Vitamin D trong chế độ ăn của bé

(3.5) - 87 đánh giá

Vitamin D là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho xương khỏe mạnh và để kiểm soát lượng canxi trong máu. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng vitamin D còn có thể ngăn ngừa nhiều bệnh khác cho bé.

Vitamin D được biết nhiều về vai trò với sự phát triển xương, ngoài ra vitamin D cũng có một số chức năng quan trọng khác. Nó đóng vai trò trong việc xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để bảo vệ con bạn khi chúng lớn lên, tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ chống lại việc nhiễm trùng. Vitamin được tạo ra từ ánh nắng mặt trời này cũng giúp giảm nguy cơ dị ứng cho bé.

Các nguồn chính của vitamin D là các tia UVB từ mặt trời. Việc sử dụng kem chống nắng là quan trọng để bảo vệ làn da của bé, nhưng nó cũng sẽ thành một rào cản để cơ thể bé có đủ vitamin D tự nhiên.

Việc thiếu hụt vitamin D có thể gây co giật và bệnh cơ tim ở trẻ sơ sinh, bệnh còi xương và chậm phát triển, mỏi cơ ở trẻ em mọi lứa tuổi. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các cách khoa học để bổ sung vitamin D cho trẻ.

Bổ sung vitamin D cho trẻ: Nhu cầu vitamin D của con bạn là bao nhiêu?

Trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi cần 400 đơn vị quốc tế (IU) hoặc 10 microgram (mcg) vitamin D một ngày. Trẻ em trên 1 cần 600 IU hoặc 15 mcg vitamin D một ngày.

Con bạn không nên được bổ sung đủ vitamin D theo chỉ tiêu mỗi ngày. Thay vì như vậy, bạn nên bổ sung vitamin D cho trẻ trung bình cho một vài ngày hoặc một tuần cho bé.

Nguồn thực phẩm nào giàu vitamin D?

Vitamin D được gọi là “vitamin ánh nắng” vì cơ thể có thể sản xuất ra nó khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhưng cơ thể của bé sẽ không thể tạo ra vitamin D khi bé được mặc quần áo hoặc bôi kem chống nắng bởi chúng ngăn chặn các tia nắng mặt trời. Những trở ngại khác ngăn cản sự hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời bao gồm sương, mây, da ngăm đen và vị trí địa lý.

Mặc dù thật khó để ước tính thời gian một người cần phải tiếp xúc với mặt trời để có đủ vitamin D, một số nhà nghiên cứu nói rằng bạn nên cho bé trải qua 5–30 phút bên ngoài từ 10 sáng đến 3 giờ chiều ít nhất hai lần một tuần để hấp thụ vitamin D.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây ung thư da và rất khó để đánh giá liệu bé có thể nhận được đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời mà không làm tăng nguy cơ ung thư da – căn bệnh có khả năng gây chết người. Vì vậy, bạn hãy tìm kiếm những cách khác để có được các vitamin D mà bé cần.

Một số những nguồn thực phẩm tốt nhất để bổ sung vitamin D cho trẻ là:

  • 30g cá hồi: 102 IU
  • 180g sữa chua tăng cường: 80 IU
  • 30g cá ngừ đóng hộp để ráo nước hay đóng gói trong dầu: 66 IU
  • 60 ml nước cam tăng cường với 25% giá trị hàng ngày cho vitamin D: 50 IU
  • 60 ml sữa tăng cường (nguyên chất, ít béo hoặc gầy): 49 IU
  • 60g ngũ cốc ăn liền tăng cường: 19 IU
  • 30g cá thu: 11,6 IU
  • 1/2 lòng đỏ trứng lớn: 10 IU
  • 1/2 muỗng cà phê bơ thực vật: 10 IU.

Một số chuyên gia khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên nên dùng vitamin D bổ sung 400 IU mỗi ngày. Trẻ em còn quá nhỏ để nhai vitamin có thể uống bổ sung dưới dạng lỏng.

Lượng vitamin D có trong các thực phẩm khác nhau rất khác nhau tùy thuộc vào kích thước của các loại rau quả. Con bạn có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn những loại thực phẩm được liệt kê ở trên, tùy thuộc độ tuổi và khẩu vị của mỗi bé, vậy nên bạn hãy nên ước tính hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho bé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng sỏi mật: Cẩn thận kẻo nhầm với bệnh dạ dày!

(60)
Các triệu chứng đau vùng thượng vị, khó tiêu, đầy trướng và ợ hơi khiến bà Thuận cứ ngỡ là bệnh dạ dày, không ngờ lại là viên sỏi 8 – 9mm trong túi ... [xem thêm]

13 lợi ích của việc ăn chay khiến bạn bất ngờ

(71)
Nhiều người cho rằng chế độ ăn chay vừa đơn điệu lại dễ gây thiếu chất. Thật ra, lợi ích của việc ăn chay không những tốt cho sức khỏe mà còn bảo ... [xem thêm]

Những giải pháp điều trị bệnh tiểu đường giúp bạn ngăn ngừa biến chứng

(65)
Cách điều trị bệnh tiểu đường không chỉ dừng lại ở mục tiêu ổn định đường huyết mà còn phải ngăn ngừa được các biến chứng gây tổn thương ở ... [xem thêm]

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

(98)
Khi bạn mang thai, việc thay đổi nội tiết tố có thể làm gia tăng mức đường huyết dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Một số trường hợp ... [xem thêm]

Lỗ rò âm đạo trực tràng

(77)
Tìm hiểu chungLỗ rò âm đạo trực tràng là gì?Một lỗ rò âm đạo trực tràng là một kết nối bất thường giữa phần dưới của ruột già (trực tràng) và ... [xem thêm]

7 thực phẩm giàu axit folic tốt cho mẹ bầu

(90)
Axit folic là một trong những vitamin nhóm B (B9). Axit folic là một phần rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của mọi người. Dưỡng chất này có thể giúp các ... [xem thêm]

Herpes

(26)
Bạn đang gặp rắc rối với các nốt mụn nước xung quanh môi, miệng? Tình trạng nổi mụn rộp ở bộ phận sinh dục khiến bạn khó chịu? Đây đều là những ... [xem thêm]

Vitamin C và những bí mật chưa “bật mí”

(92)
Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN