Tìm hiểu những cách phẫu thuật trĩ hiệu quả nhất

(4.45) - 88 đánh giá

Trĩ là bệnh thường gặp hơn chúng ta tưởng. Thông tin về phương pháp chữa bệnh trĩ do vậy mà trở thành mối quan tâm chung của rất nhiều người.

Đối tượng mắc bệnh trĩ ngày càng trẻ hóa và có xu hướng tập trung ở thành thị nhiều hơn là nông thôn. Nguyên nhân có lẽ là do thành thị tập trung nhiều tòa nhà văn phòng, nơi các nhân viên ngồi làm việc cả ngày và ít có cơ hội vận động. Sự thực là nhiều người bị bệnh trĩ nhưng giấu do ngại phải nhận những lời bàn tán, đùa cợt từ người quen, bạn bè xung quanh nên họ thường lẳng lặng chịu đựng cho đến lúc bệnh đã trở nặng.

Trĩ là hiện tượng các mạch máu ở hậu môn căng to dễ chảy máu. Bị chảy máu thường xuyên khiến người bệnh trĩ có khả năng bị thiếu máu. Ngoài ra, người bị trĩ cũng dễ bị táo bón kéo dài.

Phân loại trĩ

  • Trĩ ngoại: là búi trĩ lòi ra ngoài ống hậu môn, có thể quan sát được.
  • Trĩ nội: các búi trĩ nằm trên đường lược, nằm trong ống hậu môn, thường có 3 búi trĩ ở vị trí 11 giờ, 5 giờ và 2 giờ. Khi có nhiều búi trĩ và các búi trĩ liên tục với nhau được gọi là trĩ vòng.
  • Trĩ hỗn hợp: trĩ nội và trĩ ngoại kết hợp.

Các phân độ trĩ nội

Đối với trĩ nội, các bác sĩ thường phân chia thành 4 phân độ tùy theo tình trạng búi trĩ:

  • Trĩ nội độ I: các tĩnh mạch giãn cương tụ, đội niêm mạc phồng lên trong lòng trực tràng, khi rặn không lòi ra ngoài.
  • Trĩ nội độ II: các tĩnh mạch trĩ giãn nhiều hơn và tạo thành các búi rõ rệt. Khi rặn, các búi trĩ sa ra ở hậu môn và tự co lên được.
  • Trĩ nội độ III: khi rặn nhẹ là sa ra ngoài không tự co lên được, phải dùng tay đẩy lên.
  • Trĩ độ IV: búi trĩ to luôn sa ra ngoài không đẩy lên được.

Một số nguyên nhân gây bệnh trĩ

Do viêm nhiễm

Hậu môn là vùng dễ bị viêm nhiễm, các tĩnh mạch ở khu vực này thường phải chịu nhiều sức ép và tổn thương, dần dần gây nên bệnh trĩ.

Do cơ vòng hậu môn co giãn

Ở người lớn tuổi, cơ vòng hậu môn hay bị giãn, khiến búi trĩ lõi ra bên ngoài. Những người từng phẫu thuật hậu môn cũng hay bị tình trạng này.

Do trong thời kỳ mang thai và sinh nở

Tĩnh mạch phần khung chậu ở phụ nữ mang thai thường phải chịu nhiều áp lực hơn bình thường, ảnh hưởng đến lưu thông máu, làm mạch máu phình to. Hơn nữa, sự thay đổi về mặt nội tiết trong cơ thể thời kỳ này càng khiến các khối tĩnh mạch trực tràng phình to gây bệnh trĩ.

Mời bạn tham khảo thêm bài viết “Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai“.

Do cổng tĩnh mạch chịu nhiều sức ép

Tình trạng xơ gan, huyết khối ở cổng tĩnh mạch khiến cổng tĩnh mạch phải chịu nhiều sức ép. Tình trạng này kéo dài gây ra trĩ.

Những người bị táo bón hay tiêu chảy mạn tính, hay ngồi một chỗ quá lâu, ăn ít chất xơ có nguy cơ cao bị bệnh trĩ.

Chẩn đoán bệnh trĩ

Biểu hiện quan sát được (lâm sàng)

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi thành giọt, thậm chí thành tia
  • Hậu môn bị đau, có cảm giác căng, sưng, đau rát kèm ngứa ngáy rất khó chịu. Một số trường hợp bị chảy dịch.
  • Khi bệnh nhân rặn thấy có búi trĩ to lòi ra ngoài, hoặc bình thường cũng thấy búi trĩ to sa ra ngoài hậu môn.
  • Bệnh nhân bị trĩ lâu có khả năng bị thiếu máu do chảy máu kéo dài, hoặc bị nghẹt búi trĩ, huyết khối búi trĩ (có máu tụ trong các mạch máu ở búi trĩ).

Phương pháp chẩn đoán chuyên sâu

Do quan sát bên ngoài thì không thể xác định được chính xác tình trạng trĩ nội nên bác sĩ sẽ tiến hành soi hậu môn trực tràng. Khi đó, bác sĩ dùng ống soi mềm hoặc ống soi hậu môn để xác định số lượng búi trĩ, chẩn đoán trĩ nội hay trĩ ngoại và tình trạng cụ thể của các búi trĩ. Dùng ống soi hậu môn sẽ cho kết quả chẩn đoán chính xác hơn dùng loại ống soi mềm.

Phân biệt trĩ với một số bệnh khác khi chẩn đoán

Khi thực hiện chẩn đoán, bác sĩ phải loại trừ được một số bệnh lý cũng có thể có những triệu chứng tương tự như bệnh trĩ, chẳng hạn như:

  • Ung thư ống hậu môn: Phân có máu đỏ tươi, đau rát hậu môn liên tục và đau hơn khi đại tiện, luôn có cảm giác mót rặn. Khi soi ống hậu môn thì phát hiện khối u loét.
  • Sa trực tràng: Niêm mạc trực tràng hay đoạn trực tràng sa ra ngoài mà không có mạch máu căng giãn.

Phương pháp chữa bệnh trĩ

Tùy vào bệnh trạng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa bệnh trĩ phù hợp.

Chữa trị nội khoa

1. Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống

Một trong những phương pháp mà bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân thực hiện đó là phải thay đổi lối sống, bao gồm:

  • Dù công việc bận rộn, bạn hãy tranh thủ vận động hoặc thay đổi tư thế thường xuyên. Đừng đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Không dùng rượu bia thuốc lá, không ăn các chất kích thích chua cay.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả giàu chất xơ.
  • Tập luyện thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định.

Nếu bị táo bón, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc nhuận tràng để tránh làm hậu môn bị tổn thương. Tuy nhiên, hạn chế dùng thuốc nhóm nhuận tràng kích thích. Nhóm thuốc này có tác dụng phụ là làm suy giảm nhu động tự nhiên của ruột khiến người bệnh không thể đi tiêu bình thường mà lâu dần sẽ bị lệ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, nhóm nhuận tràng kích thích có khả năng gây hại đến đối tượng thai phụ và bệnh nhân có vấn đề về tim mạch.

2. Sử dụng thuốc trị bệnh trĩ

Thuốc chữa bệnh trĩ có tác dụng tăng cường hệ tĩnh mạch

Thuốc có tác dụng tăng cường sức bền mạch máu, làm giảm tính căng giãn và ứ trệ của tĩnh mạch bao gồm Daflon, Ginkofort.

– Daflon

  • Daflon chỉ có tác dụng điều trị ngắn hạn, không thể hoàn toàn thay thế các thuốc chữa bệnh trĩ đặc trị khác.
  • Cách dùng: thuốc chữa bệnh trĩ tăng cường hệ tĩnh mạch được dùng cho trường hợp trĩ cấp, đang chảy máu: Daflon (viên 500mg) uống 6 viên trong 4 ngày rồi 4 viên trong 4 ngày tiếp và giảm xuống 2 viên trong 6 ngày.
  • Lưu ý: Không bẻ hay nghiền nhỏ thuốc. Uống thuốc đúng liều.
  • Hãy thận trọng và tham khảo bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, những người đang dùng các loại thuốc khác. Chống chỉ định với những người dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Báo ngay với bác sĩ khi bạn thấy các tác dụng phụ như: buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, khó tiêu, tiêu chảy, ngứa, phát ban.

– Ginkor-Fort

  • Liều dùng thông thường: Đối với người lớn mắc bệnh trĩ thông thường là 3 hoặc 4 viên mỗi ngày, dùng thuốc trong 7 ngày và uống thuốc kèm với thức ăn.
  • Không được dùng quá liều. Nếu quên một liều thì bạn hãy uống bù càng sớm càng tốt, còn nếu đã gần liều kế tiếp thì hãy bỏ qua và dùng liều kế tiếp đúng giờ.
  • Hầu hết các tác dụng phụ không cần điều trị, tuy nhiên bạn vẫn phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số tác dụng phụ bao gồm: đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, phát ban, ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc viêm da dị ứng.
  • Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc với trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người cao tuổi, người đang dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác, bạn có vấn đề sức khỏe nào đó như tăng hoạt năng tuyến giáp hay tăng huyết áp.

Thuốc trị bệnh trĩ áp dụng tại chỗ

Thuốc bôi hay viên đặt: thuốc chữa bệnh trĩ dạng này hỗ trợ giúp tăng trương lực tĩnh mạch và giảm đau do một số thuốc có bổ sung thêm lidocaln: Titanorein, Proctoloc…

– Titanorein

  • Cách dùng: thoa thuốc 1 lần vào buổi sáng, 1 lần vào buổi tối và sau mỗi lần đi đại tiện. Không được thoa quá 4 lần mỗi ngày. Không được để thuốc tiếp xúc với mắt. Dùng đúng liều chỉ định của bác sĩ, không thừa, không thiếu, cũng không được tự ý ngưng thuốc.
  • Tác dụng phụ: bạn có thể bị phản ứng dị ứng, phản ứng da tại chỗ như chàm, kích ứng da tại nơi thoa thuốc
  • Cần hỏi ý bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ em. Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc quá mẫn với sulfur dioxide, bị kích ứng thuốc, không thuyên giảm sau 15 ngày dùng thuốc, bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

– Proctoloc

  • Điều trị ngứa do bệnh trĩ, nứt hậu môn (hội chứng nứt), viêm hậu môn do các vết nứt, chảy máu trực tràng do vết nứt và bệnh trĩ.
  • Nếu dùng dạng kem, bạn nhẹ nhàng bôi lên vùng da bị ảnh hưởng 1-2 lần một ngày
  • Ở dạng viên đặt, bạn có thể dùng 1–2 lần/ngày. Đầu tiên, rửa tay sạch bằng xà phòng và nước. Tiếp đến, ngồi xổm xuống hoặc nằm ngiêng trên một mặt phẳng bằng phẳng, dùng tay đẩy thuốc vào hậu môn một cách nhẹ nhàng, dứt khoát và đủ mạnh để thuốc không tuột ra ngoài. Cuối cùng, bạn ngồi hoặc nằm với hai chân khép lại trong vài phút. Hãy nhớ rửa lại tay thật sạch sau khi đặt thuốc.
  • Tác dụng phụ có thể gặp là chóng mặt, ngất xỉu; rối loạn da và mô dưới da (như phát ban)
  • Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, khi bi dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, khi đang dùng những loại thuốc khác. Báo với bác sĩ nếu bạn đang gặp bất cứ tình trạng sức khỏe nào.

Các phương pháp can thiệp chữa bệnh trĩ nội

1. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su

Dùng dụng cụ thắt trĩ có dạng súng, trên súng được lắp sẵn vòng cao su. Khi đưa dụng cụ thắt trĩ đến sát búi trĩ và bấm thì vòng cao su sẽ siết bám vào chân búi trĩ và ngăn lưu thông máu đến nuôi dưỡng búi trĩ. Búi trĩ sẽ tự teo dần.

Đặc điểm:

  • Phương pháp chữa bệnh trĩ đơn giản, giá thành rẻ nên được áp dụng nhiều.
  • Có hiệu quả đối với trĩ nội độ I – II chảy máu, trĩ độ III cũng áp dụng được phương pháp này nếu búi trĩ đơn độc.
  • Sau khi thắt búi trĩ, bệnh nhân sẽ thấy hậu môn đau, chảy máu, thậm chí bị loét (do thắt vào cả vùng da lành).
  • Sau thắt khoảng 2-3 ngày, búi trĩ tự rụng. Các đợt điều trị tiếp nên thực hiện sau 10-14 ngày để cho vết thương lành sẹo.

2. Dùng laser

Ít được áp dụng do có nguy cơ gây trĩ hoại tử, áp xe mà hiệu quả lại không cao.

Chú ý: Các phương pháp chữa trị trĩ nội bằng thuốc hay can thiệp có thể dùng đơn độc hay kết hợp với những phương pháp điều trị khác.

Chữa bệnh trĩ bằng các phương pháp điều trị ngoại khoa

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa đối với các trường hợp sau:

  • Trĩ chảy máu nhiều
  • Trĩ ngoại
  • Trĩ nội ngoại kết hợp
  • Các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả
  • Trĩ có một số biến chứng: huyết khối trĩ, trĩ nghẹt
  • Trĩ ở mức độ III, IV

Khi này, bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật để điều trị dứt điểm bệnh trĩ.

1. Phương pháp phẫu thuật Longo

Kéo búi trĩ về vị trí bình thường, sau đó tiến hành cắt và khâu phần mạch máu nuôi dưỡng búi trĩ, khiến búi trĩ teo nhỏ lại. Vết cắt được thực hiện trên vùng ít cảm giác nhất của hậu môn, giảm đau đớn cho bệnh nhân đáng kể và giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn.

Ưu điểm: Ít gây đau đớn, thời gian phẫu thuật nhanh, thời gian phục hồi nhanh chóng, tỷ lệ tái phát thấp

Lưu ý:

  • Vận động nhẹ nhàng, không làm việc quá sức sau mổ
  • Tăng cường nghỉ ngơi điều độ để đẩy nhanh thời gian phục hồi bệnh
  • Tích cực ăn rau củ quả để tránh táo bón
  • Thường xuyên tái khám theo định kỳ để kiểm tra kết quả sau điều trị, đồng thời phòng tránh biến chứng

2. Phương pháp phẫu thuật Milligan Morgan

Cắt trĩ bằng cách can thiệp cắt riêng từng búi trĩ một, khâu những mảnh da niêm mạc lại. Nếu là phẫu thuật cắt trĩ vòng thì các bác sĩ sẽ tiến hành cắt thêm những búi trĩ phụ. Phẫu thuật tiến hành dưới niêm mạc để tránh hậu môn bị teo và hẹp sau phẫu thuật.

Ưu điểm: Quy trình kỹ thuật đơn giản, giá thành hợp lý, tỉ lệ tái phát thấp.

Nhược điểm: Thực hiện ở vị trí nhạy cảm nên gây đau đớn sau mổ, trong quá trình mổ sẽ tiếp xúc với phân nên dễ nhiễm trùng, vết thương lâu lành. Phương pháp này can thiệp cắt riêng từng búi trĩ một nên rất khó áp dụng với trường hợp phức tạp như trĩ vòng.

Điều trị biến chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ tiến triển có thể gây ra nhiều biến chứng khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, khó chịu. Tùy vào trường hợp mà bác sĩ có những cách “giải quyết” búi trĩ khác nhau, chẳng hạn như:

  • Huyết khối trĩ: Rạch búi trĩ lấy cục máu đông hoặc chữa bệnh trĩ bằng thuốc hay phẫu thuật.
  • Trĩ nghẹt: Tiến hành đẩy búi trĩ lên, bác sĩ có thể khâu treo búi trĩ lại. Bạn không nên cố gắng dùng sức tự đẩy búi trĩ lên vì sẽ gây đau đớn.
  • Trĩ chảy máu: Điều trị thắt vòng cao su đối với trĩ nội độ I đến độ III . Có thể truyền máu khi bệnh nhân thiếu máu nhiều.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 giai đoạn phát triển bệnh về gan mà bạn nên biết

(94)
Các bệnh về gan đều có chung một quy trình phát triển. Để tăng tỷ lệ thành công của quá trình điều trị, bạn nên sớm thực hiện chẩn đoán bệnh về gan ... [xem thêm]

Sa bụng bầu: Dấu hiệu cho biết thời điểm chuyển dạ đang đến gần

(98)
Sa bụng bầu là hiện tượng đầu em bé di chuyển xuống dưới xương chậu để sẵn sàng cho quá trình chào đời, diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ 3.Quãng ... [xem thêm]

Vì sao bổ sung iot cần thiết cho mẹ bầu?

(82)
Hiện nay trên thế giới, hằng năm, có 18 triệu trẻ sơ sinh chào đời bị chậm phát triển trí tuệ do mẹ bầu thiếu hụt iốt, tức là không bổ sung iốt hay ... [xem thêm]

Nhận biết triệu chứng sốt viêm họng ở trẻ để kịp thời điều trị

(54)
Viêm họng là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nếu trẻ có biểu hiện viêm họng sốt cao liên tục thì người nhà không nên chủ quan. Triệu chứng sốt ... [xem thêm]

Từ bỏ ngay thói quen ngủ bù để tránh bị suy giảm trí nhớ

(95)
Bạn thường ngủ thật nhiều sau một đêm thức trắng làm việc hoặc đi chơi khuya? Hãy từ bỏ ngay thói quen ngủ bù vì điều này chỉ khiến bạn mệt mỏi ... [xem thêm]

Mẹ bầu nhảy khi mang thai, cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến mẹ và bé

(84)
Có thể bạn từng nghe qua lợi ích của việc vận động thể chất khi mang thai như giúp ngủ ngon hơn, khỏe khoắn hơn và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, trong ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

(66)
Khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật, rất nhiều người lo lắng “cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?”. Mặc dù đây là một phẫu thuật tương ... [xem thêm]

Mẹ nên cho bé bú trong bao lâu?

(60)
Hãy để bé trở thành người hướng dẫn cho bạn. Tất cả các bé đều có những đặc trưng khi bú rất riêng, vậy nên hãy dành thời gian để quan sát thói quen ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN