Bạn đã bế bé đúng cách?

(3.98) - 52 đánh giá

Đối với những người chưa từng bao giờ bế em bé, hẳn lần đầu làm điều này sẽ rất sợ bởi em bé quá mong manh và bé nhỏ. Đối với bé, việc được bồng bế còn đáng sợ hơn thế rất nhiều. Sau nhiều tháng được di chuyển nhẹ nhàng và nằm an toàn trong tử cung, việc bị kéo lên, đu đưa trong không trung hẳn có thể là một cú sốc với bé. Đặc biệt bởi con bạn chưa đủ mạnh để giữ phần đầu và cổ cố định, bé sẽ có cảm giác sợ vấp ngã, do đó thường có phản ứng giật mình khi được bế. Vì vậy, nếu bạn bế bé đúng cách giúp bé có cảm giác an tâm hơn.

Làm sao để bế bé lên đúng cách?

Trước khi chạm vào con, bạn hãy giúp bé nhận ra sự hiện diện của mình thông qua giọng nói hoặc giao tiếp bằng mắt. Nguyên nhân cho hành động này là bởi việc được nâng lên bởi một bàn tay vô hình nào đó có thể làm bé cảm thấy vô cùng bối rối.

Hãy để bé thích nghi dần với sự chuyển đổi vị trí. Bạn có thể đỡ bé bằng cách luồn tay bạn xuống dưới bé (một tay dưới đầu và cổ, tay còn lại dưới mông) và giữ yên một lúc trước khi nâng lên. Tiếp đó hãy trượt tay từ dưới đầu xuống lưng bé để cánh tay của bạn đỡ lấy lưng và cổ bé, và tay bạn ôm lấy mông bé. Sau đó dùng tay còn lại đỡ hai chân và nhẹ nhàng nhấc bé về phía cơ thể bạn và vuốt ve bé. Bằng cách khom người lại để sát gần bé hơn, bạn sẽ hạn chế khoảng cách bé phải va chạm giữa không trung khi bế bé và bước đi.

Làm sao để bế bé thoải mái trong thời gian dài?

Một em bé nhỏ nhắn có thể được nâng niu rất gọn gàng chỉ bằng một cánh tay với phần bàn tay bạn ở phía dưới bé, cánh tay đỡ lưng, cổ và đầu. Bằng cách này cũng đã đủ để bạn và bé cảm thấy an toàn. Với những bé lớn hơn, cả bạn và bé sẽ có thể thoải mái hơn nếu bạn giữ một tay dưới chân và mông của bé, tay còn lại đỡ lưng, cổ và đầu bé. Một số bé lại thích được ẵm trên vai trong suốt thời gian được bế.

Thật dễ dàng để có thể bế bé lên một cách nhẹ nhàng với một tay đỡ mông, tay khác đặt dưới đầu và cổ bé. Bạn sẽ phải đỡ đầu bé rất lâu cho đến khi bé có thể tự giữ vững đầu mình. Tuy vậy bạn vẫn có thể vừa bế vừa giữ đầu bé bằng cách luồn thân dưới của bé vào khuỷu tay của bạn sau lưng bé, còn bàn tay bạn đỡ đầu và cổ bé.

Nhiều bé cũng thích được bế xoay mặt về phía trước để có thể quan sát thế giới xung quanh. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách bế bé hướng mặt ra phía trước, giữ một tay chéo trên ngực của bé, ép ngược lưng bé về phía bạn, và tay còn lại đỡ mông bé.

Ngoài ra còn có cách bế bên hông. Cách bế này giúp bạn có thể tự do dùng tay để làm việc nhà trong khi vẫn giữ bé ở bên hông. Tuy nhiên bạn cần tránh kiểu ôm này nếu bản thân bạn có những vấn đề ở phần lưng dưới. Hãy giữ bé ngay ngắn bằng một tay và dựa phần thân dưới của bé lên hông bạn.

Làm sao để đặt bé nằm xuống đúng cách?

Trước tiên bạn hãy ôm bé lại sát người mình khi bạn cúi người xuống cũi hay xe đẩy, để một tay xuống phía dưới của em bé, một tay đỡ lưng, cổ và đầu. Hãy giữ tay tại nguyên vị trí một vài phút cho đến khi bé cảm nhận được thoải mái và an toàn của nệm, sau đó hãy nhẹ nhàng rút tay ra. Bạn cũng có thể vỗ nhẹ bé vài cái và nói lời chia tay nếu bé còn tỉnh. Lúc này bạn đã đặt bé xuống cũi hay xe đẩy an toàn và sẵn sàng để nghỉ ngơi.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 lý do vì sao đàn ông nên chia sẻ công việc nhà với vợ

(22)
Đàn ông chia sẻ công việc nhà với vợ ngày nay đã trở thành hình mẫu lý tưởng trong mắt phụ nữ, vượt xa cả những anh chàng đẹp mã!Với ý nghĩ công ... [xem thêm]

Playlist nhạc tập gym giúp bạn tập hiệu quả hơn

(27)
Âm nhạc luôn là một liều thuốc bổ dưỡng cho tinh thần và cơ thể con người, đặc biệt là đối với các hoạt động khiến bạn tiêu tốn nhiều năng lượng ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh chàm để có giải pháp phù hợp

(68)
Nguyên nhân gây bệnh chàm vẫn chưa được hiểu rõ ràng, nhưng có thể do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các chất kích ứng mà đối với những người ... [xem thêm]

Bạn có biết chó con cũng gây nhiễm trùng đường ruột?

(48)
Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp mọi người thêm nhiều niềm vui hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua một vài lưu ý trước khi mang ... [xem thêm]

Rối loạn cực khoái

(56)
Tìm hiểu chungChứng rối loạn cực khoái là gì?Chứng rối loạn cực khoái là một tình trạng xảy ra khi một người khó đạt cực khoái, ngay cả khi đang có ... [xem thêm]

6 công dụng của cà chua đối với trẻ nhỏ

(50)
Bạn đã biết những công dụng của cà chua chưa? Cà chua là một loại quả rất giàu các vitamin, khoáng chất và chất xơ nên tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì ... [xem thêm]

“Bóc trần” 5 thói quen xả stress sai lầm càng làm stress tăng cao

(94)
Khi căng thẳng, mỗi người sẽ tìm đến một số cách giải quyết khác nhau. Dưới đây là 5 thói quen sai lầm khi xả stress mà ai cũng có thể mắc phải.Có nhiều ... [xem thêm]

Da khô do biến chứng tiểu đường

(40)
Da khô do biến chứng tiểu đường là gì? Nó có gây ra nhiều khó chịu cho bạn không? Phải làm gì để giảm thiểu tình trạng này?Da khô, một biến chứng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN