Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên?

(4.34) - 50 đánh giá

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể khiến trẻ trải qua nhiều cảm xúc khó chịu cả về thể chất lẫn tinh thần.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh mà dân gian thường gọi là trúng gió. Bệnh này hiện đang rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Nếu không may bé cưng mắc phải căn bệnh này thì phải làm sao? Sau đây, Chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn những thông tin về căn bệnh này.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên (Bell’s Palsy) còn có tên gọi khác là liệt Bell hoặc liệt nửa mặt, méo miệng. Đây là tình trạng dây thần kinh điều khiển các cơ ở một bên mặt bị viêm, sưng, khiến một bên gương mặt của trẻ bị méo. Tình trạng này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc di chuyển miệng, mí mắt hoặc mũi.

Mặc dù bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây biến dạng khuôn mặt. Nếu không điều trị, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng lao động, khả năng giao tiếp và khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống.

Căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi nhóm tuổi. Đa phần, bệnh sẽ giảm dần trong vòng vài tuần nhưng cũng có trường hợp căn bệnh này sẽ theo trẻ suốt đời.

Nguyên nhân gây ra chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên ở trẻ nhỏ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng khoảng trên 75% trường hợp mắc bệnh là do nhiễm lạnh đột ngột làm ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Di truyền
  • Trẻ bị nhiễm virus như rubella, herpes…
  • Trẻ bị các bệnh như đái tháo đường, cảm lạnh, cúm, viêm tai giữa, chấn thương mặt…

Vào mùa nào, trẻ cũng có thể mắc nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa gặp nhiều hơn.

Dấu hiệu của chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Đôi khi, tình trạng này có thể nhẹ đến mức bạn khó có thể phát hiện bằng mắt thường. Các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, đôi khi trẻ sẽ cảm thấy đau ở phía sau hoặc phía trước tai trong vài ngày hoặc vài giờ trước khi phát bệnh. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở một bên của khuôn mặt:

  • Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng bị méo sang một bên, đặc biệt là góc của miệng
  • Mắt nhắm không kín hay mở lớn cả khi ngủ
  • Nhân trung lệch sang bên liệt
  • Khó nói và đôi khi khó ăn uống
  • Đau đầu dữ dội
  • Khô miệng do lượng nước bọt tiết ra ít
  • Đau tai
  • Đau quanh quai hàm
  • Co giật mắt
  • Nghe lớn âm thanh một bên tai
  • Nước mắt và nước miếng tiết ra nhiều hơn
  • Mất vị giác.

Chẩn đoán chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Để xác định xem trẻ có bị chứng liệt nửa mặt, méo miệng hay không, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dây thần kinh mặt của trẻ. Nếu vẫn chưa thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đề nghị bạn cho trẻ làm một số xét nghiệm như chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp MRI (chụp cộng hưởng từ) hoặc đo điện cơ (EMG). Nguyên nhân là do các triệu chứng của bệnh này cũng có thể do các bệnh khác gây ra như đột quỵ, khối u và các bệnh khác.

Biến chứng khi bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng. Có trường hợp các dây thần kinh mặt không thể hồi phục hoặc có trường hợp trẻ bị mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể ảnh hưởng đến sự chuyển động của các bộ phận trên mặt như hàm, mắt…

Điều trị chứng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên

Việc điều trị chứng bệnh này hoàn toàn vào phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Sau khi có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ thiết lập liệu một liệu trình điều trị phù hợp cho trẻ. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện một số cách điều trị sau:

  • Thuốc chống virus
  • Thuốc steroid để giảm viêm mặt
  • Vật lý trị liệu để kích thích các dây thần kinh mặt và cơ
  • Thuốc nhỏ mắt để bảo vệ mắt trẻ không bị khô

Ngoài việc tuân theo liệu trình điều trị của bác sĩ, một số ba mẹ còn tìm hiểu thêm các phương pháp điều trị thay thế khác. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho thấy các phương pháp điều trị này có hiệu quả. Nếu muốn, bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các phương pháp sau:

  • Châm cứu
  • Kích thích điện chức năng
  • Thư giãn
  • Liệu pháp vitamin

Nếu trẻ bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bạn cần phải làm gì?

Điều trị căn bệnh này có thể khiến bạn và trẻ cảm thấy mệt mỏi bởi căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt hàng ngày, khiến trẻ khó chớp mắt, khó ăn uống hoặc thậm chí là tắm. Ngoài cảm giác khó chịu về thể chất, trẻ còn phải chịu tổn thương về tinh thần vì trẻ có thể bị các bạn cùng lớp trêu chọc.

Do đó, để tránh bé bị tổn thương, việc quan trọng nhất mà bạn cần làm là giải thích cho trẻ hiểu về căn bệnh này và cho trẻ biết sau một thời gian thì bệnh sẽ khỏi. Bạn cũng có thể nói chuyện với giáo viên về tình trạng của trẻ để nhận được sự giúp đỡ. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp trẻ vượt qua căn bệnh này bằng những cách sau:

  • Cho trẻ thực hiện đầy đủ các bài tập trị liệu mà bác sĩ yêu cầu.
  • Nếu trẻ cảm thấy đau hoặc khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống ibuprofen hoặc acetaminophen. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khăn ướt để giảm đau ở hàm và mặt.
  • Bạn cũng cần chú ý chăm sóc mắt của trẻ. Nhỏ thuốc thường xuyên để tránh mắt bị khô. Nếu cần, bạn có thể cho bé đeo kính râm để tránh kích ứng.

Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên có thể ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc của trẻ, khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin. Do đó, việc quan trọng nhất bạn cần phải làm là ở bên cạnh trẻ, cho trẻ tình yêu thương để trẻ có thể dễ dàng vượt qua. Nếu trong quá trình điều trị, bạn cảm thấy các triệu chứng của trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn nghiêm trọng hơn, hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay nhé.

Ngân Phạm/HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Có nên trang điểm khi chơi thể thao?

(29)
Nhịp sống hiện đại khiến các cô nàng công sở tiết kiệm thời gian, đến phòng tập ngay khi 8 giờ làm việc kết thúc, nghĩa là bạn vẫn giữ nguyên gương ... [xem thêm]

Mẹo chi tiêu rau củ

(17)
Hình: Mẹo chi tiêu rau củ. Bạn sẽ không tốn nhiều chi phí để có được rau củ. Đây là một số mẹo nhằm trữ trái cây và rau. Hãy đọc những mẹo nhỏ ... [xem thêm]

Bạn biết gì về việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn?

(62)
Người ta ước tính có khoảng 5–10% phụ nữ thích quan hệ tình dục qua đường hậu môn. Thông thường, mỗi khi nhắc đến cụm từ “quan hệ hậu môn”, bạn ... [xem thêm]

Tư thế chim bồ câu trong yoga cho người ngồi nhiều

(79)
Bạn có thể thử sức với những tư thế đòi hỏi độ dẻo dai cao hơn như tư thế chim bồ câu trong yoga khi đã dần quen với bộ môn này. Đây là tư thế có ... [xem thêm]

8 điều nên biết khi sử dụng que thử thai

(80)
Sử dụng que thử thai được xem là cách đơn giản để xác định việc mang thai ở nhiều chị em. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải một số sai lầm khi sử ... [xem thêm]

Cholesterol trong chế độ dinh dưỡng của bé

(96)
Các bác sĩ thường khuyến cáo mọi người không nên để chỉ số cholesterol trong máu tăng quá cao vì nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. ... [xem thêm]

Dẻo dai: Tập tốt sẽ khỏe – Khỏe sẽ tập tốt!

(22)
Rèn luyện tính dẻo dai linh hoạt rất quan trọng trong thể thao và đời sống hằng ngày. Nó giúp phát triển cơ, tăng tốc độ và ngăn ngừa chấn thương. Tính ... [xem thêm]

10 tuần

(80)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Nếu con bạn ngủ ngoan suốt đêm và giấc ngủ của bé kéo dài từ 5 đến 6 giờ, bạn chính là một trong số ít ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN