Ăn gì khi bạn dễ bị dị ứng thực phẩm?

(3.74) - 99 đánh giá

Phản ứng dị ứng với thức ăn là rất phổ biến và cũng thường rất nguy hiểm. Những phản ứng dị ứng khác có thể được khởi phát bởi các phần tử protein kích thước hiển vị được hít vào hay được tiếp xúc với da. Nhưng dị ứng nguyên từ thức ăn thường lên quan đến các protein được tiêu hóa (nuốt). Theo đó, phơi nhiễm với chất kích thích dị ứng thường là nhiều hơn. Dưới đây là một số điều bạn cần thận trọng khi ăn uống nếu bạn có mắc dị ứng với thức ăn.

Thận trọng với các nguyên liệu

Các nhà sản xuất bắt buộc phải lên danh sách các dị ứng nguyên thức ăn thường gặp trong dán nhãn thực phẩm. Những dị ứng nguyên chính này bao gồm hạnh nhân, sữa, trứng, hạt cây, cá, các loài giáp xác (tôm, cua…), hạt đậu nành và lúa mì. Những loại cá, giáp xác và hạt cây đặc biệt phải được nêu tên nếu có. Tương tự, mặc dù bạn có thể dị ứng với protein casein trong sữa, các nhà sản xuất phải sử dụng thuật ngữ “sữa” trên những sản phẩm có chứa casein.

Theo Hiệp hội Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ, danh sách liệt kê các dị ứng nguyên như trên chiếm khoảng 90% các dị ứng nguyên được biết đến. Để tránh phơi nhiễm với yếu tố thúc đẩy dị ứng thức ăn, việc bạn phải đọc dán nhãn cẩn thận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nguyên liệu hay thậm chí vật liệu đóng gói có thể thay đổi. Đừng bao giờ cho rằng những thực phẩm tương tự sẽ không gây dị ứng. Bạn nên kiểm tra lại để đảm bảo an toàn.

Khi bạn ăn ở ngoài, đừng bao giờ ăn bất kì thứ gì nếu bạn không chắc chắn về nguyên liệu. Nhân viên nhà hàng thường sẵn sàng giúp bạn. Tuy nhiên, không ai khác ngoài chính bạn hiểu được tính nghiêm trọng của bệnh dị ứng thức ăn của bạn. Do đó, ăn uống trong những tình huống ở ngoài là đặc biệt rủi ro vì lý do này. Trừ phi bạn biết chính xác bạn đang được phục vụ thức ăn gì và nó được chuẩn bị như thế nào, hãy luôn ăn những thức ăn do chính bạn chuẩn bị.

Thận trọng các nguồn lây nhiễm tiềm ẩn

Thận trọng tránh các yếu tố thúc đẩy dị ứng thức ăn của bạn là quan trọng. Dưới đây là một vài ví dụ về những nguồn dị ứng nguyên không nhận biết.

Sữa

Bạn nên nhớ những điều sau nếu bạn đang cố tránh lactose và các protein từ sữa:

  • Các máy thái lát mỏng thường cắt cả phô mai và thịt
  • Một vài nhãn hiệu cá ngừ có chứa casein
  • Một vài loại thịt chế biến sẵn có chứa casein
  • Các sản phẩm “không sữa” đôi khi có chứa các nguyên liệu từ sữa
  • Một vài thuốc không kê đơn sử dụng đường sữa (lactose) như chất độn.

Đậu phộng

Đậu phộng là một món phổ biến ở Việt Nam. Chúng được ăn kèm với nhiều món ăn để tạo vị béo thơm. Đậu phộng được tìm thấy trong các món như:

  • Xôi đậu phộng
  • Chè đậu phộng
  • Kẹo đậu phộng
  • Bơ đậu phộng
  • Món xà-lách trộn, có thể có dầu đậu phộng
  • Một số món ăn gia đình: gỏi, bún thịt nướng…
  • Các món bánh nướng, kem, bánh mì.

Trứng

Trứng và các protein từ trứng (albumin) có thể có trong hầu như mọi món ăn, bao gồm:

  • Kẹo dẻo
  • Sốt mayonnaise
  • Bánh trứng đường
  • Lớp trứng trang trí bánh
  • Các sản phẩm từ thịt chế biến sẵn hay đóng gói
  • Một số loại vắc xin (bạn nên thận trọng hỏi bác sĩ trước khi dùng để tránh tác dụng phụ).

Đậu nành

Giống như sữa và đậu phộng, đậu nành cũng là thành phần nguyên liệu được dùng phổ biến trong các món ăn Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi dùng, bạn nên lưu ý một số món sau đây nếu bạn bị dị ứng với đậu nành:

  • Đồ nướng đóng gói
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Thực phẩm thay thế thịt
  • Edamame (đậu nành non nguyên vỏ), đậu phụ, miso (món tương đậu nành của Nhật), tempeh (món đậu nành lên men truyền thống của Indonesia)
  • Protein thủy phân từ rau (HVP), protein cấu trúc từ rau (TVP), lecithin, monodiglyceride.

Trong trường hợp con bạn bị dị ứng thức ăn, bạn đừng quên hướng dẫn những người lớn đang nhận trách nhiệm chăm sóc con bạn cách để nhận biết các dấu hiệu của phản ứng dị ứng. Bạn nên gửi các giáo viên, y tá trường học và những người khác đang chăm sóc con khi bạn vắng mặt những hướng dẫn được ghi chép dưới dạng một kế hoạch hành động cấp cứu và những bài huấn luyện cách để phản ứng trong trường hợp cấp cứu dị ứng thức ăn để đảm bảo an toàn cho bé yêu của bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 nguyên liệu đắp mặt nạ phổ biến bạn nên cẩn thận

(87)
Trước khi chọn nguyên liệu đắp mặt nạ, bạn nên hiểu rõ về các thành phần bên trong để tránh những nguy cơ làm tổn thương làn da mong manh.Bạn có thể ... [xem thêm]

Bà bầu ăn bơ sẽ nhận được nhiều lợi ích bất ngờ

(49)
Bà bầu ăn bơ không những cung cấp những chất bổ dưỡng cho cơ thể mà còn giảm táo bón, ngăn ngừa tiền sản giật, giúp thai nhi phát triển tốt.Chế độ dinh ... [xem thêm]

Bạn biết gì về bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi?

(80)
So với người trẻ tuổi, người cao tuổi dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu hơn. Nếu không được điều trị tận gốc, tình trạng này có nguy cơ dẫn ... [xem thêm]

Các bài thuốc tự nhiên giúp điều trị huyết áp thấp tại nhà

(100)
Huyết áp thấp là căn bệnh có thể lặp đi lặp lại và khá nguy hiểm đối với người bệnh. Một trong những cách giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh huyết áp ... [xem thêm]

Cùng tìm hiểu về các bệnh tự miễn thường gặp

(15)
Bệnh tự miễn là tình trạng hệ thống miễn dịch tự tấn công chính tế bào trong cơ thể do nhầm lẫn. Tìm hiểu về các bệnh tự miễn thường gặp sẽ giúp ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh tăng cân sao mới khỏe mạnh?

(41)
Sự tăng cân sau khi sinh là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của bé. Có những trẻ sơ sinh tăng cân nhanh, cũng có những trẻ lại tăng rất ít. Để tìm ... [xem thêm]

Những điều cần biết về phẫu thuật tạo hình thành bụng

(72)
Phẫu thuật tạo hình thành bụng là một phẫu thuật thẩm mỹ được sử dụng để cải thiện hình dạng của bụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm ... [xem thêm]

Các nguyên nhân gây ra chứng rụng tóc ở thanh thiếu niên

(47)
Bạn có biết ai cũng có nguy cơ mắc chứng rụng tóc? Không chỉ người lớn tuổi mà ngay cả các thanh thiếu niên ở độ tuổi 20 cũng rụng tóc đấy. Vậy nguyên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN