4 cách giúp con vượt qua ác mộng: Bạn đã thử chưa?

(3.55) - 76 đánh giá

Nếu con bạn thức giấc, khóc lóc sợ hãi và khó để ngủ lại, nhiều khả năng là bé đã gặp ác mộng. Khi bé yêu đã chìm sâu vào giấc ngủ, bé có thể gặp ác mộng trong suốt nửa sau của giấc ngủ. Trẻ có thể nhớ lại những giấc mơ tồi tệ đó vào ngày hôm sau và điều này làm trẻ cảm thấy sợ hãi.

Phân biệt ác mộng với nỗi sợ hãi ban đêm

Bạn cần phân biệt rõ ràng giữa cơn ác mộng với nỗi sợ hãi ban đêm. Nỗi sợ hãi ban đêm được xem là một rối loạn giấc ngủ ít phổ biến, thường xảy ra trong suốt một phần ba thời gian đầu của giấc ngủ. Trẻ em mắc nỗi sợ hãi ban đêm có thể đi vào giấc ngủ nhanh chóng nhưng bố mẹ khó có thể dỗ trẻ vào giường. Trẻ không thể nhớ những gì diễn ra trong nỗi sợ hãi của đêm qua vào sáng hôm sau.

Tại sao trẻ gặp ác mộng?

Hầu hết trẻ gặp ác mộng ít nhất một lần trong độ 2 đến 4 tuổi. Đây là giai đoạn thần kinh bé phát triển và bắt đầu hình thành nên nỗi sợ, khả năng tưởng tượng, từ đó những cơn ác mộng hình thành một cách rõ ràng hơn.

Nhiều cơn ác mộng có thể bắt nguồn từ việc nghe những câu chuyện đáng sợ (đôi khi với người lớn là điều bình thường), xem một chương trình ti vi buồn, kích động hoặc chơi đùa quá mức trước khi đi ngủ. Nếu trẻ có cảm giác lo lắng hay buồn phiền ngày hôm đó, trong giấc ngủ bé cũng có thể gặp ác mộng.

Nhiều vấn đề có thể gây nên stress và ác mộng cho trẻ như việc bé đi vệ sinh một mình, đi ngủ không có bố mẹ hoặc bố mẹ bận quá nhiều công việc không có thời gian quan tâm trẻ.

Bố mẹ làm gì để giúp bé vượt qua cơn ác mộng?

Một trong những cách đơn giản nhất bố mẹ có thể giúp bé vượt qua cơn giác mộng là ôm bé và xoa lưng cho đến khi bé cảm thấy ổn trở lại. Tuy nhiên, bố mẹ hạn chế để con ngủ chung, vì có thể tạo thành thói quen khó bỏ cho bé.

Trấn an con đúng cách

Nhiếu bố mẹ chưa thật sự quan tâm đến con mình, nên khi trẻ gặp ác mộng bố mẹ sẽ bảo con quay lại ngủ tiếp. Tuy nhiên, theo phân tích của các nhà tâm lý học cho rằng, trẻ em thường tin vào những giấc mơ là có thật sự thật. Vậy nên, việc đầu tiên mà bố mẹ nên làm khi trẻ bị ác mộng là hãy xoa dịu bé bằng những câu như “Mẹ biết con sợ lắm nhưng trong phòng của con không có gì phải lo sợ đâu!”.

Thời gian ngủ hợp lý

Thời gian ngủ cũng có thể khiến bé gặp ác mộng. Những trẻ đi ngủ quá trễ thường dễ gặp ác mộng hơn. Tốt nhất bố mẹ nên khuyên trẻ đi ngủ sớm, thông thường bé cần 10 đến 11 tiếng để ngủ mỗi ngày. Những thiết bị điện tử có thể ngăn chặn sự sản sinh của hormone kích thích giấc ngủ melatonin. Vì vậy, bạn hãy tắt hết các thiết bị điện tử nửa tiếng trước khi ngủ. Thay vì vậy, bố mẹ có thể cùng con chơi một vài trò chơi nhẹ nhàng như ngắm sao.

Thư giãn

Cơ thể thường dễ dàng đi vào giấc ngủ nếu được thư giãn thoãi mái. Theo các nghiên cứu điều hòa hơi thở cũng là cách giúp trẻ dễ ngủ hơn. Bố mẹ có thể giúp trẻ tập thở bằng cách hướng dẫn bé hít vào bằng mũi phải, sau đó thở ra bằng mũi trái rồi hơi tiếp theo là hít vào bằng mũi trái và thở ra bằng mũi phải. Điều này sẽ giúp cho bé thư giãn hơn. Ngoài ra, một chú gấu bông cũng có thể giúp trẻ có cảm giác an toàn hơn.

Đừng tránh xa thứ gây sợ hãi

Bé càng nghĩ nhiều hoặc thấy nhiều thứ làm chúng sợ, sự lo sợ đó sẽ càng giảm đi. Nguyên nhân của việc này giống như việc nhai kẹo cao su: lúc đầu, vị the ngọt của kẹo sẽ xuất hiện rất nhiều nhưng nếu bạn tiếp tục nhai thì vị đó sẽ biến mất.

Bạn có thể giúp bé dành ra 15 phút mỗi ngày để tiếp xúc với đồ vật đó, có thể là con búp bê, chú chó nhỏ hoặc bất cứ thứ gì làm bé mơ thấy ác mộng nhưng lưu ý đừng làm việc này với con vào ban đêm.

Những cơn ác mộng có thể dễ dàng trở thành một thói quen cho tâm trí bé. Sau một cơn ác mộng hoặc sau khi đi ngủ, nên để bé nghĩ về những thứ vui vẻ và thú vị, thời gian sẽ thay đổi suy nghĩ về sự sợ hãi của mình và bé ít gặp ác mộng hơn.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Làm sao để biết bạn đang mắc một căn bệnh tâm lý?

(28)
Ở Việt Nam, hầu hết chúng ta đều không hề biết mình đang mắc một căn bệnh tâm lý vì hiếm khi quan tâm đến sức khỏe tinh thần. Nếu bạn có trí nhớ kém, ... [xem thêm]

6 bệnh da liễu và những nguy cơ đáng sợ

(56)
Các bệnh da liễu và những nguy cơ sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Nếu bạn không ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng

(35)
Trào ngược dạ dày kiêng ăn gì là băn khoăn của nhiều người bệnh khi chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả. ... [xem thêm]

7 tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe

(47)
Dầu oliu từ lâu đã được sử dụng rộng rãi vì không chỉ đem đến các lợi ích làm đẹp vô cùng “thần kỳ” mà còn đem lại cho bạn một cơ thể khỏe ... [xem thêm]

Mách bạn cách sử dụng bếp từ an toàn

(35)
Nếu vừa sắm một chiếc bếp từ mới cho gian bếp của mình, bạn nên cập nhật ngay cách sử dụng bếp từ an toàn để tận dụng bếp hiệu quả, lâu dài mà ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp tiết kiệm chi phí mua thực phẩm

(71)
Làm thế nào để mua được nhiều thức ăn nhất trong khoản ngân sách cho phép có lẽ luôn là băn khoăn của nhiều bà nội trợ. Đừng quá lo lắng! Các chị em ... [xem thêm]

Bạn đã biết về các thuốc điều trị COPD?

(12)
Sử dụng thuốc điều trị COPD tuy không làm mất các tổn thương ở phổi nhưng sẽ làm giảm sưng, viêm đường thở và giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn, tăng ... [xem thêm]

5 cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh

(11)
Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN