Bạn biết gì về bong gân ngón tay?

(3.65) - 100 đánh giá

Bong gân ngón tay là một tình trạng không quá nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Bong gân ngón tay là một chấn thương phổ biến có thể gây đau, sưng và khó cử động ngón tay. Tình trạng này thường do một chấn thương ở khớp giữa ngón tay, còn gọi là khớp gian đốt ngón gần (PIP), gây ra.

Dây chằng nhỏ gọi là dây chằng hỗ trợ khớp PIP. Bong gân ngón tay xảy ra khi những dây chằng này bị căng quá mức hoặc có áp lực.

Tình trạng này xảy ra khi có quá nhiều lực tác động lên tay, chẳng hạn như một người dùng tay bắt bóng khi đang chơi thể thao.

Bong gân ngón tay có thể không thoải mái, nhưng nó thường không phải là một chấn thương nghiêm trọng. Điều trị tại nhà và y tế có thể giúp ngón tay lành lại mà không có biến chứng.

Triệu chứng bong gân ngón tay

Bong gân ngón tay có thể gây sưng, khó di chuyển ngón tay và đau. Thời gian sưng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương.

Các dấu hiệu khác của ngón tay bị kẹt bao gồm:

  • Đau, nhưng thường không nghiêm trọng
  • Cứng
  • Yếu hoặc khó khăn trong việc giữ đồ vật
  • Đỏ và sưng

Nguyên nhân nào gây bong gân ngón tay?

Bong gân ngón tay là một chấn thương thể thao phổ biến, đặc biệt trong các môn thể thao cần dùng tay để bắt bóng, chẳng hạn như bóng rổ, bóng chày và bóng chuyền.

Bong gân ngón tay xảy ra khi đầu ngón tay tác động lực mạnh lên cánh tay. Hành động này có thể khiến dây chằng ở ngón tay bị căng quá mức hoặc chịu nhiều áp lực.

Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây bong gân ngón tay bao gồm:

  • Kẹt tay ở cửa
  • Ngón tay bị thương trong một vụ tai nạn giao thông
  • Dùng tay đỡ người khi té xuống

Bất kỳ hành động nào gây thêm căng thẳng cho khớp PIP đều có thể làm bạn bị bong gân ngón tay.

Bạn có thể xem thêm: Phân biệt bong gân và căng cơ.

Bong gân ngón tay và gãy xương ngón tay có gì khác nhau?

Gãy xương ngón tay sẽ gây đau dữ dội và sưng kéo dài hàng giờ, thậm chí nhiều ngày. Ngược lại, bong gân ngón tay thường đau nhưng nó không nghiêm trọng.

Một bác sĩ thường phân biệt được bong gân ngón tay và gãy xương ngón tay dựa vào thị giác.

Đối với gãy xương ngón tay, bạn có thể có xương nhô ra, thậm chí sẽ lộ ra ngoài da. Một người có thể nghe thấy tiếng nứt hoặc tiếng bật ra khi di chuyển ngón tay nếu bị gãy ngón tay.

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn cố gắng di chuyển ngón tay. Ngón tay bị bong gân sẽ có một số phạm vi chuyển động nhất định. Tuy nhiên, nếu bị gãy ngón tay, bạn sẽ khó có thể di chuyển nó.

Nếu vẫn không rõ liệu ngón tay bị bong gân hay gãy, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để xác định chẩn đoán.

Bạn có thể xem thêm: Sơ cứu gãy xương và những điều bạn cần biết.

Điều trị bong gân ngón tay

Các bác sĩ thường điều trị bong gân ngón tay bằng cách dùng nẹp để giữ cho ngón tay thẳng và ổn định trong khi dây chằng bị tổn thương lành lại.

Một phương pháp khác là dùng băng quấn, trong đó ngón tay bị thương được quấn an toàn vào ngón tay không bị thương để hỗ trợ và ổn định ngón tay bị thương.

Một phương pháp khác giúp điều trị bong gân ngón tay tại nhà hiệu quả là PRICE, trong đó:

  • P là bảo vệ. Bạn có thể đeo nẹp hoặc quấn băng để giúp ngón tay ít bị tổn thương hơn.
  • R là nghỉ ngơi. Bạn nên nghỉ ngơi và tránh sử dụng bàn tay càng nhiều càng tốt để bảo vệ ngón tay.
  • I là đá. Bạn hãy áp một túi nước đá lên ngón tay bị thương để giúp giảm viêm và đỏ. Giữ túi đá trên ngón tay trong 10–15 phút một lần.
  • C là nén. Nẹp hoặc băng quấn ngón tay có thể giúp giảm viêm và thúc đẩy chữa bệnh. Tuy nhiên, bạn không băng ngón tay quá chặt khiến việc lưu thông máu bị ảnh hưởng.
  • E là độ cao. Bạn nên đặt tay lên một chiếc gối sao cho khuỷu tay thấp hơn bàn tay để giúp giảm sưng và đau.

Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen, cũng có thể giúp bạn giảm đau và viêm.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Mặc dù bong gân ngón tay là tình trạng không nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Nếu bị thương ngón tay và nó bị cong, bạn không nên tự kéo thẳng ngón tay. Thay vào đó, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị chấn thương.

Bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức nếu ngón tay bắt đầu cảm thấy tê và chuyển sang màu trắng hoặc rất nhạt. Đây là những dấu hiệu cho thấy không có đủ máu chảy đến khu vực này.

Bạn nên gặp bác sĩ càng nhanh càng tốt khi:

  • Ngón tay bị biến dạng hoặc vẹo
  • Bạn bị sốt sau chấn thương
  • Ngón tay bị sưng lên đáng kể
  • Ngón tay bắt đầu đau nhiều hơn theo thời gian
  • Bạn không thể duỗi thẳng hoàn toàn ngón tay

Nếu các triệu chứng ở trên tiếp tục tồi tệ, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Thực tế, nếu không được điều trị, bong gân ngón tay có thể dẫn đến các biến chứng bao gồm cứng khớp kéo dài hoặc khó khăn khi duỗi thẳng hoàn toàn ngón tay.

Một khi khớp đã có thời gian để chữa lành, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập để giảm cứng khớp, bao gồm bóp một quả bóng hoặc duỗi các ngón tay trong một bồn nước ấm.

Nếu bạn chăm sóc đúng cách, ngón tay bị bong gân sẽ lấy lại cả sức mạnh và linh hoạt như chưa hề có tổn thương.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em và vị thành niên

(10)
Tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em đã trở nên phổ biến do sự bùng phát của béo phì, bệnh đặc trưng bởi việc cơ thể không đáp ứng với insulin.Tiểu đường ... [xem thêm]

7 thế võ tự vệ đơn giản giúp bạn thoát khỏi yêu râu xanh

(61)
Khảo sát cho thấy những người bị quấy rối từ lời nói khiếm nhã đến hành vi hiếp dâm ở Việt Nam có thể lên đến 87%. Do đó, bạn cần trang bị sẵn các ... [xem thêm]

3 cách dạy con không mách lẻo mà các mẹ cần biết

(56)
Bố mẹ nên dạy con ngưng mách lẻo vì tính xấu này không những ảnh hưởng đến tính cách mà còn khiến bé trở thành một người xét nét, nhỏ nhặt về ... [xem thêm]

Khi bị chó cắn phải làm sao?

(16)
Để tránh bối rối không biết phải làm sao khi bị chó cắn khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần học cách xử lý các vết thương một cách ... [xem thêm]

Phương pháp điều trị bệnh thalassemia

(29)
Bệnh thalassemia là một loại bệnh thiếu máu di truyền. Sau khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh thalassemia, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị ... [xem thêm]

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em

(18)
Tìm hiểu chungBệnh tim bẩm sinh là bệnh gì?Dị tật tim bẩm sinh là tình trạng cấu trúc tim có vấn đề. Bệnh xảy ra lúc trẻ mới sinh. Bệnh tim bẩm sinh có ... [xem thêm]

Cùng vào bếp học cách làm mứt cà rốt ngon đến bất ngờ

(100)
Khi mang thai, mọi thứ bạn ăn vào cũng cần sự quan tâm đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy mẹ bầu ăn cà rốt khi mang thai liệu có ... [xem thêm]

Bạn biết gì về ung thư vú tiểu thùy?

(89)
Ung thư vú tiểu thùy còn được gọi là ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn. Bệnh bắt nguồn từ trong tiểu thùy vú, nơi có các tuyến sản xuất sữa. Các tế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN