5 vấn đề vùng kín cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn

(4.46) - 29 đánh giá

Âm đạo ngứa ngáy, khí hư có mùi, chu kỳ kinh nguyệt thất thường… tất cả các vấn đề vùng kín này đều cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn.

Âm đạo hay còn gọi là vùng kín của phụ nữ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe sinh sản. Với vị trí như vậy, âm đạo không tránh khỏi bị tác động bởi nhiều yếu tố và thường gặp các vấn đề vùng kín như ngứa ngáy, sưng tấy khó chịu… Những biểu hiện bất thường này có phải là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý phụ khoa? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

1. Vùng kín ngứa ngáy là vấn đề vùng kín thường gặp

Nếu thỉnh thoảng vùng kín ngứa ngáy sau khi bạn đổ mồ hôi quá nhiều trong phòng tập thể dục hay sau khi cạo lông thì không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra. Nhưng tình trạng âm đạo ngứa nhiều, ngứa kéo dài có thể là dấu hiệu bất thường. Đôi khi vùng kín của bạn bị dị ứng với xà phòng, bị nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc nhiễm trùng lây qua đường tình dục trichomonas.

Mặc dù nhiều phụ nữ tự điều trị ngứa âm đạo bằng các loại không kê toa, nhưng bác sĩ Michael Cackovic ở Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio (Mỹ) khuyên rằng: “Bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ngứa ngáy và tìm ra hướng điều trị chuẩn xác”. Uống nhầm thuốc hoặc điều trị sai hướng có thể làm triệu chứng thêm tồi tệ.

2. Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Giảm cân, tập thể dục quá sức, căng thẳng… đều có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thất thường, ngắn hơn hoặc dài hơn. Ngoài các yếu tố trên, bạn nên tìm hiểu hội chứng buồng trứng đa nang có liên quan đến tình trạng mất cân bằng hormone.

Bác sĩ Daniel Breitkopf – Chủ nhiệm khoa Phụ khoa tại Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, cho biết: “Những phụ nữ mắc buồng trứng đa nang không thường xuyên rụng trứng”. Nếu không rụng trứng, hiển nhiên chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều và khoảng vài tháng bạn mới có kinh nguyệt một lần.

Dấu hiệu khác của buồng trứng đa nang gồm: mọc mụn trứng cá, lông tóc phát triển bất thường trên mặt, lưng hoặc ngực. Sự rối loạn hormone sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong việc mang thai.

3. Âm đạo có mùi khó chịu

Mùi âm đạo phụ thuộc vào ngày trong chu kỳ, trang phục bạn mặc hay mồ hôi vùng kín. Mùi âm đạo có thể từ nhẹ đến nặng, nhưng không phải là mùi khó chịu. Theo tiến sĩ Cackovic: “Mùi khó chịu có thể do chế độ ăn uống hoặc nhiễm trùng”. Viêm âm đạo do vi khuẩn và các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh trichomonas thường là thủ phạm gây mùi hôi khó chịu và các vấn đề vùng kín.

4. Khí hư thay đổi bất thường

Thực tế là lượng, màu sắc và mùi khí hư của mỗi phụ nữ khác nhau. Khí hư cũng thay đổi theo ngày trong chu kỳ kinh, có thể có màu trắng đậm hay trông như nước, trơn dính…

Tuy nhiên, nếu khí hư có sự khác biệt rõ rệt về màu sắc, số lượng hay mùi, cần phải được chú ý ngay. Tiến sĩ Cackovic cho biết nguyên nhân của sự thay đổi có thể do hormone, mang thai, nhiễm trùng, bệnh lậu, chlamydia hay bệnh lây truyền qua đường tình dục… Nếu hiện tượng này kéo dài 2 ngày, tốt nhất bạn nên đi khám.

5. Âm đạo bị sưng tấy

Sờ thấy một cục sưng tấy trong âm đạo đôi khi là điều đáng lo ngại. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, điều này hoàn toàn không nguy hại gì. Một khối sưng dưới da âm hộ có thể đơn giản là sự tích tụ chất lỏng bị tắc nghẽn, chúng sẽ tự biến mất sau một thời gian. Nhưng nếu cục sưng tấy đau và ngày càng sưng to hơn, tốt nhất hãy đến các phòng khám.

Mụn nhọt hoặc nổi ban đỏ trên da gần môi âm hộ có thể do các nang lông bị tắc nghẽn, nhiễm trùng hoặc do cạo lông, mặc quần bó sát nhiều giờ liền. Tình trạng này cũng có thể là do phản ứng dị ứng với xà phòng, sữa tắm… Thử chờ vài tuần xem những dấu hiệu này có giảm bớt hay không, nếu vẫn còn thì bạn nên trình bày rõ vấn đề vùng kín của mình với các bác sĩ.

Ngoài ra, những việc rất đơn giản hàng ngày như thay băng vệ sinh thường xuyên khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, vệ sinh vùng kín hàng ngày có thể bảo vệ vùng kín của bạn tránh vi khuẩn xâm nhiễm. Hãy luôn chú ý mỗi khi vùng kín có dấu hiệu bất thường và đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Điều trị viêm khớp cổ chân không cần dùng thuốc: Bạn đã biết?

(79)
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý cơ xương khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi và người trẻ tuổi vận động, chơi thể thao nhiều. Đa số mọi người ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về ung thư tủy xương

(73)
Ung thư tủy xương là một dạng ung thư bắt đầu từ tủy, nằm bên trong xương. Hầu hết những người bị ung thư tủy xương đều không có các yếu tố nguy ... [xem thêm]

Ăn gì để dễ thụ thai? 13 thực phẩm bạn nên biết

(19)
Chế độ dinh dưỡng có thể giúp bạn tăng khả năng thụ thai thành công. Vậy bạn nên ăn gì để dễ thụ thai? Hãy thử những thực phẩm mà Chúng tôi giới ... [xem thêm]

Đối phó với bệnh cúm khi bị tiểu đường

(98)
Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng phải nhập viện để điều trị do nhiễm cúm và các biến chứng của nó tăng gấp ba lần so với người bình thường. ... [xem thêm]

Điều trị trầm cảm bằng sốc điện không kinh dị như bạn nghĩ!

(28)
Khi nghe đến liệu pháp sốc điện bạn nghĩ rằng người bệnh phải chịu nhiều đau đớn? Ngày nay khi y khoa phát triển, điều trị trầm cảm bằng sốc điện ... [xem thêm]

Mách bạn các cách tẩy giun an toàn

(36)
Tẩy giun, hay còn gọi là sổ lãi, là quá trình loại bỏ ký sinh trùng đường ruột như giun. Cách tiếp xúc với ký sinh trùng phổ biến nhất là do ăn các loại ... [xem thêm]

Tất tần tật thông tin về bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa

(86)
Lupus ban đỏ là bệnh do hệ thống miễn dịch gây nên. Khi mắc bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ tự tấn công vào các mô khỏe mạnh của cơ thể do nhầm lẫn ... [xem thêm]

Khi nào bé biết lắng nghe bạn và mọi người xung quanh?

(85)
Thính giác là 1 trong 5 giác quan quan trọng của con người. Đôi khi bạn thấy con không đáp lại tiếng gọi của mình nên nghĩ thính giác con có vấn đề. Đừng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN