10 nguyên liệu tự nhiên giúp bạn điều trị các vấn đề da liễu thường gặp

(4.4) - 52 đánh giá

Bạn có thể đến các trung tâm spa hay đi khám bác sĩ da liễu khi gặp các vấn đề như mụn trứng cá, dị ứng mẩn đỏ, vết bỏng da, viêm loét, vảy nến… Thế nhưng, có nhiều loại nguyên liệu tự nhiên giúp điều trị các vấn đề da liễu vừa tiết kiệm lại an toàn mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà đấy!

Các vấn đề về da như phát ban, vảy nến hay da kích ứng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Những nguyên liệu tự nhiên giúp điều trị các vấn đề da liễu sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình hình mà không nhất thiết phải đến spa hay gặp bác sĩ da liễu.

1. Giấm táo

Giấm táo là dược liệu tự nhiên mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Giấm táo có tác dụng trị viêm, giảm cân hiệu quả và ngăn ngừa ung thư. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính kháng khuẩn, giấm táo giúp chữa trị mụn trứng cá hiệu quả và ngăn ngừa nấm gây mẩn đỏ cho da.

Ngoài ra, giấm táo còn giúp giảm hôi miệng và khử độc, chữa trị các vấn đề của da như chàm hay bệnh vảy nến. Bạn có thể dùng giấm táo như nước cân bằng da và trị vết bỏng hay vết côn trùng cắn.

Cách làm

• Rót 15–20ml giấm táo vào nước lọc và uống 2 lần/ngày.

• Thấm giấm táo vào miếng bông gòn và thoa lên da 2 lần/ngày.

2. Nha đam

Nha đam được biết đến như một phương pháp trị bỏng và làm lành vết thương hiệu quả. Nha đam có tác dụng làm sạch và giữ ẩm cho làn da. Do đó, bạn có thể dùng nha đam kết hợp với các hợp chất chứa carbohydrate để làm kem dưỡng ẩm hoặc kem giảm đau.

Thêm vào đó, nha đam giúp giảm kích ứng và ngứa nhờ thành phần glycoprotein, có tác dụng giảm viêm. Vì vậy, nha đam là liệu pháp trị mụn trứng cá gây mẩn đỏ, chàm, mề đay và nám da lý tưởng.

Cách làm

• Tách phần thịt nha đam lấy gel.

• Dùng bông gòn thấm gel thoa lên da và để khô.

• Thực hiện 3 lần mỗi ngày.

3. Dầu dừa

Dầu dừa có thể thay thế các loại kem dưỡng ẩm da và phù hợp với tất cả loại da. Ngoài ra, dầu dừa có thể thẩm thấu sâu vào da hơn các sản phẩm khác. Đặc tính kháng viêm của dầu dừa không chỉ là vị cứu tinh cho làn da bị vảy nến hay chàm mà còn giữ ẩm và giúp da phục hồi nhanh hơn.

Cách làm

• Uống 15ml dầu dừa một lần mỗi ngày.

• Nếu da tổn thương, thoa dầu dừa lên vùng bị thương hai lần một ngày.

4. Nghệ

Nghệ không chỉ được dùng làm gia vị thực phẩm mà còn chứa nhiều thành tốt cho sức khỏe làn da. Các chất chống oxy hóa và chất chống viêm có trong nghệ sẽ giúp làn da bạn xinh đẹp hơn.

Ngoài ra, nghệ có tác dụng trị sẹo do mụn trứng cá và làm sạch da. Quá trình chống oxy hóa của nghệ giúp giảm sự phát triển của các tế bào ung thư trong da. Thêm vào đó, ăn nghệ mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát bệnh vảy nến hiệu quả.

Cách làm

• Bạn có thể ăn một muỗng nghệ mỗi ngày.

• Ngoài ra, bạn có thể trộn với nước và thoa lên da để trị viêm nhiễm.

5. Bột yến mạch

Bắt đầu một ngày mới bằng bột yến mạch là lựa chọn hiệu quả. Bên cạnh lợi ích dinh dưỡng, yến mạch còn giúp chữa trị các vấn đề da liễu khá tốt. Da hấp thụ bột yến mạch sẽ tạo lớp màng bảo vệ chống kích ứng. Ngoài ra, bột yến mạch còn chứa các phân tử carbohydrate liên kết nước giúp giữ ẩm và làm dịu làn da.

Một vài nghiên cứu cho rằng bệnh nhân có vấn về da như viêm da dị ứng, da khô và da mụn trứng cá nên dùng bột yến mạch để rửa và làm ẩm da.

Cách làm

• Bạn nên thêm bột yến mạch vào bồn khi tắm để làm dịu da.

• Ngoài ra, thêm bột yến mạch vào bữa ăn sáng mỗi ngày giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và cải thiện da tích cực hơn.

6. Nước chanh

Chanh giúp kiểm soát lượng dầu và ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn cho da. Thêm vào đó, chanh giúp giảm hắc tố gây đốm da hay nám da, giúp chị em phụ nữ tự tin hơn.

Cách làm

• Thoa nước chanh lên mặt sau khi dùng kem dưỡng ẩm trước khi đi ngủ.

• Thêm nước chanh vào chế độ ăn để chống viêm và giảm lượng dầu của da tiết ra hằng ngày.

Những lưu ý bạn nên nhớ khi sử dụng nước chanh thoa lên mặt
– Bạn không nên thoa quá nhiều nước chanh lên mặt. Chanh có tính axit nên nếu thoa quá nhiều sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da bạn và phá vỡ độ pH của da. Đặc biệt, nếu bạn có làn da nhạy cảm sẽ rất khó để thích ứng, do đó bạn chỉ nên thoa một lượng vừa phải cho da thôi nhé.
– Bạn tuyệt đối không nên thoa chanh trực tiếp lên nốt mụn hở, mụn bị đau vì sẽ làm tình trạng da trở nên trầm trọng hơn. Bạn có thể thoa nước chanh lên mụn ẩn hay mụn đang hình thành và nên ngưng sử dụng nếu thấy da bị mẩn đỏ, bong tróc hay mọc thêm mụn.

7. Dầu tràm trà

Dầu tràm trà có tác dụng chữa trị các vấn đề mạn tính của da hữu hiệu, đặc biệt là khả năng trị vết thương nhờ đặc tính khử trùng của loại dầu tự nhiên này.

Các thành phần chống vi khuẩn cùng chống viêm kết hợp như một liệu pháp tự nhiên trị mụn trứng cá và các tình trạng viêm da khác như bệnh chàm, da có gàu, vết thương nhiễm trùng, bệnh nấm, bệnh hắc lào và bệnh vảy nến. Ngoài ra, dầu tràm trà còn có thể chống lại các loại nhiễm nấm khác.

Cách làm: Bạn nên làm loãng dầu tràm trà bằng dầu dừa trước khi thoa lên từng phần của da.

8. Mật ong

Mật ong từ lâu đã được rất nhiều người sử dụng như liệu pháp trị bỏng, mẩn đỏ, viêm loét và vết thương nhờ vào các thành phần bên trong giúp thúc đẩy sự phát triển các mô và giảm hình thành sẹo. Mật ong chứa enzyme có chức năng sản xuất nước oxy già, giúp khử trùng hiệu quả.

Cách làm

• Thêm mật ong vào bữa sáng để hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể.

• Bạn có thể thoa mật ong lên vùng da tổn thương và chờ khoảng 30 phút.

9. Nước cà chua

Cà chua giàu vitamin A, vitamin C, lycopene và các chất chống oxy hóa, giúp giảm ngứa, mẩn đỏ, da khô và kích ứng, cân bằng độ pH của da. Ngoài ra, người bị bệnh chàm hay mề đay có thể lựa chọn cà chua để chữa trị.

Lycopene có trong cà chua kết hợp với các chất chống oxy hóa trong trái cây sẽ giúp chống lại sự bùng phát của mụn trứng cá. Chúng giúp tăng cường lớp màng bảo vệ da, sản sinh collagen và giúp tái tạo tế bào da nhanh chóng.

Cách làm

• Bạn nên uống ít nhất một ly nước ép cà chua một tuần để hấp thụ vitamin C và lycopene cho cơ thể.

• Bạn có thể đắp cà chua khoảng 20 phút để da hấp thụ các chất chống oxy hóa và trị mụn trứng cá.

10. Đất sét trắng

Đất sét trắng giúp thải độc tố cho da, tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm nhiễm. Loại khoáng chất này chứa các thành phần chống bền nhiệt bên trong, là liệu pháp tiết kiệm, giúp chữa trị viêm nhiễm khuẩn như bệnh nấm da và phát ban. Đất sét lấy đi vi khuẩn và độc tố bám trên bề mặt da, làm sạch da.

Nhờ vậy, đất sét giúp làm giảm sự bùng phát của mụn, mẩn đỏ và các phản ứng dị ứng khác. Ngoài ra, đất sét trắng còn giúp làm dịu da khi bị thương và giúp vết thương phục hồi nhanh hơn.

Cách làm

• Bạn có thể đắp mặt nạ đất sét 15–20 phút trước khi rửa mặt với nước ấm.

• Sau đó, hãy thoa kem dưỡng ẩm lên da.

Bạn có thể thử nhiều loại nguyên liệu tự nhiên khác nhau để điều trị các vấn đề da liễu phổ biến ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng vẫn không được cải thiện, tốt nhất bạn nên ngưng lại và hỏi ý kiến bác sĩ da liễu để có cách điều trị phù hợp nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Gây mê gây tê có những rủi ro nào?

(34)
Nhìn chung, gây mê gây tê không gây hại cho sức khỏe của hầu hết mọi người, kể cả những người có thể trạng tương đối đặc biệt. Mọi người đều ... [xem thêm]

10 cách ngăn ngừa cục máu đông có thể cứu sống bạn

(32)
Ít vận động khiến máu lưu thông kém và dễ hình thành những cục máu đông gây nguy hiểm đến tính mạng. Có những cách ngăn ngừa cục máu đông mà bạn nên ... [xem thêm]

8 dấu hiệu sắp rụng trứng giúp nhanh có thai hoặc ngừa thai như ý

(20)
Nếu muốn tăng cơ hội thụ thai, bạn nên biết những dấu hiệu sắp rụng trứng để canh ngày quan hệ và sớm có tin vui. Cách nhận biết biểu hiện rụng trứng ... [xem thêm]

Chất kích thích liên quan đến rối loạn cương dương

(38)
Rối loạn cương dương là chứng rối loạn thường gặp ở nam giới. Tuy nhiên, đây là một vấn đề nhạy cảm nên ít người thường nhắc đến. Rối loạn ... [xem thêm]

Cứng khớp ngón tay: Xử nhanh kẻo hại!

(54)
Cứng khớp ngón tay dẫn đến hạn chế khả năng vận động ở rất nhiều người, đặc biệt là những bệnh nhân lớn tuổi. Điều trị bệnh kịp thời giúp ... [xem thêm]

Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai liệu có cần thiết?

(95)
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai nằm trong danh sách những bài kiểm tra cần thực hiện để đảm bảo mẹ bầu và thai nhi không gặp vấn đề bất ổn nào. Mang ... [xem thêm]

Phản hồi sinh học: Liệu pháp điều trị không xâm lấn

(48)
Phản hồi sinh học là liệu pháp giảm đau không xâm lấn và không dùng thuốc. Do đó, liệu pháp có ứng dụng lâm sàng trên rất nhiều bệnh. Người bệnh sẽ ... [xem thêm]

5 cách chăm sóc bệnh nhân suy tim nhanh hồi phục

(79)
Khi biết tin bố bị suy tim độ 3 đã lâu, chị Hà ngày nào cũng thấp thỏm lo âu vì ông đi đứng khó khăn, ăn không được, ngủ cũng không yên… Chị tìm đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN