Ung thư cổ họng – Những điều bạn cần biết

(4.15) - 72 đánh giá

Ung thư cổ họng được xem là một trong những bệnh nguy hiểm với số trường hợp mắc bệnh ngày càng tăng lên. Vậy ung thư cổ họng là gì? Chúng phát triển ra sao?

Ung thư cổ họng là căn bệnh ác tính xuất hiện khi các khối u phát triển trong cổ họng, thanh quản hoặc hạch hầu (amidan) làm ảnh hưởng nghiêm trong đến chức năng nuốt, nói và thở của bạn.

Cổ họng là một ống cơ bắt đầu ở phía sau mũi và kết thúc ở cổ. Ung thư cổ họng thường bắt đầu ở những tế bào vảy nằm bên trong cổ họng của bạn.

Thanh quản là cơ quan nằm ngay dưới cổ họng của bạn, được hình thành từ các sụn và chứa dây thanh, có chức chức năng rung để tạo ra âm thanh khi bạn nói chuyện. Đây là cơ quan dễ bị ung thư tấn công.

Ung thư cổ họng có thể ảnh hưởng đến nắp thanh quản – một bộ phận nằm trên khí quản. Ung thư amidan là một dạng khác của ung thư cổ họng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến amidan – một cấu trúc nằm ở phía sau họng.

Các dạng ung thư cổ họng thường phát triển rất nhanh. Vì vậy, phát hiện bệnh và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng.

Các dạng ung thư cổ họng

Ung thư cổ họng thường có rất nhiều dạng. Mặc dù các bệnh ung thư cổ họng đều liên quan đến sự phát triển của các tế bào dị thường nhưng chúng thường được phân thành các loại cụ thể để dễ dàng tìm ra phương pháp trị bệnh thích hợp. Có hai loại ung thư cổ họng cơ bản sau đây:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: là loại ung thư xảy ra ở các tế bào vảy dọc theo cổ họng. Đây cũng là loại ung thư cổ họng phổ biến nhất ở Mỹ;
  • Ung thư biểu mô tuyến: loại ung thư này xảy ra ở các tế bào tuyến. Trong đó, ung thư tuyến ở thanh quản là loại ung thư rất hiếm gặp.

Ngoài hai loại chính trên thì ung thư cổ họng còn được chia thành hai loại phụ như sau:

  • Ung thư hầu – họng: loại ung thư phát triển ở cổ và cổ họng, gồm các dạng nhỏ như ung thư vùng thượng hầu (nằm phía trên cổ họng), ung thư vòm họng (nằm ở giữa cổ họng) và ung thư vùng hầu dưới (nằm ở phía dưới cổ họng);
  • Ung thư thanh quản ở phía dưới cổ họng, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thanh quản.

Nguyên nhân gây ung thư cổ họng

Bạn có biết không, đàn ông thường có nguy cơ mắc ung thư cổ họng cao hơn phụ nữ.

Ung thư cổ họng có liên quan đến một loại virus gây u nhú ở người – HPV. Đây là virus lây truyền qua đường tình dục, gây ra nguy cơ mắc các bệnh ung thư hầu – họng.

Ngoài ra, ung thư cổ họng cũng có liên quan đến nhiều bệnh ung thư khác. Trên thực tế, khi chuẩn đoán bệnh ung thư cổ họng, bạn thường được chuẩn đoán đi kèm với các bệnh khác như ung thư thực quản, ung thư phổi hoặc ung thư bàng quang. Nguyên nhân cơ bản ở đây là do các bệnh ung thư thường do cùng những nguy cơ nhất định gây nên hoặc bởi vì bệnh ung thư có thể khởi nguồn từ một bộ phận sau đó sẽ lan rộng sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Ngoài ra, những thói quen sống hằng ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ họng:

  • Hút thuốc;
  • Uống quá nhiều rượu;
  • Thiếu vitamin A;
  • Tiếp xúc với chất amiăng;
  • Không giữ gìn vệ sinh răng miệng;

Triệu chứng của ung thư cổ họng

Khi mắc ung thư cổ họng, bạn thường gặp những triệu chứng sau:

  • Giọng thay đổi giống như vỡ giọng hay khàn giọng;
  • Xuất hiện tình trạng khó nuốt hay khó thở;
  • Tình trạng viêm họng, ho, đau tai không thuyên giảm;
  • Nhức đầu;
  • Sưng cổ;
  • Sụt cân không rõ lý do.

Nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn vài tuần, bạn hãy đến bệnh viện để khám ngay lập tức.

Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ họng

Khi xác định bạn bị mắc ung thư cổ họng thì bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định giai đoạn của bệnh. Ung thư cổ họng gồm các giai đoạn tiến triển sau đây:

Giai đoạn 0: khối u chưa xâm lấn vào các mô ngoài cổ họng;

Giai đoạn 1: khối u nhỏ hơn 7cm và hạn chế tới vòm họng;

Giai đoạn 2: khối u hơi lớn hơn 7cm nhưng vẫn còn hạn chế tới vòm họng;

Giai đoạn 3: khối u đã phát triển và lan sang các mô và cơ quan lân cận;

Giai đoạn 4: khối u đã lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan xa hơn.

Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về các bệnh ung thư cổ họng nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đâu là cách bảo quản rau trong tủ lạnh hiệu quả nhất?

(25)
Bạn đã biết cách bảo quản rau trong tủ lạnh chưa? Sự thật là không phải loại rau củ quả nào cũng có cách bảo quản giống nhau và rất có thể bạn đã ... [xem thêm]

Đối mặt với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn cuối

(49)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có 4 giai đoạn và mức độ thông khí của phổi hạn chế hơn qua từng cấp độ. Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ... [xem thêm]

Nhận biết con có bình thường không sau khi chào đời

(92)
Lần đầu làm bố mẹ, chắc hẳn bạn hồi hộp và mong chờ gặp bé cưng của mình. Khi ôm bé trong lòng, bạn sẽ nhận ra con có bình thường không qua một số ... [xem thêm]

Con nói chuyện với bạn tưởng tượng, bố mẹ nên làm gì?

(94)
Một số bé thường nói chuyện vu vơ một mình thì rất có thể con đang gặp gỡ người bạn tưởng tượng trong tâm trí của mình. Việc phát hiện sớm và có ... [xem thêm]

Vùi dương vật ở trẻ: không khó trị nhưng nên phát hiện và chữa sớm

(74)
Vùi dương vật ở bé trai tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt bình thường cũng như tâm tâm sinh lý của trẻ. ... [xem thêm]

Đừng chủ quan về tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi

(57)
Hiện nay, tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi xuất hiện ngày một nhiều do lối sống thụ động, ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường cũng ... [xem thêm]

Dũng cảm đối mặt với nỗi đau mất con

(74)
Không gì có thể sánh với tình yêu to lớn mà cha mẹ dành cho con cái. Khi mang thai trong suốt 9 tháng ròng, người mẹ đã hình thành nên một sự gắn bó mật ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

(57)
Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và khu vực phía Bắc. Bệnh viện đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN