Bạn biết gì về viêm phổi thùy?

(4.42) - 10 đánh giá

Ngày nay, bệnh viêm phổi thùy không còn xa lạ với mọi người. Bệnh lý này có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não, nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm phổi thùy là tình trạng phổi chịu tổn thương do nhiễm khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng. Tuy nhiên, tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là phế cầu. Do đó, viêm phổi thùy còn có tên gọi khác viêm phổi do phế cầu.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Viêm phổi thùy là gì?

Các chuyên gia đánh giá tình trạng viêm phổi thùy bao gồm:

  • Viêm nhu mô phổi
  • Viêm phế quản tận cùng (phế nang)

Vấn đề sức khỏe này phổ biến ở người có sức đề kháng yếu, chẳng hạn như:

  • Người cao tuổi hoặc người mắc các bệnh mãn tính
  • Người thường xuyên gặp “rắc rối” với đường hô hấp
  • Trẻ nhỏ suy dinh dưỡng

“Thời gian vàng” của viêm phổi thùy rơi vào những tháng lạnh, thời điểm mà tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến hệ hô hấp cao nhất trong năm. Trong một số trường hợp đặc biệt, viêm phổi thùy có nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh ở nhà trẻ, trường học hoặc thậm chí cả những khu dân cư.

Nguyên nhân viêm phổi thùy

Vi sinh vật gây hại là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi thùy. Chúng thường là:

Vi khuẩn

Những nhóm vi khuẩn thường gây viêm phổi thùy bao gồm:

  • Phế cầu khuẩn
  • Haemophilus influenzae
  • Legionella pneumophila
  • Mycoplasma pneumoniae

Bên cạnh đó, một số vi khuẩn sau cũng có khả năng góp phần gây viêm phổi thùy, chẳng hạn như:

  • Liên cầu
  • Tụ cầu vàng
  • Friedlander (Klebsiella pneumoniae)
  • Pseudomonas aeruginosa
  • Các loại vi khuẩn kị khí như Fusobacterium
  • Vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch…

Virus

Các loại virus có mối liên hệ với viêm phổi thùy gồm:

  • Virus cúm (Influenza virus)
  • Virus sởi
  • Adenovirus
  • Virus đậu mùa

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia, 73% trường hợp viêm phổi, kể cả viêm phổi thùy, bắt nguồn từ virus. Trong đó, tác nhân virus cúm chiếm 40%.

Một số tác nhân khác

Những yếu tố sau cũng có khả năng gây viêm phổi thùy, ví dụ như:

  • Nấm: Actinomyces, Blastomyces, Aspergillus…
  • Ký sinh trùng: Amip, giun đũa, sán lá phổi
  • Hóa chất: Xăng, dầu, axit, dịch dạ dày
  • Tia bức xạ, tắc phế quản do u phế quản phổi…

Bạn có thể muốn đọc thêm: Nhiễm trùng nấm aspergillus là bệnh gì?

Triệu chứng viêm phổi thùy

Tùy vào giai đoạn bệnh tiến triển mà bạn có thể bắt gặp nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như:

Giai đoạn khởi phát

Viêm phổi thùy khi mới phát sinh sẽ có những triệu chứng như:

  • Sốt cao
  • Rét
  • Sốt dao động trong ngày
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Mạch đập nhanh
  • Mất khẩu vị

Giai đoạn toàn phát

Sau ba ngày bệnh phát sinh, cơ thể bạn sẽ biểu hiện những dấu hiệu nhiễm trùng nặng rõ ràng hơn, ví dụ như:

  • Sốt cao liên tục trong khoảng 39–40°C
  • Khát nước
  • Chướng bụng
  • Buồn nôn và nôn
  • Đờm đặc, đôi lúc có máu
  • Lượng nước tiểu ít và sẫm màu

Nếu tình trạng bệnh trở nặng, bạn có nguy cơ đối mặt với:

  • Suy hô hấp cấp
  • Gan sưng và đau
  • Vàng da hoặc xuất huyết dưới da
  • Rối loạn tiêu hóa

Bạn có thể muốn tìm hiểu: Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?

Giai đoạn lui bệnh

Đối với những người có sức đề kháng tốt và phương hướng điều trị hợp lý, bệnh viêm phổi thùy sẽ thoái lui sau 7–10 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc các triệu chứng viêm phổi thùy cũng sẽ thuyên giảm.

Biến chứng viêm phổi thùy

Nhiều chuyên gia đánh giá viêm phổi thùy là một trong những bệnh lý nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh viêm phổi thùy có nguy cơ cao dẫn đến một loạt biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

Các biến chứng có khả năng xảy ra gồm:

  • Tình trạng viêm lan rộng
  • Xẹp thùy phổi hay áp xe phổi
  • Tràn dịch màng phổi (số lượng ít)
  • Viêm mủ màng phổi (điều trị kháng sinh không hiệu quả với phế cầu)
  • Tràn dịch màng ngoài tim
  • Các tình huống viêm nguy hiểm như viêm màng não, viêm nội nhãn, viêm phúc mạc, viêm màng trong tim…

Bạn có thể muốn biết: Viêm màng não là bệnh gì?

Điều trị viêm phổi thùy

Tùy vào thể trạng cũng như mức độ nghiêm trọng mà bệnh viêm phổi thùy gây ra, bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị thích hợp và hiệu quả đối với bạn.

Điều trị triệu chứng

Thông thường, các chuyên gia sẽ kê đơn thuốc cho bạn nhằm kiểm soát triệu chứng.

  • Hạ sốt và giảm đau: aspirin, paracetamol, acetaminophen…
  • Giải quyết vấn đề suy hô hấp: dùng oxy qua sonde mũi 3–5 lít/phút tùy mức độ
  • Giãn phế quản: theophyllin
  • Giảm ho và tiêu đờm: codein, terpin, benzoat natri, acemuc…

Điều trị nguyên nhân

Bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị dựa vào tác nhân gây bệnh ở bạn, chẳng hạn như:

  • Phế cầu, liên cầu: kháng sinh penicillin. Trong trường hợp nặng, bạn có khả năng dùng cefapirin truyền tĩnh mạch. Nếu bạn bị dị ứng với thành phần của penicillin, bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc như erythromycin hay roxythromycin.
  • Tụ cầu vàng: cefapirin, nhóm Aminosid hay nhóm Fluoroquinolon.
  • Hemophillus influenza: ampicillin (uống hoặc tiêm) và gentamicin.
  • Klebsiella pneumoniae: thường điều trị phối hợp cefalosporin thế hệ III với amikacin.
  • Vi khuẩn kỵ khí: penicillin G hay metronidazol 1 – 2g/24 giờ hoặc cefalosporin thế hệ II, III.
  • Hóa chất: thuốc penicillin G phối hợp với prednison.

Điều trị viêm phổi thùy tại bệnh viện

Trong giai đoạn toàn phát, người mắc bệnh viêm phổi thùy sẽ được chỉ định điều trị tại các cơ sở y tế. Lúc này, bạn sẽ cần tiếp nhận:

  • Thuốc kháng sinh tiêm vào tĩnh mạch thông qua quá trình tiếp nước
  • Liệu pháp oxy nhằm duy trì lượng oxy thiết yếu của cơ thể
  • Điều chỉnh tình trạng mất nước
  • Vật lý trị liệu để làm sạch đờm trong phổi

Thông thường, cơ thể bạn sẽ cần vài tuần để phục hồi hoàn toàn sau khi trải qua vấn đề sức khỏe này. Nếu bắt gặp triệu chứng ho, bạn không cần quá lo lắng vì đây là một phần thuộc quá trình hồi phục: ho có thể giúp đẩy đờm ra khỏi phổi nhanh hơn.

Làm thế nào để phòng ngừa viêm phổi thùy?

Áp dụng lối sống lành mạnh là “chìa khóa vàng” giúp bạn phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau, bao gồm viêm phổi thùy. Chẳng hạn như:

  • Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm nâng cao thể trạng
  • Giữ ấm trong mùa lạnh
  • Bỏ thuốc lá (nếu có thói quen hút thuốc)
  • Sử dụng vắc xin phòng bệnh đúng cách
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
  • Tránh những khu vực ô nhiễm.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Miếng bảo vệ răng miệng có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng

(66)
Miếng bảo vệ răng miệng được sử dụng để giúp bạn tránh nghiến răng khi ngủ hoặc chấn thương khi chơi thể thao. Đồng thời dụng cụ bảo vệ răng ... [xem thêm]

6 nguyên nhân khiến cậu nhỏ có màu tím

(41)
Bất kỳ thay đổi bất thường nào về dương vật cũng có thể khiến cánh đàn ông lo lắng vì đây là “vũ khí” lợi hại của đấng mày râu. Nếu tình trạng ... [xem thêm]

Trẻ hóa da đón xuân mới, đố ai đoán đúng tuổi thật!

(76)
Lão hóa da là vấn đề không thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với người từ 40 tuổi trở lên. Có nhiều phương pháp giúp trẻ hóa da mặt như kem dưỡng, ... [xem thêm]

10 công dụng bất ngờ của atisô bạn không nên bỏ qua

(71)
Atisô có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như phòng ngừa ung thư, bệnh tim, loãng xương… Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn 10 công dụng của ... [xem thêm]

Mách bạn 5 tuyệt chiêu giúp làm giảm cholesterol chỉ trong vài ngày

(25)
Bạn có biết rằng nếu giảm cholesterol mỗi 10% trong cơ thể thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cũng sẽ giảm xuống từ 20–30% cùng các bệnh nguy hiểm khác?Hầu ... [xem thêm]

Bệnh tan máu bẩm sinh và những thông tin liên quan mà mẹ bầu nên biết

(53)
Bệnh tan máu bẩm sinh là một tình trạng di truyền. Nhiều mẹ bầu thường không biết mình đang mắc phải chứng bệnh này cho đến lúc mang thai.Tan máu bẩm sinh ... [xem thêm]

Sự thật về việc uống kháng sinh có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai

(56)
Đã có rất nhiều lời đồn thổi xoay quanh việc uống kháng sinh có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai. Thế nhưng, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào ... [xem thêm]

Tác dụng phụ của trà xanh đối với trẻ nhỏ

(69)
Trà xanh là một loại thức uống khá phổ biến và tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, bạn cũng nên cân nhắc một vài tác dụng phụ của trà xanh nếu muốn cho con ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN