Âm đạo sau sinh có trở lại kích thước bình thường không?

(3.6) - 61 đánh giá

Âm đạo sau sinh sẽ có những mức độ giãn nỡ đáng kể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tập luyện cơ sàn chậu có thể giúp bạn khôi phục lại sự săn chắc.

Estrogen và relaxin là 2 hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở. Estrogen làm tăng lượng máu chảy đến âm đạo, giúp cho mô âm đạo đàn hồi tốt hơn. Relaxin giúp cơ bắp thư giãn. Ngoài ra, nó còn giúp dây chằng và khớp xương chậu nới lỏng, tạo không gian cho bé. Âm đạo sau sinh có trở lại bình thường không? Câu trả lời cho vấn đề này phụ thuộc vào những yếu tố sau đây.

1. Độ giãn của âm đạo sau sinh

Âm đạo sẽ giãn ra khi bạn rặn sinh. Không chỉ âm đạo mà vùng đáy chậu (vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) cũng sẽ giãn ra. Việc âm đạo giãn ra bao nhiêu và bạn có cần cắt tầng sinh môn hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa.

2. Kích thước âm đạo sau sinh phụ thuộc việc sinh thường hay sinh mổ

Nếu bạn sinh mổ thì âm đạo sẽ giãn ra ít. Việc âm đạo giãn ra bao nhiêu phụ thuộc vào thời gian phần đầu của bé đẩy xuống kích thích việc mở cổ tử cung. Nếu bạn đã quyết định sinh thường thì độ giãn nở này sẽ tăng lên.

3. Kích thước của bé

Kích thước của bé là một yếu tố quan trọng để xác định kênh sinh và âm đạo giãn bao nhiêu. Bé có kích thước càng lớn thì sẽ càng tạo nhiều áp lực hơn lên tử cung và âm đạo.

4. Di truyền

Các yếu tố về di truyền cũng ảnh hưởng đến việc giãn nở âm đạo sau sinh. Bạn có thể bị ảnh hưởng hoặc cũng có thể không.

5. Tập thể dục cơ sàn chậu

Các bài tập cơ sàn chậu đóng một vai trò quan trọng trong việc nới lỏng cơ và dây chằng của xương chậu. Điều này giúp cho việc rặn đẻ và việc giãn nở âm đạo diễn ra dễ dàng hơn. Nếu bạn tập thường xuyên, âm đạo sẽ nới lỏng từ từ để thích ứng với bé. Nếu không, việc nới lỏng sẽ diễn ra nhanh, có thể dẫn đến tổn thương vùng đáy chậu. Các bài tập cơ sàn chậu còn giúp cải thiện độ săn chắc của các cơ trước khi sinh.

6. Số lần sinh nở

Nếu bạn đã sinh con trước đây, âm đạo chắc chắn đã bị nới lỏng ra. Lúc này, khi bạn mang thai một lần nữa, âm đạo sẽ tiếp tục nới lỏng. Mỗi lần sinh âm đạo sẽ nới lỏng thêm một chút.

7. Rách đáy chậu

Nếu vùng đáy chậu không bị rách dù bạn sinh qua âm đạo thì rất có thể mô âm đạo đã nới lỏng đến mức tối đa.

Âm đạo bị nới lỏng là điều hết sức bình thường trong quá trình sinh nở. Sau khi sinh, các mô âm đạo cũng sẽ trở về vị trí ban đầu. Mô âm đạo có tính đàn hồi, nó có thể mở rộng cũng có thể co lại. Tuy nhiên, tình trạng âm đạo bị nới lỏng cũng có thể kéo dài một khoảng thời gian mặc dù cả bạn và chồng đều không biết được điều này. Phải mất một khoảng thời gian âm đạo của bạn mới trở lại bình thường, do đó hãy kiên nhẫn. Bạn có thể thúc đẩy điều này bằng cách thường xuyên tập các bài tập cơ sàn chậu.

Nếu bạn tập các bài tập cơ sàn chậu sau khi sinh thì âm đạo sẽ trở lại bình thường nhanh hơn. Những bài tập này giúp tăng cường các cơ sàn chậu. Lúc mới bắt đầu, hãy tập ít nhưng tập thường xuyên. Mỗi ngày tập 2–3 lần, mỗi lần từ 2–3 phút, sau đó tăng lên 5 phút. Bạn sẽ sớm quen với các bài tập này thôi.

8. Các yếu tố khác

Thời gian rặn đẻ, bác sĩ sử dụng các thiết bị y tế như kẹp, máy hút thai trong quá trình sinh… là những yếu tố ảnh hưởng đến độ giãn âm đạo.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gợi ý quà tặng Ngày của mẹ theo phong thủy ngũ hành

(15)
Khi đến thăm trẻ sơ sinh, bạn thường chuẩn bị một số món quà không chỉ cho bé mà còn cả mẹ sau sinh. Ngoài ra, có một số điều bạn cần lưu ý để không ... [xem thêm]

Bật mí 9 lợi ích tuyệt vời của tỏi đối với trẻ em

(60)
Bé yêu đang gặp vấn đề về đường ruột hoặc đau tai? Hãy thử sử dụng tỏi để trị bệnh cho con xem. Bố mẹ sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả của loại ... [xem thêm]

Herpes sinh dục (Mụn giộp sinh dục)

(36)
Định nghĩaHerpes sinh dục (mụn giộp sinh dục) là bệnh gì?Herpes sinh dục, hay mụn giộp sinh dục, là một loại bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục ... [xem thêm]

Bố mẹ biết gì về hội chứng colic ở trẻ?

(88)
Khóc là cách để trẻ sơ sinh giao tiếp với cha mẹ. Tiếng khóc của con cho bạn biết rằng bé đang đói, muốn tè, mệt mỏi, khó chịu hoặc sắp bệnh. Khi bố ... [xem thêm]

Những điều mẹ bầu cần biết về viêm đường tiết niệu

(75)
Phụ nữ rất dễ mắc viêm đường tiết niệu trong thời kì mang thai. Việc tìm ra nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả là điều cần thiết để tránh nguy cơ ... [xem thêm]

8 thực phẩm giúp no lâu và kiểm soát cân nặng

(86)
Bạn có cảm thấy mình no lâu hơn sau khi ăn trứng vào buổi sáng thay vì ăn gà rán? Sự thật là có một số thực phẩm giúp no lâu hơn vừa tốt cho sức khỏe ... [xem thêm]

Giải tỏa nỗi lo thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ

(57)
Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu cảm nhận được thai nhi nấc cụt. Hiện tượng này đôi khi khiến bạn lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu nhé.Sau nhiều tháng mang ... [xem thêm]

5 bước đơn giản giúp bạn hạn chế ứ nước và giảm sưng phù hiệu quả

(99)
Bạn bị sưng đau chân và mắt cá? Bạn cảm thấy nặng nề và tăng cân không kiểm soát? Đây là những dấu hiệu cho biết bạn có thể đang bị ứ nước trong ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN