Bạn có thể thụ thai trong ngày hành kinh không?

(3.63) - 60 đánh giá

Bạn từng nghe nếu quan hệ khi có kinh nguyệt thì không thể có thai? Đây là một quan niệm sai lầm phổ biến. Mặc dù khả năng thụ thai trong ngày hành kinh là rất thấp nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra. Cùng xem lý do tại sao dưới đây.

Quan hệ khi có kinh nguyệt có thai được không?

Tất cả mọi người đều tin rằng là một người phụ nữ không thể có thai khi quan hệ trong ngày có kinh. Tuy nhiên, thực ra tỷ lệ mang thai chỉ thấp hơn vào những ngày bạn đang ở trong kỳ hành kinh chứ không phải là không thể.

Thông thường phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt từ 28 đến 32 ngày. Nhưng thực tế không phải tất cả phụ nữ đều có chu kỳ như vậy.

Tiến sĩ Hakakha cho biết: “Trong một số trường hợp ít phổ biến, một người phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn (24 ngày) có thể có 7 ngày hành kinh, giao hợp vào ngày cuối cùng của ngày hành kinh, sau đó 3 ngày sau người phụ nữ sẽ rụng trứng, vì tinh trùng có thể sống từ 3 đến 5 ngày nên người phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai.”

Ngoài ra, một số phụ nữ bị chảy máu giữa chu kỳ kinh. Điều này có thể xảy ra trong quá trình rụng trứng và bị rối loạn trong một thời gian, làm cho việc xác định các thời điểm chính xác trong chu kỳ kinh nguyệt trở nên khó khăn.

Dấu hiệu nhận biết có thai trong kỳ kinh nguyệt

Như đã đề cập, quan hệ khi có kinh có thai được không thì câu trả lời là “Có”. Đặc biệt, nếu bạn không áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn trong thời gian hành kinh. Bạn có thể mang thai nếu nhận ra các triệu chứng như đau quặn bụng dưới nhẹ, tụ máu (chảy máu thai kỳ, một nguyên nhân khá phổ biến của chảy máu khi trứng đã được thụ tinh), đau vú và mệt mỏi.

Những triệu chứng này có thể xảy ra sớm nhất là 2 tuần sau khi trứng rụng. Các triệu chứng mang thai phổ biến hơn sau khi mang thai ở tuần thứ 6 hoặc 7 bao gồm buồn nôn, nôn mửa và mệt mỏi.

Phần trăm cơ hội có thai khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

Khả năng thụ thai của phụ nữ có thể tăng và giảm trong suốt chu kỳ rụng trứng. Mặc dù chu kỳ hàng tháng của nữ giới trung bình có thể là 24-28 ngày, những người khác có thể có chu kỳ thay đổi từ 20 đến 40 ngày hoặc lâu hơn.

Khả năng một phụ nữ sẽ có thai từ một đến hai ngày sau khi bạn bắt đầu kỳ kinh nguyệt gần như bằng không. Nhưng phần trăm khả năng thụ thai bắt đầu tăng trở lại với những ngày tiếp theo, mặc dù bạn vẫn đang trong những ngày “đèn đỏ” của mình

Vào khoảng ngày thứ 13 sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt của mình, cơ hội mang thai là ước tính là khoảng 9%.

Những con số tỉ lệ có thể thấp và không đáng lo ngại nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể được đảm bảo 100% rằng sẽ không mang thai vào thời kỳ đó.

Làm thế nào để xác định chu kỳ kinh nguyệt?

Kỳ kinh nguyệt là hiện tượng mất máu xảy ra ở cuối chu kỳ rụng trứng. Đây là kết quả khi trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng. Mỗi tháng, phụ nữ thường rụng một quả trứng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ.

Trước khi rụng trứng, các estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng lên và niêm mạc của tử cung dày lên. Trong giai đoạn này nếu như trứng được thụ tinh thì người phụ nữ đó sẽ mang thai. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc của tử cung bị bong ra khoảng 14 ngày sau đó. Đó là ngày có kinh nguyệt của bạn.

Hầu hết phụ nữ có thời gian hành kinh từ 2 ngày đến 8 ngày và có chu kì lặp lại sau 26 đến 34 ngày. Sự rụng trứng (khi một trứng rụng từ một trong hai buồng trứng của bạn) thường xảy ra ở giữa chu kỳ kinh nguyệt. Đây là khoảng thời gian có khả năng thụ thai cao nhất. Những trứng rụng trong quá trình rụng trứng chỉ tồn tại sau khoảng 24 giờ.

Bạn có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn bằng cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh để biết được khoảng thời gian trứng rụng chính xác.

Một số lưu ý để quan hệ trong kỳ kinh nguyệt an toàn

Nếu thật sự bạn muốn thử quan hệ trong ngày có kinh, để dễ có thai và không làm mất vệ sinh, bạn có thể thử một số cách sau đây nhé.

1. Sử dụng bao cao su khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

Bao cao su là công cụ hỗ trợ đắc lực nếu muốn quan hệ khi có kinh nguyệt. Bởi lẽ, nó không những giúp bạn nam tránh khỏi việc bị dính máu vào dương vật mà còn bảo vệ “cô bé” khỏi nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục cũng như các vấn đề viêm nhiễm khác.

Theo Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ, điều này có thể giúp phòng tránh được các bệnh lý nguy hiểm như HIV hoặc viêm gan siêu vi rất dễ lây lan, đặc biệt là khi có sự tiếp xúc với máu người bị nhiễm bệnh.

2. Trải một tấm khăn hoặc mền cũ trên giường

Nếu lo ngại việc làm chuyện “ấy” trong kỳ kinh nguyệt sẽ khiến mọi thứ bừa bộn, bạn hãy thử tận dụng những chiếc khăn hoặc mền cũ không còn sử dụng phủ lên phía trên ra giường. Sau khi “lâm trận” bạn chỉ cần ngâm với thuốc tẩy và giặt lại thật sạch là được. Thật tiện lợi và dễ dàng phải không nào?

3. Sử dụng tampon thay cho băng vệ sinh thông thường

Về cơ bản, tampon cũng giống như băng vệ sinh nhưng lại dưới hình dạng một chiếc que, nhỏ cỡ đầu ngón tay (4 – 5 cm) với chất liệu được làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp. Tuy có cùng khả năng thấm hút, nhưng tampon lại có cơ chế khác biệt đôi chút.

Hiểu nôm na là tampon sẽ hút và ngăn không cho máu kinh tràn ra ngoài. Khi chọn sản phẩm, bạn nên tìm hiểu kỹ và sử dụng loại có độ thấm hút phù hợp với lượng kinh nguyệt của mình. Bên cạnh đó, trước mỗi lần quan hệ khi có kinh nguyệt, bạn nên rút tampon ra và vệ sinh “cô bé” thật kỹ lưỡng nhé!

4. Chuẩn bị tâm lý, chọn tư thế phù hợp khi quan hệ trong kỳ kinh nguyệt

Với những đôi bạn muốn quan hệ trong ngày đèn đỏ thì cả hai nên chuẩn bị tâm lý trước những tình huống có thể xảy ra. Bên cạnh đó, nên lựa chọn những tư thế nhẹ nhàng, lời khuyên chân thành nhất là bạn nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Trong trường hợp muốn thử cảm giác mới, tốt hơn hết bạn nên chọn “hành sự” vào một ngày khác.

5. Vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng

Trước khi quan hệ vào những lúc khi có kinh nguyệt, cả hai bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ nhằm hạn chế nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa thường gặp. Riêng phái nữ có thể chọn rửa âm đạo bằng các loại dung dịch vệ sinh. Lưu ý nên chọn sản phẩm có tính kiềm nhẹ, giúp cân bằng môi trường pH ổn định, bảo vệ vùng kín khỏi nấm ngứa và vi khuẩn phát triển.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn “đánh tan” nỗi lo về “chuyện ấy” trong kỳ kinh nguyệt. Thật sự quan hệ trong kỳ kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường. Nó không hề mang lại bệnh tật mà mang lại một trải nghiệm tuyệt vời đấy!

Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Lúa mạch đen tưởng lạ nhưng lại quen

(86)
Lúa mạch đen vừa giàu dinh dưỡng lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa hay kiểm soát cân nặng. Nếu cũng ... [xem thêm]

10 cách ngăn ngừa cục máu đông có thể cứu sống bạn

(32)
Ít vận động khiến máu lưu thông kém và dễ hình thành những cục máu đông gây nguy hiểm đến tính mạng. Có những cách ngăn ngừa cục máu đông mà bạn nên ... [xem thêm]

12 lý do tại sao bạn nên yêu một cô nàng gần gũi với cha

(98)
Người ta hay nói: “Con gái là người tình kiếp trước của cha”, thế nên mối quan hệ đặc biệt này sẽ tiết lộ khá nhiều về người phụ nữ mà bạn đang ... [xem thêm]

9 vấn đề về da mà phụ nữ mang thai thường gặp

(60)
Khi mang thai, bạn không thể tránh khỏi sự thay đổi vóc dáng. Bên cạnh đó, lượng hormone trong cơ thể thay đổi còn ảnh hưởng nhiều đến da của bạn. Tuy ... [xem thêm]

Nhu cầu tình dục thấp ở phụ nữ

(79)
Tìm hiểu chungNhu cầu tình dục thấp ở phụ nữ là gì?Ham muốn tình dục ở phụ nữ dao động tự nhiên qua thời gian. Ham muốn nhiều hay ít thường trùng với ... [xem thêm]

5 bài tập yoga giúp nàng xua tan mặt nọng

(51)
Mặt nọng, hay còn gọi là hai cằm, là mối lo ngại của nhiều chị em phụ nữ. 5 động tác yoga giảm mỡ cằm dưới đây có lẽ là tin vui cho các nàng đang mong ... [xem thêm]

Nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp và cách phòng ngừa

(95)
Bệnh tăng nhãn áp (còn có tên gọi khác là thiên đầu thống, cườm nước, glocom) là một bệnh lý về mắt gây tổn thương thần kinh thị giác, dần dần khiến ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị 7 bệnh thường gặp ở nhũ hoa

(70)
Rất nhiều trường hợp có thể dẫn đến các bệnh ở nhũ hoa. Những nguyên nhân đó có thể là do bạn đang mang thai, nhũ hoa bị nhiễm trùng, vú có u hoặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN