Vẹo cột sống học đường, tầm soát ngay cho con kẻo muộn!

(3.61) - 83 đánh giá

Vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường đã trở thành vấn nạn không còn xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Những cô cậu học trò nhỏ hằng ngày phải mang vác những chiếc cặp cồng kềnh, tư thế ngồi học chưa chính xác… khiến cột sống phải buông lời cầu cứu.

Tầm soát vẹo cột sống học đường cho con kịp thời được xem là một phần trách nhiệm của bậc cha mẹ thông thái. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để cột sống con yêu dị dạng vì chậm trễ thăm khám!

Nguyên nhân và thực trạng vẹo cột sống học đường

Tại Việt Nam, với chương trình học ngày càng nặng, lượng sách vở, dụng cụ học tập của trẻ cũng không ngừng tăng lên. Mang vác ba lô nặng, không đúng cách, tư thế ngồi học siêu vẹo hay thói quen nằm dài trên bàn vì mệt mỏi, bàn ghế chưa đạt chuẩn… được xem là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến không ít học sinh bị vẹo cột sống.

Ở nước ta, bên cạnh các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, vẹo cột sống là bệnh lý học đường phổ biến nhất ở trẻ nhỏ nhưng các bậc phụ huynh lại chậm trễ trong việc phát hiện và đưa con đi khám bác sĩ.

Số lượng học sinh mắc phải tình trạng vẹo cột sống đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng. Chỉ đến khi tình trạng vẹo cột sống của trẻ diễn biến nặng, khiến trẻ bị rối loạn tư thế hay dị dạng thân hình, lúc đó nhiều ông bố bà mẹ mới vội vàng cho con đi kiểm tra.

Cong vẹo cột sống còn xảy ra do nhiều yếu tố khác nữa, trong đó nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên chiếm đến 85% các ca mắc bệnh.

Lứa tuổi từ 10–15 được xem là giai đoạn bệnh bắt đầu tiến triển. Một số bệnh nhi bị cong vẹo cột sống từ lúc bẩm sinh hoặc do mắc các bệnh lý về cơ, thần kinh, suy dinh dưỡng. Nhiều trường hợp bố mẹ cho con tập đi, đứng quá sớm khi cột sống và xương của trẻ vẫn chưa hoàn thiện cũng khiến bé bị vẹo cột sống say này.

Biểu hiện của vẹo cột sống và biện pháp phòng ngừa

Nếu không được phát hiện sớm, việc điều trị dứt điểm vẹo cột sống học đường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thời gian chữa bệnh kéo dài thêm, do đó ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của trẻ và chi phí cho gia đình.

Các bậc cha mẹ cần biết những triệu chứng ban đầu ở trẻ như vai lệch, vai gồ, eo lệch, dáng nghiêng một bên, u gồ trên lưng khi cúi gập người để kịp thời chữa trị.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống của bé ở trường học, tư thế mang cặp, tư thế ngồi xem tivi, làm bài tập ở nhà để phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào và kịp thời điều chỉnh tư thế cho bé. Trang bị cho con một chiếc cặp phù hợp cũng rất quan trọng.

Cách chữa trị vẹo cột sống không cần phẫu thuật

Rất nhiều bệnh nhân bị vẹo cột sống hay các khuyết tật khác về cơ xương khớp tìm đến các phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống và đã nhận được những kết quả trị liệu bất ngờ, không cần dùng thuốc hay phẫu thuật đau đớn.

Nếu bạn vẫn đang phân vân chưa biết nơi nào là an toàn và uy tín thì Chúng tôi xin gợi ý cho bạn phòng khám ACC chính là một địa chỉ tin cậy.

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, kết hợp nắn chỉnh cột sống và vật lý trị liệu phục hồi chức năng với thiết bị tăng động trị liệu ATM2 tiên tiến nhất tại ACC giúp khôi phục lại đường cong sinh lý của cột sống mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật.

Một tin vui cho các bậc phụ huynh đó chính là phòng khám ACC Nguyễn Trãi đang có chương trình tầm soát vẹo cột sống học đường miễn phí cho trẻ từ nay đến hết 30/11 đấy.

Cột sống của con khỏe mạnh chính là hành trang không thể thiếu để trẻ vững bước trên con đường tri thức của mình. Nhằm chung tay bảo vệ cột sống của trẻ trước thực trạng cong vẹo cột sống ngày càng gia tăng, bố mẹ đừng quên cho bé tầm soát ngay từ bây giờ nhé.

Hãy liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể hơn và đặt lịch hẹn qua:

Địa chỉ: 133 Nguyễn Trãi, Quận 5, (028) 3838 3900
Hotline: +84 941 970 909

Lưu ý: Chương trình không áp dụng đồng thời với các chương trình khác.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn nên biết khi tập thể dục sau tuổi 50

(93)
Bước sang độ tuổi trung niên, bạn càng cần chú ý đến vận động để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh. Làm sao để duy trì tập thể dục sau tuổi 50 ... [xem thêm]

Mối quan hệ giữa bóc tách các động mạch và đột quỵ

(88)
Tìm hiểu chungBóc tách động mạch chủ là bệnh gì?Bóc tách động mạch chủ là một căn bệnh rất nguy hiểm và có thể gây tử vong. Khi mắc bệnh, các lớp ... [xem thêm]

Cách viết nhật ký giúp bạn xua tan stress

(94)
Đừng vội nghĩ rằng chỉ có những cô nàng lãng mạn mới học cách viết nhật ký với những quyển sổ nhỏ xinh xinh… Bạn vẫn đang viết nhật ký hàng ngày ... [xem thêm]

Tự chăm sóc sau đột quỵ

(51)
Luyện tập thể thao rất tốt cho sức khỏe của bạn và đồng thời có thể mang lại rất nhiều lợi ích khác. Tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ vóc ... [xem thêm]

Các tác nhân làm tăng nguy cơ lên cơn hen suyễn

(42)
Bệnh hen phế quản (hay còn có tên gọi khác là hen suyễn) là gì? Đây là một căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến đường dẫn khí ở phổi, gây thu hẹp ... [xem thêm]

Sơ cứu đột quỵ – Các bước cần ghi nhớ

(41)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Hạt thông không những ăn được mà còn làm thức uống!

(41)
Những tác dụng của hạt thông đối với sức khỏe rất đa dạng như hỗ trợ giảm cân, giúp xương chắc khỏe hơn hay cải thiện thị lực. Hạt thông không ... [xem thêm]

15 thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa hè bạn nên thêm vào thực đơn ngay hôm nay

(42)
Mỗi khi thời tiết giao mùa, gia đình bạn sẽ rất dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp và cảm cúm do nhiễm khuẩn. Việc xây dựng một chế độ ăn giàu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN