Thiếu sắt có rất nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, từ tình trạng suy giảm sắt đến thiếu máu do thiếu sắt. Với tình trạng suy giảm sắt, lượng sắt dự trữ trong cơ thể (đo bằng nồng độ ferritin huyết thanh) sẽ giảm xuống, nhưng khối lượng vận chuyển và chức năng của sắt có thể không bị ảnh hưởng.
Thiếu sắt ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng khác trong cơ thể như thế nào?
Ở những người suy giảm sắt, lượng sắt dự trữ sẵn có sẽ không đủ, cơ thể sẽ không thể huy động đủ lượng sắt cần thiết để thực hiện các chức năng. Việc giảm tạo hồng cầu do thiếu sắt, lượng sắt dự trữ hầu như cạn kiệt, trong khi lượng sắt đang luân chuyển trong cơ thể (đo bằng độ bão hòa transferrin) tiếp tục giảm. Đồng thời, lượng sắt hấp thu được sẽ không đủ để thay thế lượng đã bị mất đi hoặc để cung cấp lượng cần thiết cho sự phát triển và các hoạt động chức năng.
Trong giai đoạn này, tình trạng thiếu sắt sẽ ức chế quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu và kết quả là tăng nồng độ protoporphyrin hồng cầu. Trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, trường hợp thiếu sắt nặng, lượng sắt dự trữ trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt, các hoạt động chức năng và sự lưu thông của sắt trong máu suy giảm, dẫn đến suy giảm Hb và ferritin huyết thanh, quá trình bão hòa chuyển hóa diễn ra chậm chạp, và làm tăng nồng độ protoporphyrin hồng cầu.
Thiếu máu là khi nồng độ Hb thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình của người bình thường sống cùng khu vực. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai thì thông số sẽ khác. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thiếu máu trong thai kỳ là khi nồng độ hemoglobin < 11 g/dL. Tuy nhiên, mỗi dân tộc sẽ có sự khác biệt về mức Hb tiêu chuẩn, nồng độ Hb tối ưu cho những thai phụ gốc Phi sẽ thấp hơn so với người châu Âu. WHO xác định thiếu máu sau sinh là khi nồng độ Hb