Vệ sinh tay đúng cách

(4.37) - 35 đánh giá

Khi nào bạn cần rửa tay?

  • Trước, trong, và sau khi nấu ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Trước và sau khi chăm sóc cho người bệnh (đút cơm, thay đồ,…).
  • Trước và sau khi chăm sóc vết cắt hoặc vết thương.
  • Nếu có mang găng tay khi nấu ăn hoặc chăm sóc người bệnh, bạn cũng nên rửa tay trước và sau khi mang găng tay.
  • Sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi thay bỉm/tả em bé hoặc tắm rửa cho em bé vừa mới đi vệ sinh.
  • Sau khi hỉ mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi sờ vào động vật (chim, chó, mèo….), đồ ăn/đồ chơi/ chất thải của thú vật.
  • Sau khi dọn rác.

Lưu ý: Nữ trang, sơn móng tay, móng tay giả, điện thoại di động,… là những nơi thuận lợi cho vi khuẩn/ vi trùng trú ngụ và sinh sôi.

Rửa tay như thế nào?

  • Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng diệt trùng và nước (lạnh hay ấm đều được), vì đây là cách hiệu quả nhất để loại trừ các tác nhân gây hại trên tay ở hầu hết tình huống.
  • Bạn có thể rửa tay bằng nước rửa tay (dạng bọt, kem, hoặc gel) (hand sanitizers) có chứa 60%-95% cồn (alcohol) trong tình huống không thể rửa tay bằng xà phòng và nước. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng cách này không loại trừ hết tất cả các tác nhân gây bệnh hoặc hóa chất độc hại trên tay.
  • Khi tay dính dầu hoặc có những vết bẩn nhìn thấy như đất, nước dãi, máu… bạn NÊN rửa bằng xà phòng với nước.
  • Tốt nhất là nên rửa với xà phòng dạng nước. Nếu là xà phòng cục, nên rửa cục xà bông dưới vòi nước trước khi xoa lên tay vì vi trùng, vi khuẩn trên tay người sử dụng trước đó có thể còn bám trên cục xà phòng.

Rửa tay với xà phòng và nước

  • Làm ướt tay và cổ tay dưới vòi nước, tắt nước và chà xà phòng lên tay.
  • Rửa và kỳ cọ hai bàn tay với nhau theo vòng tròn, rửa trên dưới, giữa các ngón tay và dưới các móng tay.
  • Dùng ngón tay chà các kẽ và các chỉ tay.
  • Rửa tay với xà phòng ít nhất trong vòng 20 giây (bằng hát bài Happy Birthday HAI LẦN).
    Lưu ý: Nếu tay dơ nhiều thì nên rửa lâu hơn.
  • Rửa lại với nước sạch, bắt đầu từ cổ tay đi xuống dưới các đầu ngón tay (từ trên xuống dưới).
  • Dùng khăn sạch hoặc khăn giấy để lau tay.
  • Dùng khăn giấy để tắt vòi nước (không chạm tay trực tiếp vào vòi sau khi rửa tay).
  • Rửa tay bằng nước rửa tay chứa cồn (alcohol- based hand sanitizers)

  • Cho nước rửa tay vào lòng bàn tay. Nếu là loại bình xịt, ấn hết chiều dài của vòi xịt để lấy nước rửa tay. Thông thường, các nhà sản xuất đã tính toán liều lượng vừa đủ trong một lần xịt/ấn nút.
  • Chà hai tay với nhau như khi rửa bằng xà phông và nước.
  • Chà tới khi nào nước rửa tay khô, ít nhất là 15 giây.
    Lưu ý: Nếu bạn lấy vừa đủ một vòi từ bình xịt, nên kiên nhẫn chà tới khi khô hết hai bàn tay chứ không chà sơ sơ rồi lấy khăn hay giấy lau khô, vì như vậy không tiêu diệt hết các vi trùng hay vi khuẩn trên tay.
  • Lợi ích của việc rửa tay

    Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), rửa tay giúp:

    • Giảm 23-40 % số người mắc bệnh tiêu chảy.
    • Giảm 58% bệnh tiêu chảy ở những người có hệ miễn dịch yếu.
    • Giảm 16-21% các bệnh về đường hô hấp.
    • Giảm 29-57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa.
    • Rửa tay còn có thể làm giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.

    Hãy cùng lưu ý về việc rửa tay!

    Tài liệu tham khảo

  • https://www.cdc.gov/handwashing/when-how-handwashing.html
  • https://www.cdc.gov/features/handwashing/index.html
  • https://www.cdc.gov/handwashing/fact-sheets.html
  • https://soha.vn/rua-tay-dung-de-phong-benh-tuong-khong-kho-ma-kho-khong-tuong-20160411161141007.htm
  • http://bvydcthagiang.org.vn/rua-tay-dung-cach-voi-xa-phong-bien-phap-phong-chong-tich-cuc-cac-benh-ky-sinh-trung-va-nhiem-trung/
  • Fundamentals of Nursing by Taylor Lynn 8th Edition
  • Biên dịch - Hiệu đính

    Võ Thúy - BS.TS. Phạm Nguyên Quý
    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Những điều thú vị về trái cây có thể bạn chưa biết

    (67)
    ... [xem thêm]

    6 chỉ số giúp bạn tự bắt mạch sức khỏe

    (80)
    Bạn đang muốn giảm cân an toàn và hiệu quả? Bạn cũng muốn kiểm soát tình trạng sức khỏe tim mạch của mình? Hãy cùng Hello Bacsi xem cách kiểm tra ... [xem thêm]

    10 sự thật thú vị về hắt hơi có thể khiến bạn kinh ngạc

    (91)
    Bạn nghĩ rằng hắt hơi chỉ đơn giản là một triệu chứng của dị ứng hoặc cảm cúm? Thế thì bạn sẽ bất ngờ với những sự thật về hắt hơi sau đây!1. ... [xem thêm]

    10 cách bảo vệ môi trường để bạn sống khỏe mạnh hơn

    (26)
    Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện sức khỏe, sống “xanh” hơn và khỏe mạnh hơn mà vẫn bảo vệ môi trường. Một vài thay đổi nhỏ sẽ đem lại nhiều ... [xem thêm]

    10 bệnh mùa hè bạn nên cẩn thận

    (64)
    Thời tiết nắng nóng là cơ hội thích hợp cho các loại virus, vi khuẩn gây bệnh mùa hè phát triển. Vậy những bệnh bạn cần đề phòng trong mùa nóng bức này ... [xem thêm]

    5 cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh

    (11)
    Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách ... [xem thêm]

    Tác dụng của estrogen đối với sức khỏe tổng thể

    (56)
    Ngày nay, mọi người có thể nghe nhiều về các loại nội tiết tố nữ như progesterone hay estrogen. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ tác dụng của estrogen ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

    13 kỹ năng sống cực kỳ cần thiết cho bạn

    (78)
    Hello Bacsi đã thu thập được 13 kỹ năng sơ cứu và sinh tồn cực kỳ hiệu quả và cần thiết cho bạn. Dù không mong bạn gặp phải trường hợp cần dùng đến ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN