Xỏ lỗ tai cho bé: Bố mẹ cần lưu ý điều gì?

(4.22) - 44 đánh giá

Nhiều bố mẹ cho rằng nên xỏ lỗ tai cho bé ngay từ lúc con vẫn còn sơ sinh. Thật ra, điều này sẽ khiến bé có nguy cơ nhiễm trùng nếu bố mẹ chủ quan.

Xỏ lỗ tai cho bé là một trong những điều phổ biến mà nhiều bố mẹ thường thực hiện cho các bé gái bởi mong muốn con sẽ thêm phần xinh xắn, đáng yêu với phụ kiện hoa tai đi kèm. Bài viết sau, Chúng tôi sẽ giới thiệu cách chăm sóc khi con vừa bấm lỗ tai cùng những lưu ý đi kèm.

Bé mấy tuổi thì xỏ lỗ tai được?

Việc quyết định thời điểm xỏ lỗ tai cho bé sẽ tùy thuộc vào mỗi bố mẹ. Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng tăng lên khi con xỏ lỗ tai quá sớm, bởi lúc này, hệ miễn dịch của bé yêu vẫn còn rất non yếu. Do đó, bạn có thể cân nhắc chờ đến khi bé được 6 tháng tuổi hoặc lớn hơn. Mặt khác, trẻ càng lớn thì cũng sẽ dễ học được cách chăm sóc lỗ tai xỏ của mình.

Nên chọn xỏ lỗ tai cho bé ở đâu?

Bố mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm y tế hay bệnh viện để thực hiện xỏ lỗ tai vì những lý do sau:

  • Đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh trường hợp lây nhiễm bệnh do dùng chung dụng cụ xỏ lỗ tai
  • Các y tá hay nữ hộ sinh sẽ dùng thuốc tê cũng như dụng cụ cần thiết để giúp quá trình diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng nhất.

Chất liệu nào tốt khi xỏ lỗ tai cho bé?

Hoa tai bằng thép phẫu thuật không rỉ được xem là lựa chọn tốt nhất bởi kim loại này không chứa niken hoặc bất kỳ hợp kim nào có thể gây ra phản ứng dị ứng. Đôi khi một số trẻ nhỏ thậm chí còn nhạy cảm với vàng trắng bởi kim loại này chứa niken. Bên cạnh thép không rỉ, các lựa chọn an toàn nhất bao gồm bạch kim, titan và vàng 14K.

Mời bạn tham khảo bài viết: 4 lưu ý khi đeo trang sức bạc cho trẻ để tránh gặp rủi ro

Quy trình xỏ lỗ tai cho bé

Xỏ lỗ tai cho trẻ được thực hiện khá giống như người lớn và theo các bước như sau:

  • Bác sĩ khử trùng vị trí xỏ lỗ tai bằng cồn
  • Việc xỏ lỗ có thể được thực hiện bằng kim xỏ hoặc súng bắn. Cả hai dụng cụ đều khiến bé đau một chút khi kim đi xuyên qua da thịt
  • Bác sĩ gắn bông tai vào lỗ để định hình và ngăn lỗ bị bít lại
  • Bố mẹ nên dỗ dành cũng như giữ chặt bé lại để trẻ không giãy giụa quá nhiều
  • Cách giảm đau khi xỏ lỗ tai cho bé

    Khi đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để xỏ lỗ tai, bạn hãy nhờ người thực hiện thoa thuốc tê vào vùng dái tai của con. Biện pháp này sẽ giúp giảm bớt đau lúc kim xuyên qua, khiến con giật mình và không hợp tác trong quá trình xỏ lỗ. Ngoài ra, dùng đá lạnh tinh khiết và chườm lên da từ 15 – 20 phút cũng có thể mang lại tác dụng giảm đau tương tự.

    Cách chăm sóc sau khi xỏ lỗ tai cho bé

    Sau khi xỏ lỗ tai cho bé, bạn hãy chú ý chăm sóc khu vực này để tránh hiện tượng bé xỏ lỗ tai bị mưng mủ do nhiễm trùng bằng cách:

    • Ưu tiên cột tóc gọn gàng, không để tóc dính vào lỗ tai mới bấm
    • Không để khuyên cài quá chặt
    • Dặn con không nên động vào lỗ tai quá nhiều
    • Dùng nước muối sinh lý thấm bông cotton để lau mặt trước và sau của dái tai 2 lần mỗi ngày
    • Hỗ trợ lỗ tai duy trì hình dạng bằng cách xoay nhẹ bông tai và đẩy chúng lên xuống những lúc vệ sinh
    • Cẩn thận khi thay quần áo, mang mũ bảo hiểm cho bé để tránh lỗ tai con bị tác động và gây đau đớn
    • Không tháo bông tai ít nhất 6 tuần sau khi xỏ lỗ bởi lỗ tai có nguy cơ bị bít lại ngay sau đó
    • Sau 6 tuần, bạn có thể tháo bông tai ban đầu và thay thế bằng bông tai khác nhưng hãy đảm bảo bé đeo liên tục trong 6 tháng để lỗ hình thành vĩnh viễn.

    Dấu hiệu nhiễm trùng lỗ tai sau khi xỏ

    Một số triệu chứng cho thấy bé đang bị nhiễm trùng bao gồm:

  • Đỏ
  • Đau
  • Sưng
  • Ngứa
  • Chảy dịch mủ.
  • Bạn hãy đưa bé đến bác sĩ để được vệ sinh tai kỹ lưỡng khi nhận thấy những vấn đề trên. Ngoài ra, khi con bị dị ứng với kim loại, bạn có thể thử đổi bông tai mới với chất liệu khác. Thêm một lưu ý là do con còn nhỏ, bạn không nên cho bé đeo hoa tai đắt tiền để tránh bị kẻ gian lợi dụng. Điều này có thể gây nguy hiểm cho chính con.

    Phương Uyên/HELLO BACSI

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Sau mổ tuyến giáp nên ăn gì để có thể nhanh hồi phục?

    (95)
    Bạn được bác sĩ chỉ định phẫu thuật tuyến giáp và hiện đang băn khoăn không biết sau mổ tuyến giáp nên ăn gì để nhanh phục hồi? Thực tế, đây là câu ... [xem thêm]

    7 bài tập cho người bị tắc nghẽn bạch huyết

    (38)
    Dân văn phòng là những người dễ gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến cổ tay, lưng… nhất do thói quen ngồi lâu, ít vận động dẫn đến tình trạng tắc ... [xem thêm]

    Mật độ xương là gì?

    (29)
    Bạn đã bao giờ nghe nói về mật độ xương hoặc khối lượng xương? Nếu như đã nghe rồi liệu bạn có biết ý nghĩa của chúng không? Bài viết này sẽ cung ... [xem thêm]

    Những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị bệnh loãng xương hơn đàn ông

    (57)
    Tạo hóa ban cho phụ nữ đặc quyền có thể mang thai và sinh con. Nhưng cũng có một sự thật hết sức bất công rằng: Phụ nữ dễ bị bệnh loãng xương hơn đàn ... [xem thêm]

    10 tác dụng của chùm ngây với trẻ em có thể bạn chưa biết

    (10)
    Chùm ngây là một loại thực vật giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng hiểu rõ tác dụng của chùm ngây ... [xem thêm]

    Bệnh da do tiểu đường

    (61)
    Bệnh da do tiểu đường có biểu hiện là những vùng da teo, nhỏ, hình tròn, có màu nâu trên cẳng chân của bệnh nhân tiểu đường. Các tổn thương da không có ... [xem thêm]

    9 dấu hiệu cho thấy bạn ăn uống thiếu chất

    (31)
    Bạn đang ăn kiêng để giảm cân hoặc giữ gìn vóc dáng thon gọn? Nếu không xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bạn sẽ có nguy cơ ăn uống thiếu chất ... [xem thêm]

    6 bí quyết ăn bánh trung thu tốt cho sức khỏe

    (69)
    Chiếc bánh trung thu đậu đỏ cỡ nhỏ khoảng 60g chứa tới 270 calo, lượng calo tương đương một tô cơm trắng. Nếu không kiểm soát khi ăn bánh trung thu, bạn ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN