Tật ngón tay cò súng, đã có cách điều trị không phẫu thuật

(4.44) - 29 đánh giá

Tt ngón tay cò súng không ch gây đau đn cho bnh nhân mà nó còn nh hưởng đến tính thm m, khiến bn ngi giao tiếp. Vy làm sao đ điu tr d tt này?

Tật ngón tay cò súng có nguy cơ cao xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới. Để điều trị tận gốc tình trạng này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và những biện pháp hiệu quả hiện nay. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Tật ngón tay cò súng là gì?

Trong một khớp khỏe mạnh, gân hoạt động như một dải băng gắn liền với xương và cơ ở cả hai bên. Cùng với các cơ, gân hỗ trợ chuyển động của các xương trong bàn tay và cánh tay khi uốn cong và duỗi thẳng.

Thông thường, gân có khả năng trượt qua các mô che phủ nhờ màng bôi trơn xung quanh khớp (bao hoạt dịch). Khi dây chằng trong ngón tay hoặc ngón cái bị viêm và sưng, tình trạng ngón tay cò súng xuất hiện. Nếu điều này xảy ra trong một thời gian dài, nó sẽ tạo ra sẹo hoặc vỏ dày, ngăn chặn gân chuyển động dễ dàng và tạo ra âm thanh lạ trong các khớp.

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật này mà bạn có thể không nhận ra:

  • Nếu là phụ nữ, bạn có nguy cơ bị ngón tay cò súng cao hơn so với nam giới;
  • Những người ở độ tuổi 40–60 thường bị ngón tay cò súng;
  • Nếu gặp phải một số biến chứng do bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc viêm khớp dạng thấp thì bạn có nguy cơ bị ngón tay cò súng cao hơn;
  • Thường xuyên thực hiện các hoạt động làm căng bàn tay, chẳng hạn như gõ hoặc sử dụng các dụng cụ có liên quan.

Các lựa chọn điều trị không phẫu thuật cho bệnh ngón tay cò súng

Nghỉ ngơi

Nếu các triệu chứng không trở nặng, bạn nên để cho tay và các ngón tay nghỉ ngơi và giúp chúng phục hồi.

Thuốc

Dùng thuốc giảm đau không kê toa, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) hoặc acetaminophen.

Thuốc tiêm steroid

Nếu các triệu chứng trở nặng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiêm thuốc corticosteroid (thuốc chống viêm) để giảm sưng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giải pháp này chỉ là tạm thời, đặc biệt khi bạn đang có các bệnh trạng như tiểu đường và viêm khớp.

Tập thể dục

Trong nhiều trường hợp, tập thể dục cho bàn tay và ngón tay là cách điều trị tốt nhất và phòng ngừa bệnh ngón tay cò súng. Những bài tập tay sẽ tăng cường cơ và gân. Các bài luyện tập sẽ kèm theo liệu pháp nóng và lạnh, đeo nẹp hoặc đơn giản là chỉ cần tập thể dục.

Trị liệu nắn chỉnh xương khớp

Nắn chỉnh xương khớp hay vật lý trị liệu được xem là phương pháp thay thế tuyệt vời.

Phương pháp nắn chỉnh xương khớp với các cách điều trị có khả năng phục hồi tật ngón tay cò súng được gọi là kỹ thuật giải phóng hoạt động (ART) và kỹ thuật Graston. Các nghiên cứu về nắn chỉnh xương khớp cho thấy các phương pháp điều trị này rất hiệu quả cho tật ngón tay cò súng.

Nắn xương khớp giúp bệnh nhân giảm đau hiệu quả hơn mà không cần sử dụng các thủ thuật xâm lấn. Bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa vật lý trị liệu để được tư vấn và có biện pháp xử lý tận gốc tật ngón tay cò súng.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 bài tập giúp giảm cứng khớp ngón tay hiệu quả
  • Mách bạn những biện pháp giúp ổn định tâm lý người bệnh tiểu đường
  • Dấu hiệu nhận biết chấn thương và rối loạn chức năng ở ngón tay
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bé kén ăn rau, làm sao để bổ sung chất xơ?

(44)
Chất xơ giúp giữ cho ruột non của trẻ được nghỉ ngơi đều đặn. Tuy nhiên, thực phẩm có nhiều chất xơ không phải là món ăn ngon nhất trên bàn ăn, vì ... [xem thêm]

Thuốc điều trị HIV gồm những loại nào?

(18)
HIV là căn bệnh của thế kỷ và hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có thuốc điều trị HIV giúp kiểm soát virus trong người, làm chúng ... [xem thêm]

Các bệnh ngoài da phổ biến bạn có thể mắc phải

(36)
Các bệnh ngoài da không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Bạn có biết cách chữa ... [xem thêm]

9 sai lầm kinh điển khiến bạn đau khổ sau chia tay

(60)
Cảm giác hụt hẫng sau khi chia tay có thể khiến chúng ta bỗng trở nên bi lụy hoặc giận dữ đến mức hành động mù quáng không thể kiểm soát được. Đây ... [xem thêm]

Điều trị ung thư vú: Liệu pháp nội tiết tố và sinh học

(44)
Liệu pháp nội tiết tố và sinh học được sử dụng trong điều trị ung thư vú. Giống như các thủ thuật khác, cả hai liệu pháp này cũng có một số tác dụng ... [xem thêm]

7 cách ăn sushi sai lầm bạn nên tránh

(59)
Những tín đồ sành ăn chắc hẳn đã quen thuộc với món sushi truyền thống đến từ nền ẩm thực Nhật Bản. Đây là một món ăn ngon miệng và đẹp mắt, ... [xem thêm]

Ăn hải sản thế nào mới tốt cho sức khỏe?

(99)
Hải sản là nguồn thực phẩm vô cùng phong phú và giàu giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc chọn lựa và ăn hải sản không đúng cách có thể để ... [xem thêm]

Kinh nghiệm tập em bé ngồi bô hiệu quả của các bà mẹ bỉm sữa

(48)
Dù tã là một vật dụng tiện nghi giúp mẹ bỉm sữa rất nhiều trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng bạn sẽ phải tốn rất nhiều tiền cho khoản ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN