8 cách chữa đau họng bằng phương pháp tự nhiên

(3.51) - 48 đánh giá

Đau họng là triệu chứng liên quan đến việc cổ họng bị đau, ngứa hoặc kích thích. Cơn đau họng có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn cố nuốt thức ăn hoặc chất lỏng.

Khi bạn bị đau họng, dù không nghiêm trọng đến mức bạn phải đi bác sĩ nhưng nó vẫn có khả năng khiến bạn khó chịu ngay cả trong giấc ngủ. Rất may là bạn có thể dùng 8 cách chữa đau họng theo phương pháp tự nhiên sau đây để làm dịu cơn đau và hạn chế kích ứng.

1. Cách chữa đau họng bằng mật ong

Uống mật ong pha trà là cách chữa đau họng phổ biến của nhiều gia đình người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong còn có hiệu quả chữa ho vào ban đêm tốt hơn các loại thuốc giảm ho thông thường. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy mật ong là loại “dược liệu” chữa lành vết thương hiệu quả. Điều đó có nghĩa là mật ong cũng có khả năng chữa lành viêm họng.

2. Nước muối

Súc miệng bằng nước muối ấm sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau, tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế dịch đờm trong cổ họng. Bạn hãy pha nửa muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm và súc miệng khoảng 3 lần/ngày để giảm đau và giữ cổ họng sạch sẽ.

3. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơn đau. Từ lâu, trà hoa cúc đã được sử dụng trong y học để chống viêm, chống oxy hóa và làm se khít vết thương. Vì thế, nó cũng được dùng như một cách chữa đau họng hiệu quả.

Một số nghiên cứu Đông y cho thấy hít hương thơm của trà hoa cúc sẽ giúp bạn giảm triệu chứng cảm lạnh. Tương tự, thường xuyên uống trà hoa cúc là cách kích thích hệ miễn dịch để cơ thể ngăn ngừa vi khuẩn, nhiễm trùng gây ra cơn đau họng.

4. Tinh dầu bạc hà

Bạc hà được biết đến với công dụng cho hơi thở thơm mát. Thuốc xịt có thành phần tinh dầu bạc hà pha loãng cũng có thể làm giảm ho và đau họng. Ngoài ra, bạc hà cũng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn nên nó cũng được khuyến khích sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không bao giờ sử dụng các loại tinh dầu mà không pha trộn với các loại dầu thực vật khác như oliu, bơ hoặc hạnh nhân hoặc dầu dừa để làm dịu nhẹ đặc tính của nó… Với tinh dầu bạc hà, bạn chỉ cần trộn 1 giọt tinh dầu bạc hà với 5 giọt dầu khác trước khi sử dụng.

Bạn có thể đọc thêm: 8 tác dụng của tinh dầu bạc hà đối với trẻ nhỏ

5. Súc miệng với baking soda

Ngoài cách súc miệng bằng nước muối, bạn còn có thể trộn banking soda vào nước muối khi vệ sinh răng miệng để hạn chế cơn đau họng. Dung dịch này sẽ tiêu diệt các loại vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm và men trong cổ họng.

Viện Ung thư Quốc gia khuyên rằng bạn nên pha hỗn hợp 1 cốc nước ấm, 1/4 muỗng cà phê baking soda với 1/2 muỗng cà phê muối rồi súc miệng 3 lần/ngày khi đang bị đau họng.

6. Cách chữa đau họng bằng rễ cam thảo

Từ lâu, rễ cam thảo đã được sử dụng để điều trị các chứng viêm họng. Nó đặc biệt có hiệu quả khi được pha với nước để tạo ra dung dịch súc miệng. Tuy nhiên, bác sĩ cho rằng phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng loại dược liệu này vì nó sẽ gây ra nhiều phản ứng bất lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh.

7. Giấm táo

Giấm táo có công dụng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng do có thành phần axit axetic. Chính đặc tính này giúp giấm táo có khả năng phá vỡ chất nhầy trong cổ họng và ngăn chăn vi khuẩn lây lan.

Nếu bạn cảm thấy đau họng, hãy thử pha loãng từ 1-2 muỗng cà phê giấm táo vào một cốc nước rồi súc miệng. Sau đó, lặp lại quy trình súc miệng bằng giấm táo từ 1 đến 2 lần mỗi ngày và nhớ phải uống nhiều nước giữa các lần súc miệng.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau họng và sự nhạy cảm của cơ thể với giấm táo mà bạn hãy có mức định lượng phù hợp trong mỗi lần dùng. Nếu cần thiết, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

8. Tỏi

Tỏi cũng có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên khá cao. Theo Đông y, việc bổ sung tỏi thường xuyên vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa virus cảm lạnh. Sau khi sử dụng, mùi tỏi có thể khiến hơi thở của bạn khó chịu nhưng không thể phủ nhận hiệu quả gần như tuyệt đối của tỏi trong việc chữa đau họng.

Để sử dụng tỏi như một cách chữa đau họng, bạn chỉ cần bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày hoặc ngậm một lát tỏi rồi nhấm nháp dần.

Đau họng không phải là một triệu chứng nghiêm trọng gây nguy hại đến sức khỏe. Vì thế, trong những lần đau họng nhất thời, bạn chỉ cần sử dụng một trong những cách chữa đau họng phía trên. Tuy nhiên, nếu đau họng thường xuyên và với mức độ nghiêm trọng, bạn cần thăm khám bác sĩ để có được chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị thích hợp.

Bạn có thể đọc thêm: 7 lợi ích sức khỏe khi bạn ăn tỏi sống mỗi ngày

Trương Phương Đài/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Không cần thuốc, tinh dầu cũng có thể chữa cảm cúm

(20)
Cúm là một căn bệnh rất phổ biến và thường không cần đến thuốc nếu tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, một số tinh dầu có công dụng chữa cảm cúm hiệu ... [xem thêm]

Liệu pháp nhận thức – hành vi: Sức mạnh của sự bày tỏ

(25)
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavioral therapy – CBT) là một trong những loại tâm lý trị liệu. Người trị liệu sẽ trò chuyện về tình trạng bệnh ... [xem thêm]

Quan hệ vào buổi sáng có thật sự làm tăng cơ hội mang thai?

(28)
Với một số cặp vợ chồng, việc thụ thai không quá khó khăn nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là một vấn đề nan giải. Có rất nhiều cách để ... [xem thêm]

Nutridentiz

(73)
Tên thành phần: Dịch chiết sáp ong trong cồn, dịch chiết xuất vỏ chay, dịch chiết xuất cùi quả cau, dịch chiết xuất lá trầu không, hương liệu Tên ... [xem thêm]

Sụt cân không rõ nguyên nhân

(19)
Tìm hiểu về sụt cân không rõ nguyên nhânSụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng gì?Sụt cân không rõ nguyên nhân là tình trạng cân nặng đột ngột giảm ... [xem thêm]

Bắp rang và những lợi ích không ngờ cho sức khỏe

(26)
Bạn muốn một thức ăn vặt nhưng phải tốt cho sức khỏe? Vậy bạn hãy thử bắp rang nhé! Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ về những lợi ích tuyệt vời của ... [xem thêm]

Dũng cảm đối mặt với nỗi đau mất con

(74)
Không gì có thể sánh với tình yêu to lớn mà cha mẹ dành cho con cái. Khi mang thai trong suốt 9 tháng ròng, người mẹ đã hình thành nên một sự gắn bó mật ... [xem thêm]

Bạn có biết làm thế nào để phục hồi thể lực hiệu quả?

(53)
Thực tế, phục hồi thể lực tốt là một trong nhiều yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của việc chăm chỉ rèn luyện thể chất.Ngày nay, không ít người xem ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN