9 triệu chứng huyết áp thấp bạn nên biết

(3.97) - 25 đánh giá

Nếu không biết sớm những triệu chứng huyết áp thấp để điều trị kịp thời, bạn có thể sẽ gặp các biến chứng của bệnh như đau thắt ngực, suy thận, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Huyết áp thấp là một tình trạng bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi. Bạn nên hết sức lưu ý khi đường huyết cơ thể giảm đột ngột xuống dưới 90/60 mmHg (nghĩa là huyết áp tâm thu từ 90 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 mmHg trở xuống).

Dưới đây là những triệu chứng huyết áp thấp bạn nên tham khảo để có cách điều trị phù hợp và chăm sóc cơ thể khỏe mạnh.

1. Chóng mặt

Chóng mặt là triệu chứng huyết áp thấp rõ ràng và phổ biến nhất của hạ huyết áp tư thế đứng. Bạn sẽ bị chóng mặt nếu thay đổi tư thế đột ngột như ngồi bật dậy khi đang nằm hoặc đứng lên sau khi ngồi lâu trên bàn làm việc trong một thời gian dài. Thậm chí bạn còn có nguy cơ bị té ngã nếu đứng quá lâu.

Để hạn chế tình trạng chóng mặt do thay đổi tư thế, bạn nên từ từ ngồi dậy hoặc đứng dậy sau khi đã giữ một tư thế quá lâu. Khi nằm ngủ, bạn cũng nên để gối đầu thấp và đặt chân cao giúp máu dễ lưu thông.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bạn có biết làm thế nào để chữa chóng mặt hiệu quả?

2. Thiếu tập trung

Bạn có thể gặp tình trạng thiếu tập trung nếu như căng thẳng, bận rộn công việc hay thiếu ngủ. Tuy nhiên, bạn cũng có nguy cơ giảm khả năng tập trung do máu không được di chuyển đến não với tốc độ chấp nhận được khiến các tế bào trong não không được nuôi dưỡng và gây ra tình trạng huyết áp thấp.

Để tỉnh táo và tập trung hơn, bạn nên ngủ đủ giấc giúp tăng cường lưu thông máu, tập thể dục nhẹ nhàng và bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho não. Ngoài ra, bạn nên uống nhiều nước để tăng thể tích máu trong cơ thể giúp máu dễ lưu thông.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những loại thực phẩm cực tốt cho trí não.

3. Mệt mỏi

Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi vì uống một loại thuốc điều trị chứng bệnh khác. Bên cạnh đó, một số người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi vào buổi sáng khi thức dậy. Tình trạng này sẽ giảm nếu bạn ngủ thêm, nhưng đến chiều thì cơ thể bạn lại mệt mỏi khi gặp áp lực công việc.

Khi thấy mệt mỏi, bạn nên ăn trái cây tươi để giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Bạn cũng nên học cách quản lý công việc và quản lý stress để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

4. Mờ mắt

Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của huyết áp thấp đó là làm người bệnh bị mờ mắt. Điều đáng sợ là triệu chứng này có thể kéo dài hoặc thậm chí là vĩnh viễn. Nếu bị mờ mắt hoặc giảm thị lực, bạn hãy gọi bác sĩ ngay lập tức.

Bạn nên bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm tốt cho mắt và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để giúp bạn ngăn ngừa các bệnh về mắt. Nếu bạn là người làm việc trong văn phòng, bạn cần giữ khoảng cách với máy tính và cho mắt nghỉ ngơi khoảng 5 phút sau 1 tiếng làm việc.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: 10 thực phẩm vàng cho đôi mắt sáng.

5. Chảy mồ hôi

Huyết áp thấp sẽ ngăn cản máu đến các chi, làm cơ thể người bệnh chảy mồ hôi và lạnh. Ngoài ra, khi huyết áp hạ xuống thấp, da người bệnh có thể xanh xao hoặc tím tái. Đây là triệu chứng huyết áp thấp nghiêm trọng bạn không nên xem nhẹ.

Khi chảy mồ hôi, cơ thể bạn sẽ dễ dàng bị mất nước. Vì thế, bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể và nên tránh các đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt…

6. Tim đập nhanh

Máu không thể lưu thông đến tim là nguyên nhân khiến tim co bóp không đều. Tim phải đập nhanh hơn để bù lại lượng máu chưa được truyền tới tim khiến tim phải làm việc quá sức dẫn đến tình trạng tụt huyết áp ở một số người.

Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng để tăng quá trình lưu thông máu cho cơ thể như tập yoga, đi bộ, chơi cầu lông… Bạn nên hạn chế chơi những môn thể thao mạnh khiến tim đập nhanh hơn như nhào lộn, nhảy, điền kinh…

7. Trầm cảm

Huyết áp thấp có thể khiến lưu lượng máu đến não của bạn giảm xuống mức dưới trung bình. Lượng máu đưa đến não ít sẽ dẫn đến các triệu chứng trầm cảm. Theo nghiên cứu, những người bị huyết áp thấp có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn tới 30% những người không mắc bệnh. Nếu bạn giữ huyết áp ở mức ổn định, bạn có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm.

Bạn nên giữ tinh thần lạc quan và tránh xúc động quá mạnh khiến đường huyết trong cơ thể hạ thêm như sợ hãi, lo lắng và chán nản.

8. Buồn nôn và nôn

Một trong những loại huyết áp thấp phổ biến nhất là hạ huyết áp qua trung gian thần kinh, biểu hiện khi bạn đứng trong một thời gian dài. Tình trạng huyết áp thấp xảy ra khi bạn đứng quá lâu làm cho các tín hiệu giữa tim và não bị trục trặc. Bạn có thể cảm thấy đau bụng hoặc thậm chí nôn mửa trong những trường hợp nặng.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên mang vớ ép y khoa để tránh máu dồn ứ ở chân mà trở về tim thuận lợi hơn.

9. Ngất xỉu

Trong trường hợp cực đoan, huyết áp của bạn có thể xuống thấp đến mức bạn bị mất ý thức và ngất xỉu. Điều này là do lưu lượng máu đến não giảm do huyết áp thấp.

Nếu cảm thấy có dấu hiệu mệt mỏi đến kiệt sức do huyết áp thấp, bạn nên nhờ người thân pha một cốc cà phê, trà gừng, nước sâm hoặc ăn món có nhiều muối để giúp cơ thể bạn ổn định lại. Nếu không có sẵn đồ ăn, bạn nên uống nhiều nước lọc để giúp kích thích nhịp tim và nâng chỉ số huyết áp tạm thời.

Bạn cũng có thể bảo vệ bản thân mình bằng cách nhờ người thân theo dõi các triệu chứng bệnh của mình. Trong trường hợp các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm khi đã thực hiện các bước sơ cứu, bạn cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp.

Bạn không nên chủ quan với bệnh tình của mình khi thấy cơ thể có một trong những triệu chứng huyết áp thấp kể trên. Để điều trị bệnh đúng cách, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám chữa bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp tại nhà để có cơ thể khỏe mạnh hơn như tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý nhé.

Hoa Vũ | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Yếu sinh lý, chậm có con vì các thói quen khó bỏ

(74)
Yếu sinh lý dường như là nỗi băn khoăn lớn nhất của đàn ông trưởng thành, nhất là với người đã lập gia đình và sớm muốn có con. Phụ nữ mang thai ... [xem thêm]

Cách nuôi con ăn dặm kiểu Tây cho bé từ 1 đến 2 tuổi

(43)
Chúng tôi gợi ý cho bạn thực đơn chi tiết của một ngày khi bạn muốn nuôi con ăn dặm kiểu Tây với đầy đủ dưỡng chất cần thiết.Khác với cách ăn dặm ... [xem thêm]

Dầu đậu phộng (dầu lạc): Lựa chọn mới khi nấu ăn

(57)
Dầu đậu phộng (dầu lạc) ngày càng được ưa chuộng bởi có thể dùng để chế biến thực phẩm cho đến dưỡng da cũng như giúp bảo vệ sức khỏe.Hiện nay, ... [xem thêm]

Những triệu chứng ung thư cổ tử cung thường bị bỏ qua

(99)
Nhận biết các dấu hiệu ung thư cổ tử cung ngay từ đầu sẽ giúp phụ nữ sớm phát hiện bệnh và tiếp nhận điều trị, từ đó hạn chế những rủi ro khôn ... [xem thêm]

Hỏi đáp về những vấn đề xung quanh phẫu thuật gan

(11)
Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan là một trong những phương pháp giải phẫu gan phổ biến nhất. Các chuyên gia thường áp dụng thủ thuật này trong quá trình ... [xem thêm]

Nhiễm virus HPV khi mang thai: Dấu hiệu, điều trị và phòng ngừa

(21)
Nhiễm virus HPV (gây u nhú) trước hoặc trong khi mang thai luôn là vấn đề sức khỏe nên được quan tâm bởi điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến thai ... [xem thêm]

5 loại đột quỵ lỗ khuyết

(27)
Đột quỵ lỗ khuyết là gì?Đột quỵ lỗ khuyết là đột quỵ do một nhánh nhỏ của một mạch máu lớn bị tắc. Do cách các mạch máu phân bố trong não nên ... [xem thêm]

Ban xuất huyết là gì?

(53)
Ban xuất huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định lý do dẫn đến tình trạng này rất quan trọng để đưa ra cách điều trị thích ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN