(40)
Bé không chịu bú mẹ có thể đến từ nhiều nguyên nhân và sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con nếu tình trạng này không được cải thiện.Tình ... [xem thêm]

Âm thanh lớn có ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

(85)
Nghe nhạc với âm thanh lớn có ảnh hưởng đến thai nhi rất nhiều. Phụ nữ mang thai thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn sẽ có nguy cơ sinh non cao và khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN