Bắc cầu động mạch vành

(4.43) - 30 đánh giá

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành là bệnh gì?

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) là một trong những loại phẫu thuật phổ biến nhất, được dùng để điều trị những người có động mạch vành (động mạch cung cấp máu cho tim) bị hẹp hoặc bị tắc. Nguyên nhân của bệnh động mạch vành là do các mảng xơ vữa tích tụ ở thành động mạch, làm cho động mạch vành bị hẹp lại, dẫn đến giảm lượng máu đến nuôi tim. Phẫu thuật CABG sẽ tạo ra một đường đi mới cho máu (một mạch máu mới) để thay thế mạch máu cũ đã bị hẹp, từ đó giúp cho lượng máu lưu thông đến tim nhiều hơn, cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim. Phẫu thuật tạo 3 nhánh, 4 nhánh và 5 nhánh là những loại phẫu thuật phổ biến hiện nay.

Khi nào bạn nên phẫu thuật bắc cầu động mạch vành?

Người có chứng đau thắt ngực không thể chữa trị được bằng thuốc hoặc không thể thực hiện phẫu thuật nong rộng động mạch vành thì có thể điều trị bằng phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG).

Ngoài ra phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) có thể tiến hành ở người đau thắt ngực do nhồi máu cơ tim, người hở van tim hoặc các tổn thương tim khác. Phẫu thuật CABG là lựa chọn tốt nhất nhất đối với người bị hẹp các nhánh động mạch vành như người mắc bệnh tiểu đường.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành?

Sau khi phẫu thuật xong, đa số bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe hơn và không còn xuất hiện triệu chứng đau ngực nữa trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm. Tuy nhiên, theo thời gian, những động mạch vành khác hoặc thậm chí là động mạch vừa mới được bắc cầu vào có thể bị hẹp lại do mảng xơ vữa. Lúc đó bạn cần phải tiếp tục thực hiện phẫu thuật nong động mạch vành hoặc phẫu thuật CABG lại lần nữa.

Nói chung, CABG sẽ làm tăng lượng máu đến nuôi tim và bạn sẽ không còn cảm thấy đau ngực như trước nữa. Nhưng bạn nên lưu ý đây chỉ là một biện pháp điều trị triệu chứng, chứ không giải quyết nguyên nhân của bệnh mạch vành là do xơ vữa. Vì vậy, để giải quyết nguyên nhân của bệnh, bạn cần phải uống thuốc đều đặn và thay đổi lối sống lành mạnh hơn, ví dụ:

  • Dừng hút thuốc lá;
  • Kiếm soát tốt đường huyết nếu bạn bị tiểu đường;
  • Ăn chế độ ăn phù hợp với bệnh của bạn, ví dụ như DASH;
  • Giảm lượng cholesterol rong máu;
  • Duy trì cân nặng hợp lý;
  • Kiểm soát huyết áp trong mức thích hợp;
  • Tập thể dục đều đặn.

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra không?

Rủi ro có thể bao gồm việc phải trải qua thêm một ca phẫu thuật khác vì các cục máu động gây tắc nghẽn nơi mô ghép. Mô ghép có thể teo nhỏ sau 5 năm đầu phẫu thuật do quá trình hình thành sẹo hoặc xơ vữa động mạch xảy ra. Động mạch trong tuyến vú về sau mở rộng hơn tĩnh mạch. Các vấn đề với việc gây mê phẫu thuật, đau tim, đột quỵ, xuất huyết, nhiễm trùng và nhịp tim bất thường có thể xảy ra. Sốt nhẹ và đau ngực có thể kéo dài đến 6 tháng. Một số người có thể mất trí nhớ hoặc có vấn đề trí óc. Trong thời gian phẫu thuật CABG hoặc ngay sau đó, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra ở 5–10% số bệnh nhân và là nguyên nhân chính gây tử vong.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành?

Trước khi thực hiện phẫu thuật, bạn nên có một số lưu ý như sau:

  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch (CABG) không chữa khỏi bệnh hẹp động mạch vành. Quan trọng là việc giảm thiểu tác nhân gây bệnh và làm chậm quá trình xơ vữa động mạch vành bằng thói quen sống lành mạnh và dùng thuốc thích hợp;
  • Hiểu rõ những rủi ro của phẫu thuật và tình trạng tim mạch;
  • Đảm bảo rằng bác sĩ có kinh nghiệm trong phẫu thuật CABG;
  • Sắp xếp để có người giúp đỡ: hãy nhờ bạn hay người thân giúp đỡ bạn tại nhà sau một đến hai tuần sau khi trở về từ bệnh viện;
  • Chuẩn bị trước ở nhà: hãy đặt thuốc, điều khiển tivi, điện thoại, khăn giấy, sách, và kính trên bàn nơi bạn sẽ nằm nhiều nhất sau khi từ bệnh viện về;
  • Chuẩn bị sẵn đồ ăn và thức uống dễ nấu;
  • Vệ sinh cá nhân: trước khi đi đến bệnh viện hãy tắm rửa kỹ, cắt móng (và tẩy sơn móng nếu có). Mặc đồ sạch mới giặt. Việc này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng;
  • Đảm bảo rằng bạn đã sắp xếp thời gian sau khi mổ. Thông thường, bạn sẽ mất khoảng 6 tuần để có thể lái xe, quay trở lại làm việc hay làm việc nhà;
  • Trước khi phẫu thuật bạn sẽ được nhập viện. Bạn sẽ được hỏi về bệnh sử như các loại thuốc bạn đang uống (tốt nhất nên mang theo vỏ hộp thuốc), về các lần gây mê bạn trải qua, và bạn có dị ứng hay có bất kì vấn đề gì không. Bạn cũng sẽ được làm các xét nghiệm như chụp X-quang ngực, xét nghiệm máu và đo điện tim đồ (ECG).

Quy trình phẫu thuật bắc cầu động mạch vành như thế nào?

Quá trình phẫu thuật thường kéo dài từ 3 đến 6 giờ và cần phải gây mê toàn thân. Trung bình thì trong 1 lần phẫu thuật bác sĩ sẽ chữa khoảng 2 đến 4 động mạch vành khác nhau. Số động mạch vành cần phải làm thủ thuật bắc cầu phụ thuộc vào chỗ bị hẹp nằm ở đâu và mức độ hẹp như thế nào.

Các bác sĩ sẽ rạch một đường dài trên ngực của bạn ngay giữa xương ức. Sau đó họ sẽ banh xương và cơ hai bên ra để làm lộ trái tim. Bác sĩ sẽ làm cho trái tim tạm thời ngưng đập và máu của bạn sẽ được đưa khắp cơ thể bằng một máy nằm bên ngoài cơ thể gọi là máy tim phổi nhân tạo.

Bác sĩ sẽ chọn một động mạch còn tốt trong ngực của bạn, thường là động mạch vú trong hoặc là từ tĩnh mạch ở chân, sau đó sẽ lấy đoạn mạch còn tốt này để nối vào đoạn phía trên của chỗ tắc với đoạn dưới của chỗ tắc, nhờ vậy mà máu có thể đi qua được chỗ tắc.

Hồi phục sức khoẻ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành?

Đây là một phẫu thuật lớn và phức tạp. Vì vậy bạn phải nằm trong khoa chăm sóc tích cực trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Ở đây, bạn sẽ thường xuyên được kiểm tra nhịp tim, huyết áp, nhịp thở. Sẽ có một ống thở được đặt vào miệng của bạn trong vòng một vài giờ hoặc là qua đêm đầu tiên. Bạn sẽ không thể nói được khi ống đang được đặt vào miệng của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể nói chuyện bằng cử chỉ tay. Ống thở sẽ được tháo ra ngay khi bạn có thể thở lại bình thường được.

Nếu không có biến chứng gì xảy ra, bạn sẽ được xuất viện sau 1 tuần. Tuy được xuất viện, nhưng bạn vẫn chưa khỏe hẳn để có thể làm việc nhà hoặc đi bộ một khoảng ngắn. Nếu sau khi về nhà, bạn có những triệu chứng sau, hãy báo cho bác sĩ:

  • Sốt cao;
  • Tim đập nhanh;
  • Đau ngực mới xuất hiện hoặc cơn đau cũ bỗng nhiên nặng lên xung quanh chỗ bị mổ;
  • Đỏ, nóng, chảy dịch, chảy máu từ vết mổ.

Những việc bạn nên làm sau khi thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành bao gồm:

  • Không hút thuốc hoặc ăn thực phẩn nhiều chất béo;
  • Dùng các loại thuốc giảm nồng độ cholesterol (như statin) theo chỉ định của bác sĩ. Giữ lượng LDL (lượng protein mang lipid trong máu thấp) dưới mức 70 giúp mô ghép tồn tại lâu dài và giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim;
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt để tim khỏe mạnh như ngưng hút thuốc, giảm lượng choresterol, giữ cân nặng mức phù hợp, kiểm soát các tình trạng bệnh khác như tiểu đường, huyết áp cao và tập thể dục thường xuyên;
  • Báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu như thở gấp, sốt, xuất huyết hoặc bầm tím không rõ nguyên do, tăng cân bất thường hoặc nhiễm trùng vết thương sau phẫu thuật CABG.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều trị nứt kẽ hậu môn

(36)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật điều trị nứt kẽ hậu môn là gì?Nứt kẽ hậu môn là một vết rách ở niêm mạc hậu môn. Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm ... [xem thêm]

Chọc ối

(47)
Tìm hiểu chungChọc ối là gì?Chọc ối là một thủ thuật thực hiện trước khi sinh. Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra xem thai nhi có bị bất ... [xem thêm]

Ống cổ tay

(66)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật ống cổ tay là gì?Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh đi qua mặt trước của cổ tay (dây thần kinh giữa) bị chèn ép. ... [xem thêm]

Tăng nhãn áp

(26)
Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng gây tổn thương thần kinh thị giác của mắt. Theo thời gian, bệnh ngày càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, bệnh tăng nhãn áp còn ... [xem thêm]

Nâng ngực

(85)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật nâng ngực là gì?Phẫu thuật nâng ngực là phẫu thuật cắt bỏ đi những phần da thừa và làm căng lại da và mô vùng ngực để tạo ... [xem thêm]

Mổ hở thoát vị vết mổ

(90)
Tìm hiểu chungMổ hở thoát vị vết mổ là gì?Mọi phẫu thuật bụng đều cần rạch những đường mổ và chúng được khâu lại bằng chỉ. Thỉnh thoảng vết ... [xem thêm]

Cắt mở niệu đạo

(42)
Tìm hiểu chungCắt mở niệu đạo là gì?Cắt mở niệu đạo là một phẫu thuật được thực hiện để điều trị tình trạng hẹp niệu đạo. Niệu đạo là ... [xem thêm]

Dẫn lưu áp xe

(69)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật dẫn lưu áp xe là gì?Phẫu thuật dẫn lưu áp xe là quá trình rút mủ ra khỏi chỗ áp xe để tổn thương mau lành hơn. Áp xe là một ổ ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN