13 bài tập thể dục cho não giúp bạn giữ vững tinh thần

(4.37) - 60 đánh giá

Bộ não chi phối tất cả mọi hành vi, suy nghĩ của chúng ta. Cũng như mọi bộ phận khác trên cơ thể, não cũng cần được chăm sóc.

Tập thể dục cho não để cải thiện trí nhớ, mức độ tập trung là ưu tiên của nhiều người, đặc biệt là những người lớn tuổi. 13 bài tập dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện chức năng não ở bất kỳ độ tuổi nào.

1. Chơi ghép hình

Cho dù trò chơi xếp hình bạn đang trải nghiệm cho bao nhiêu mảnh ghép và hình ảnh ghép được sẽ là gì, nó cũng sẽ giúp bộ não của bạn được kích hoạt để hoạt động tốt hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tập trung vào việc tìm kiếm những mảnh ghép khác nhau và đưa nó vào vị trí phù hợp cho một bức tranh lớn, não sẽ có cơ hội để thử thách và rèn luyện khả năng tư duy và sự linh hoạt. Các chuyên gia sức khỏe khẳng định chơi ghép hình là cách tuyệt vời để tập thể dục cho não.

2. Chơi cờ

Những trò chơi thư giãn nhẹ nhàng như cờ tướng, cờ vua, cờ ca rô… sẽ giúp người chơi tăng khối lượng ở một số vùng trong não với mức độ nhất định. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu về tác dụng của các trò chơi trí tuệ cũng cho thấy rằng chơi bài cũng sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ và khả năng tư duy.

3. Học thêm từ mới

Vốn từ vựng phong phú sẽ giúp bạn trở thành một người có tư duy nhạy bén. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhiều khu vực trong não bộ có vai trò giúp bạn ghi nhớ từ ngữ, đặc biệt là ở những người hoạt động trong các ngành nghề liên quan đến xử lý thính giác, thị giác như phóng viên, ca sĩ, quan hệ công chúng, dẫn chương trình…

Có nhiều cách làm để bạn gia tăng vốn từ vựng. Trong đó, cách dễ nhất là bạn hãy luôn có một cuốn sổ tay bên cạnh. Khi giao tiếp, nếu có từ nào đó bạn thấy không quen thuộc, hãy chép từ đó vào sổ rồi tra cứu định nghĩa. Bạn tiếp tục sử dụng từ ấy trong ngữ cảnh phù hợp cho những cuộc trò chuyện vào ngày hôm sau.

4. Khiêu vũ hoặc nhảy

Các chuyên gia y tế cho rằng việc học nhảy và thường xuyên thực hiện những bước nhảy mới có khả năng làm tăng tốc độ xử lý và khả năng ghi nhớ của bạn. Nói cách khác, khiêu vũ hoặc nhảy là cách để não làm quen với nhịp điệu nhanh và thư giãn cùng âm nhạc.

Nếu muốn tập thể dục cho não bằng những bước nhảy, bạn hãy thử những cách sau:

– Học nhảy salsa, hiphop hoặc nhảy đương đại

– Tham gia lớp thể dục zumba hoặc jazz

– Xem các chương trình truyền hình có những bước nhảy vui nhộn làm bạn thích thú

– Tập hợp bạn bè khi có dịp và cùng nhau nhảy múa tự do.

5. Sử dụng hết tất cả các giác quan của bạn

Một báo cáo nghiên cứu năm 2015 cho rằng khi một người sử dụng càng nhiều giác quan trong cùng một lúc, trí não của họ càng có cơ hội tăng cường chức năng.

Để tập thể dục cho não bằng cách vận dụng hết tất cả các giác quan, bạn hãy thử tham gia những hoạt động cần cả 5 giác quan. Đó có thể là làm bánh, chọn lựa đồ nông sản, thử một món ăn mới giúp bạn tập trung ngửi, sờ, nếm, nhìn, nghe cùng một lúc.

6. Tập thể dục cho não bằng cách học một kỹ năng mới

Học tập một kỹ năng mới không chỉ khiến tâm hồn bạn thêm phần thú vị mà còn tăng cường các kết nối trong não. Với những người lớn tuổi, việc học thêm một kỹ năng hoàn toàn mới sẽ giúp cải thiện chức năng bộ nhớ.

Nếu có điều gì đó bạn luôn muốn học được cách làm như sửa xe, sử dụng phần mềm, công cụ trực tuyến hoặc học bắn cung, cưỡi ngựa…, hãy bắt đầu ngay vì bây giờ bạn đã có thêm một lý do để học về kỹ năng đó.

7. Hướng dẫn kỹ năng cho người khác

Ngoài việc tự học thêm kỹ năng mới cho bản thân, việc hướng dẫn người khác một kỹ năng mới cũng là cách tuyệt vời để tập thể dục cho não của bạn.

Sau khi bạn học được một kỹ năng mới, bạn cần phải thực hành thường xuyên để áp dụng thuần thục. Khi ấy, hướng dẫn lại cho một người khác là cách tốt nhất để bạn thực hành và sửa chữa sai lầm.

8. Nghe nhạc hoặc chơi nhạc

Nếu muốn tăng cường sức mạnh cho não, bạn hãy thử luyện tập một nhạc cụ mới hoặc thường xuyên nghe thể loại nhạc bạn yêu thích.

Theo một nghiên cứu năm 2017, khi bạn nghe những giai điệu vui vẻ, bạn sẽ tạo ra nhiều giải pháp sáng tạo hơn khi bạn im lặng. Điều đó có nghĩa là âm nhạc có thể giúp bạn tăng cường tư duy sáng tạo và sức mạnh của bộ não.

Nếu bạn muốn học cách chơi nhạc cụ, bây giờ là thời điểm tuyệt nhất để bắt đầu vì bộ não có khả năng học bất kỳ kỹ năng nào đó tại bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Đó cũng là lý do vì sao bạn không bao giờ là học viên quá già khi tập chơi một nhạc cụ như piano, guitar, thậm chí là trống.

9. Đi một con đường mới hoặc thử những cách làm mới

Đừng để mình bị mắc kẹt trong một lối mòn khi làm bất kỳ một nhiệm vụ nào đó. Thay vào đó, bạn hãy sẵn sàng thử những điều mới để làm những điều tương tự.

Chọn một tuyến đường khác để đi làm mỗi tuần hoặc thay thế xe máy bằng xe đạp, sử dụng phương tiện giao thông công cộng… thay vì tự lái xe. Những thay đổi này có vẻ đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho não bộ. Khi đó, não cũng phải thay đổi, suy nghĩ cách để thích nghi với những điều kiện, hoàn cảnh mới.

10. Tĩnh tâm

Ngồi thiền hàng ngày sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Khi đó, cơ thể được nghỉ ngơi, trí óc được thư giãn, giảm thiểu căng thẳng và lo lắng.

Không những thế, thiền định còn đóng vai trò tích cực trong việc điều chỉnh và tăng cường khả năng ghi nhớ.

Vì thế, tập thể dục cho não không đòi hỏi bạn lúc nào cũng phải vận động não như tập thể dục cho cơ bắp. Thay vào đó, hãy tìm một nơi thật yên tĩnh, nhắm mắt lại, ngồi thiền tĩnh tâm để hỗ trợ chức năng hoạt động của não.

11. Học ngoại ngữ

Không ai phủ nhận rằng, việc biết nhiều hơn một ngôn ngữ sẽ mang đến rất nhiều lợi ích.

Nhiều nghiên cứu cho rằng người có khả năng sử dụng song ngữ hoặc nhiều hơn có trí nhớ tốt hơn. Họ cũng có nhiều khả năng sáng tạo hơn. Không những thế, người thông thạo nhiều ngôn ngữ cũng có khả năng xử lý nhiệm vụ nhanh hơn và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức do tuổi tác.

Không bao giờ quá muộn để bạn bắt đầu học một ngôn ngữ mới. Theo các nhà nghiên cứu, bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, bạn cũng có thể biến mình trở thành một học viên của một ngôn ngữ mới. Đó cũng là cách để não bạn có thêm cơ hội rèn luyện.

12. Tập thái cực quyền

Thái cực quyền mang lại lợi ích cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Nó bao gồm cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Thêm vào đó, khi có cảm giác cuộc sống mất cân bằng, thái cực quyền có thể giúp bạn điều chỉnh.

Tập thái cực quyền thường xuyên sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, tăng chất lượng giấc ngủ và cải thiện trí nhớ. Thậm chí, tập thái cực quyền lâu dài có thể gây ra những thay đổi nhỏ trong cấu trúc não. Từ đó, môn thể dục nhẹ nhàng này giúp bạn tăng khối lượng não.

Bạn có thể tìm hiểu về các lớp, câu lạc bộ thái cực quyền để học hỏi. Khi đã biết được những điều cơ bản, bạn có thể thực hành ở mọi nơi, miễn là bạn thấy thuận lợi.

13. Tập trung vào người khác

Lần tiếp theo, khi bạn giao tiếp với một người mới quen nào đó, hãy lưu ý ít nhất 4 điều về họ như màu áo, màu tóc, giọng nói, có đeo kính không…

Một cách tập thể dục khác cho não khi đến một địa điểm mới là hãy cố gắng ghi nhớ những gì liên quan đến nơi đó như đặc trưng ẩm thực, nét văn hóa nổi bật, trang phục truyền thống… Sau đó, hãy viết ra những gì bạn đã ghi nhớ.

Tập trung cải thiện sức khỏe bộ não bằng 13 bài tập thể dục cho não vừa gợi ý là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm để rèn luyện sự tập trung, tăng cường trí nhớ và tư duy nhanh nhẹn bất kể bạn đang ở độ tuổi nào.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

3 sai lầm bạn thường gặp khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin

(20)
Nhiều người cho rằng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin có thể dùng nhiều mà không hề gây hại. Đây là một trong những sai lầm khiến bạn có nguy cơ gặp ... [xem thêm]

Nội soi đường tiêu hóa trên

(16)
Tìm hiểu chungNội soi đường tiêu hóa trên là gì?Nội soi đường tiêu hóa trên là một thủ thuật được bác sĩ sử dụng để quan sát bên trong thực quản, dạ ... [xem thêm]

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của giá đỗ

(85)
Giá đỗ là một loại thực phẩm không hề xa lạ và thường xuất hiện hằng ngày trong các món ăn gia đình. Giá đỗ không chỉ dễ tìm, dễ chế biến mà còn ... [xem thêm]

6 bước nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh cho mẹ

(19)
Trong cuộc sống, có được nguồn năng lượng dồi dào để vui chơi và làm việc là ước mơ của bao người, nhưng để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất thì ... [xem thêm]

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì?

(43)
Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể đại diện cho khá nhiều tình trạng từ nhẹ (rối loạn tiêu hóa) cho đến các bệnh nặng hơn chẳng hạn như đông máu ... [xem thêm]

Bố mẹ chỉ sinh một con, lợi thế hay gánh nặng cho trẻ?

(81)
Nhiều người có quan niệm rằng những gia đình chỉ sinh một con thì trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc vì không phải chia sẻ tình thương của bố mẹ với bất cứ ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về phẫu thuật ghép gan

(84)
Ghép gan là phẫu thuật điều trị bệnh gan với tỷ lệ sống sót cao. Việc hiểu rõ về quá trình phẫu thuật gan cũng như cách chăm sóc sau phẫu thuật sẽ giúp ... [xem thêm]

Bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không?

(33)
Tuy bệnh động kinh ở trẻ em mới nghe qua có thể đáng sợ nhưng tình trạng này chỉ kéo dài dưới 2 phút và tự biến mất ngay sau đó. Vì vậy, động kinh ở ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN