Trẻ mắc bệnh bạch cầu có thể khỏi bệnh hay không?

(3.77) - 98 đánh giá

Bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) là một căn bệnh nguy hiểm không chỉ cho người lớn mà còn đối với trẻ nhỏ.

Bệnh tuy nguy hiểm nhưng có thể điều trị được nếu như phát hiện sớm. Vậy bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) được chẩn đoán như thế nào và phải điều trị ra sao?

Bạn có thể xem thêm: Nhận biết dấu hiệu ung thư máu ở trẻ em

Bác sĩ chẩn đoán bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) như thế nào?

Qua phương pháp thử nghiệm sàng lọc định kỳ sẽ phát hiện được bệnh bạch cầu ở trẻ. Khi khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra các tế bào máu ngoại vi và phát hiện tình trạng thiếu máu cũng như nguyên nhân bé mắc bệnh bạch cầu. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đưa bé đi làm các bài kiểm tra cần thiết khi thấy tình trạng bất thường ở bé.

Nếu con có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, bệnh viện sẽ chuyển bé đến khoa ung bướu nhi để theo dõi và chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ ở đây sẽ bắt đầu thực hiện xét nghiệm máu, rồi phân tích để quan sát các tế bào hồng cầu, bạch cầu cũng như các tiểu cầu của bé.

Nếu có bất thường, chẳng hạn như quá ít hoặc quá nhiều hồng cầu hay tiểu cầu trong một tế bào máu, bác sĩ sẽ tiếp tục làm xét nghiệm tủy xương, gọi là tủy đồ. Để tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa một đầu kim vào trong tủy xương của bé (thường là trong xương cánh chậu) và rút ra một phần của tủy để làm xét nghiệm kiểm tra. Phẫu thuật có sử dụng gây tê này thường mất khoảng 10 đến 15 phút để hoàn thành.

Cách điều trị bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)

Khi đã xem xét các tế bào ung thư bạch cầu, bác sĩ sẽ xác định đặc điểm sinh học của chúng và đề xuất hướng điều trị thích hợp. Một số mẫu sinh học của tế bào ung thư bạch cầu sẽ ít ác tính hơn số còn lại.

Khi điều trị bệnh bạch cầu, bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị liệu (dùng thuốc chống ung thư). Tùy vào tình trạng ung thư của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Điều trị ban đầu kéo dài khoảng 2,5 năm.

Trong 4–6 tuần điều trị đầu tiên, bé phải ở lại bệnh viện để bác sĩ áp dụng chế độ điều trị tăng cường. Mục đích của đợt điều trị thứ nhất là để cho bệnh tình của con thuyên giảm. Điều này có nghĩa là khi quan sát lại tủy xương một lần nữa sẽ thấy tế bào ung thư bạch cầu không còn hoặc ít hơn 5% các tế bào trong tủy xương. Sau đó, con chỉ cần hóa trị liệu ngoại trú.

Mặc dù quá trình điều trị có vẻ gian nan, nhưng tỷ lệ khỏi bệnh của bé thường rất nhanh. Khoảng 95–98 % trẻ em mắc bạch cầu cấp (ALL) có dấu hiệu thuyên giảm chỉ sau 6 tuần điều trị đầu tiên. Khoảng 90% trong số đó sẽ khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng 5 năm và ít có khả năng tái phát.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích trang bị thêm nhiều thông tin bổ ích cho các bậc phụ huynh về bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) ở trẻ.
Bạn có thể xem thêm: Ung thư máu có chữa được không?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu đậu nành có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn?

(47)
Chắc hẳn ai cũng biết đến những tác dụng tuyệt vời mà đậu nành mang lại. Tuy nhiên, việc sử dụng đậu nành không phải lúc nào cũng đem lại những lợi ... [xem thêm]

Phân biệt các loại ho ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(23)
Khi con bị bệnh như cảm, sốt, ho thì chính bố mẹ sẽ là người giúp trẻ đầu tiên. Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy rất lo lắng và hoang mang, không biết liệu ... [xem thêm]

Giúp mẹ bầu phân biệt giữa co thắt sinh lý với co thắt chuyển dạ

(36)
Đôi khi, những cơn đau co thắt khiến bạn nghĩ rằng sắp sinh em bé nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra lại không phải. Thực ra đó chỉ là co thắt sinh lý.Khi ... [xem thêm]

Làm gì để trẻ nhỏ bị đau bụng cảm thấy dễ chịu hơn?

(34)
Khi trẻ nhỏ bị đau bụng, con sẽ quấy khóc vì cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, bạn có thể giúp bé làm dịu tình trạng này bằng một vài phương pháp đơn ... [xem thêm]

Trắc nghiệm: bạn đã hiểu rõ bệnh tăng huyết áp chưa?

(20)
Bệnh tăng huyết áp là một tình trạng sức khỏe có thể xảy ra với bất cứ ai. Tuy nhiên, không mấy người hiểu rõ sự nguy hiểm mà căn bệnh này đem ... [xem thêm]

8 cách trị “ruồi bay trước mắt” và bảo vệ mắt

(63)
Nếu đục dịch kính có xu hướng gây giảm thị lực, bạn nên tìm hiểu và nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, trước ... [xem thêm]

Có nên sử dụng probiotic để chữa bệnh âm đạo?

(84)
Bạn thường được khuyên hãy thường xuyên cung cấp cho cơ thể các vi khuẩn có lợi cho việc tiêu hóa (probiotic). Nhưng bạn biết không, probiotic không chỉ mang ... [xem thêm]

Tự tin hơn nhờ vú giả sau phẫu thuật ung thư vú

(49)
Nếu bạn nghĩ đến việc tìm lại hình dáng “đôi gò bồng đảo” ngày trước khi phẫu thuật ung thư vú, thì vú giả sẽ là ý tưởng tuyệt vời mà bạn nên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN