Ăn đúng điệu: Tránh 7 cách ăn sushi sai lầm sau đây

(4.07) - 96 đánh giá

Những tín đồ sành ăn chắc hẳn đã quen thuộc với món sushi truyền thống đến từ nền ẩm thực Nhật Bản. Đây là một món ăn ngon miệng và đẹp mắt, nhưng nếu không biết cách ăn sushi thì có thể gây hại cho sức khỏe của bạn đấy!

Sushi được làm từ hải sản và cơm, ăn kèm với chút nước tương, mù tạt cay cay khiến chúng ta không thể cưỡng lại hương vị hấp dẫn của món ăn này.

Sushi được đánh giá là một món ăn thuần khiết khi ít gia vị và giữ lại trọn vẹn hương vị, dưỡng chất của từng nguyên liệu. Vì vậy, nhiều người có thói quen thưởng thức sushi cùng bạn bè và gia đình tại các nhà hàng Nhật tại Việt Nam hoặc tận hưởng nền ẩm thực này tại Nhật Bản.

Sushi tương đối có lợi cho sức khỏe, thế nhưng không phải ai cũng biết cách ăn sushi ngon đúng điệu mà vẫn có thể giữ sức khỏe tốt. Những lưu ý trong cách ăn sushi dưới đây sẽ giúp bạn thưởng thức món sushi một cách an toàn và trọn vẹn nhất!

1. Cách ăn sushi chấm quá nhiều nước tương

Nguồn: www.rd.com

Nước tương là gia vị không thể thiếu trong món sushi hấp dẫn. Nước tương kèm một ít mù tạt cay nồng giúp làm tăng hương vị cho món sushi.

Tuy nhiên, nhiều người có thói quen chấm miếng sushi đẫm nước tương rồi mới thưởng thức. Điều này vô tình làm cho vị mặn của nước tương át đi vị ngọt thơm của thức ăn và gây hại đến sức khỏe.

Theo ước tính, một thìa nước tương có thể chứa tới 1.024 mg muối. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người không nên ăn quá 2.400 mg muối mỗi ngày để tránh tình trạng bị cao huyết áp.

Vì vậy, bạn nên lựa chọn loại nước tương có ít muối hoặc chỉ nên chấm một ít nước tương khi ăn sushi thôi nhé!

2. Ăn sushi với quá nhiều đồ chiên tempura

Nguồn: www.rd.com

Tempura là món ăn được chế biến từ tôm, mực, sò điệp, cua, các loại cá và rau củ như khoai lang, bí đỏ, ớt, rau… Các loại nguyên liệu này sau khi được tẩm bột đặc biệt sẽ được chiên giòn.

Mặc dù đây cũng là món ăn truyền thống và thơm ngon nhưng món ăn này thật sự không tốt cho sức khỏe. Điều này là do quá trình chiên tempura khiến cho món ăn này chứa nhiều chất béo và dầu mỡ.

Một phần ăn điển hình của món chiên tempura rau củ có chứa tới 1.600 calo, trong đó lượng dầu hấp thụ vào rau củ chiếm tới 60% lượng calo này.

Vì vậy, khi thưởng thức món ăn này với người thân hay bạn bè, bạn chỉ nên gọi một đĩa ăn cùng với nhiều người để tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo nhé!

3. Cách ăn sushi với quá nhiều cơm cuộn cay

Nguồn: www.rd.com

Nhiều người yêu thích món cơm cuộn hải sản cay nhưng món ăn này lại có thể gây hại cho vòng eo của bạn.

Khi chế biến món này, cá sẽ được trộn với mayonnaise và nước sốt cay để món ăn trung hòa giữa vị cay và béo. Tùy thuộc vào lượng mayonnaise mà đầu bếp có thể chế biến món ăn có lượng chất béo và calo tăng lên rất nhiều.

Một miếng cơm cuộn cá ngừ cay có chứa tới 290 calo và 11g chất béo. Thay vào đó, bạn nên gọi cơm cuộn cá ngừ loại bình thường chỉ chứa 184 calo và 2g chất béo mà thôi.

4. Ăn sushi với khẩu phần quá lớn

Khi bạn đang đói bụng hoặc khi bạn quá yêu thích món ăn nào, bạn thường gọi quá khẩu phần ăn phù hợp so với cơ thể. Một tính chất tự nhiên của sushi là một miếng sushi khá nhỏ và bạn có thể gọi một cách không giới hạn. Vì vậy, bạn có xu hướng chọn lựa nhiều món ăn.

Tuy nhiên, bạn nên lưu tâm tới khẩu phần sushi của mình. Một khẩu phần ăn tôm chiên tempura từ 6–8 miếng có chứa tới 508 calo. Nếu bạn gọi 2 phần, lượng calo sẽ lên tới hơn 1.000 calo.

Thay vì gọi món ăn có quá nhiều calo, bạn có thể gọi sashimi, súp, salad hoặc các món rau có chứa ít calo hơn. Cần tránh gọi khẩu phần ăn quá lớn để đảm bảo bạn ăn một lượng thức ăn vừa đủ, không quá nhiều.

5. Cách ăn sushi quá ít sashimi

Nguồn: www.rd.com

Một miếng sushi có chứa khoảng một chén gạo trắng. Điều này có nghĩa là sushi chứa rất nhiều tinh bột và không chứa nhiều protein.

Vì thế, nếu bạn tự hỏi ăn sushi có béo không thì hãy ăn thay thế bằng nhiều sashimi hơn nhé. Đây là món ăn làm từ miếng hải sản tươi sống được cắt thành lát mỏng có chiều rộng khoảng 2,5cm, chiều dài 4cm và dày khoảng 1–2cm. Sashimi là một món ăn giúp bạn cắt giảm lượng tinh bột và bổ sung những chất dinh dưỡng mà không lo béo.

Bạn có thể gọi 125g sashimi cá ngừ có chứa khoảng 25.9g protein. Cơm có thể được phục vụ riêng và đặt bên cạnh đĩa sashimi cá ngừ, bằng cách này bạn có thể dễ dàng điều chỉnh phần ăn và tránh ăn quá nhiều tinh bột.

Bạn muốn biết ăn sashimi có tốt không? Hãy tham khảo bài viết: Ăn cá sống phải biết cách mới tốt cho sức khỏe.

6. Cách ăn sushi bỏ qua món khai vị

Nguồn: www.rd.com

Các món khai vị như súp miso thường được phục vụ 1 bát nhỏ trước khi phục vụ sushi. Súp miso được nấu từ các loại ngũ cốc như gạo, tương, lúa mì đã được thêm men và muối để lên men nấu kèm với tỏi tây, đậu phụ, nấm, ngao sò hay thịt lợn. Món súp này có mùi thơm hấp dẫn, hơi chua, ngọt và mặn nên rất tốt để kích thích vị giác của người ăn.

Ngoài ra, các cửa hàng sushi cũng có nhiều món salad giảm cân hấp dẫn, gừng muối, tỏi muối và nhiều gia vị kèm theo khác. Nhiều người đến nhà hàng để thưởng thức món sushi chính mà quên mất rằng những món khai vị cũng rất ngon và giúp kích thích vị giác trước khi dùng bữa chính. Nếu bạn băn khoăn ăn sushi có mập không thì hãy ăn khẩu phần nhỏ cùng nhiều món ăn kèm khác hơn nhé.

Bắt đầu bữa ăn với một bát súp miso là một cách tuyệt vời để khai vị và bổ sung khoảng 70–80 calo. Tuy nhiên, vì súp miso có chứa nhiều muối nên bạn chỉ nên ăn 1 bát trước bữa tối thôi nhé.

7. Cách ăn sushi với gạo trắng

Bạn có biết rằng gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và protein hơn gạo trắng? Vì vậy, gạo lứt thường được sử dụng trong các chế độ ăn kiêng hoặc các chế độ ăn dinh dưỡng.

Các nhà khoa học tại Đại học Harvard còn phát hiện ra rằng những người ăn gạo lứt có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 thấp hơn rất nhiều.

Khi mua sushi từ siêu thị, bạn nên lựa chọn loại sushi được làm từ cơm gạo lứt. Khi thưởng thức món ăn này tại các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu món sushi làm từ gạo lứt để nâng cao sức khỏe hơn.

Lưu ý trong cách ăn sushi

Ăn sushi có tốt không phụ thuộc vào cách ăn của bạn. Cách ăn sushi không những thể hiện bạn là người am hiểu về ẩm thực Nhật Bản mà còn giúp đảm bảo sức khỏe. Vậy bạn nên lưu ý những điều gì khi ăn sushi?

Sushi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng

Sushi được làm từ các loại hải sản chất lượng cao chứa nhiều axit béo omega 3 giúp hỗ trợ chức năng hệ thần kinh, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường tuýp 2. Sushi có chứa các thành phần giàu protein, vì vậy đó là khẩu phần ăn lý tưởng giúp chữa lành vết thương và hồi phục sức khỏe.

Bạn không nên ăn sushi quá thường xuyên

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn chỉ nên ăn tối đa trung bình 2 bữa hải sản mỗi tuần để đảm bảo hàm lượng thủy ngân trong cơ thể đạt ở mức cho phép. Các loại hải sản dùng để làm sushi thường chứa lượng thủy ngân lớn, vì vậy bạn không nên ăn sushi quá thường xuyên nếu sợ ăn sushi có béo không.

Nguy cơ bị nhiễm khuẩn khi ăn sushi

Sushi có sử dụng hải sản tươi sống nên bạn có thể có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn hoặc một số kí sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, khi ăn sushi, bạn nên tuyệt đối cẩn trọng. Bạn chỉ nên chọn những nhà hàng uy tín và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như lựa chọn nguồn hải sản sạch khi chế biến tại nhà.

Người không nên ăn sushi

Những người có hệ miễn dịch yếu, dễ bị tổn thương, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai không nên ăn cá tươi, sống hoặc chưa nấu chín. Đặc biệt phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn sushi để tránh nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

Bạn có thể quan tâm: Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết để tránh hậu quả đau lòng.

Lựa chọn thay thế sushi hải sản sống

Nếu không thể ăn được hải sản sống, bạn có thể tới cửa hàng sushi và thưởng thức các thực đơn khác như các món súp, món chiên, món cơm cuộn từ hải sản đã nấu chín và các món salad hấp dẫn.

Những thói quen ăn sushi không đúng cũng có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cân nặng và vóc dáng của bạn. Vì vậy, bạn hãy học cách ăn sushi an toàn để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị món ăn này mà không còn lo lắng xem ăn sushi có tốt không nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Con đường từ bướu thịt cổ tử cung dẫn tới u xơ

(39)
Bướu thịt cổ tử cung là những bướu lành tính có bề mặt nhẵn, trơn xuất hiện ở tử cung. Bướu thịt xuất hiện ở tử cung được gọi là u xơ tử cung. ... [xem thêm]

Lợi ích của bơi lội: Tác động tốt lên toàn bộ cơ thể

(89)
Lợi ích của bơi lội không chỉ nằm ở việc đây là một kỹ năng sinh tồn mà môn thể thao dưới nước này còn tác động tích cực đến sức khỏe tổng thể ... [xem thêm]

5 vấn đề mẹ không nên bỏ qua trong thời gian cho con bú

(67)
Bạn đang cho con bú song lại nghiện cà phê hay ưa thích các loại thức uống chứa caffein. Trong trường hợp nếu băn khoăn không biết liệu việc uống cà phê có ... [xem thêm]

Khiếm thị do biến chứng bệnh tiểu đường

(68)
Tiểu đường có thể gây hại cho mắt. Nó có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần sau của mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu ... [xem thêm]

Chi phí khám chữa bệnh: Nỗi lo của các bệnh nhân cơ xương khớp

(53)
Khi mắc bệnh cơ xương khớp, bên cạnh những bệnh nhân tích cực đi khám chữa bệnh để điều trị dứt điểm, vẫn có những trường hợp vì lo ngại chi phí ... [xem thêm]

7 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thất bại

(69)
Nỗi ám ảnh sợ thất bại có thể khiến bạn khước từ hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội đến với mình. Cơ hội sẽ không đến với bạn quá nhiều lần, bạn có ... [xem thêm]

10 lý do khiến thị lực kém bạn nên biết khi trước khi quá muộn

(66)
Cận thì đeo kính, quá lắm thì mổ là lối suy nghĩ của không ít người để bao biện những thói quen không lành mạnh, là lý do khiến thị lực kém ngay khi còn ... [xem thêm]

Tập thể dục mọi lúc mọi nơi thật dễ dàng

(76)
Bạn đang muốn giảm cân để chuẩn bị đón Tết và chăm sóc sức khỏe sau những bữa tiệc Tất niên đầy dầu mỡ? Vậy thì hãy lưu ngay 30 bài tập thể dục ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN