Tẩy da chết hay “tẩy chết da”? Cẩn thận với 4 sai lầm này!

(3.98) - 82 đánh giá

Tẩy da chết là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc da (skin care routine) của các tín đồ làm đẹp. Thế nhưng, vẫn không ít chị em phạm sai lầm trong việc tẩy da chết khiến tình trạng da trở nên “báo động đỏ” như: mẩn đỏ, sưng tấy, mụn li ti rồi mới bắt đầu đi tìm nguyên nhân. Để tránh tình trạng “rước họa vào da”, bạn cần tránh các lỗi dưới đây:

4 sai lầm tẩy da chết thường thấy

1. Lạm dụng việc tẩy da chết mỗi ngày

Việc loại bỏ các tế bào chết tồn đọng trên bề mặt cùng bụi bẩn và dầu thừa tích tụ là một điều nên làm và rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn có nên thực hiện nó mỗi ngày?

Các tế bào cũng giống như hoạt động duy trì sự sống của cơ thể, khi tế bào mới được hình thành sau việc tẩy da chết, chúng cũng cần thời gian để thích nghi và sản sinh đủ lượng tế bào chất lượng.

Việc bạn tẩy tế bào chết mỗi ngày, kích thích sản sinh lớp da mới quá mức sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng “phản tác dụng”, da khô thiếu ẩm, ửng đỏ, viêm mãn tính. Thay vì cảm giác sạch sẽ, sảng khoái thì sự gia tăng sắc tố, dấu hiệu lão hóa sẽ “nói lời chào” với bạn.

2. Cảm thấy tẩy da chết không cần thiết

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, nhưng ít quá cũng không nên. Làm sạch sâu cho da quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khô da, bong tróc, làm sạch quá ít lại tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, tác hại từ môi trường phá hoại làn da.

Việc loại bỏ lớp da bị sừng hóa cùng bụi bẩn tích tụ lâu ngày là điều không thể bỏ qua nếu bạn muốn duy trì thanh xuân cho da và ngăn ngừa các dấu hiệu hư tổn.

Việc cân bằng, đảm bảo tần suất tẩy da chết 2 đến 3 lần/tuần là tiêu chuẩn làm sạch da vừa đủ.

3. Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết không phù hợp với da

Mỗi chúng ta đều sở hữu một làn da khác nhau, vì thế các dòng sản phẩm chăm sóc da cũng đặc biệt khác nhau để thích nghi và đáp ứng từng nhu cầu khác biệt mà da bạn đang cần.

Việc đầu tiên bạn cần làm là thấu hiểu chính làn da của bạn!

Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về skin care, quy trình chăm sóc da và chưa có một định nghĩa về làn da của chính mình, bạn có thể tham khảo mẹo phân biệt loại da.

Nếu bạn ít nhiều hiểu được da mình đang thuộc nhóm nào thì việc tìm kiếm loại tẩy da chết đáp ứng được sự “khó ở” của da là bước tiếp theo cần làm.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm và thương hiệu dành cho mọi loại da bạn có thể chọn lựa. Tuy nhiên, có hai nhóm chính: Tẩy da chết hóa học (AHA, BHA), tẩy da chết vật lý (hạt scrub, peeling gel).

Hãy cân nhắc và lắng nghe cơ thể thay vì vội tin những lời quảng cáo “đường mật” bạn nhé!

4. Bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo từ da

Thông thường, cơ thể chúng ta luôn có cơ chế tự bảo vệ đối với môi trường, vi khuẩn hay các tác động xấu và phản ứng lại dựa trên các dấu hiệu bạn có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được.

  • Da kích ứng, ửng đỏ nhiều vùng trên mặt

Chúng ta thường thấy dấu hiệu này đối với những bạn “nghiện tẩy da chết” hay “nghiện cảm giác sạch sẽ”.

Khi tẩy tế bào chết, ma sát bề mặt quá nhiều khiến lớp màng bảo vệ da bị phá vỡ, buộc cơ thể phải đưa ra các dấu hiệu cấp báo như: mụn kích ứng, vết ửng đỏ.

  • Da khô ráp, ngứa ngáy khó chịu

Các bạn da khô hay hỗn hợp thiên khô sẽ dễ gặp tình trạng này nếu tẩy tế bào da chết sai cách.

Bản thân làn da khô đã thiếu ẩm, nay lại càng thiếu hơn khi bạn vô tình lấy đi lượng dầu tự nhiên, loại bỏ lớp màng bảo vệ ít ỏi cấp ẩm cho da, từ đó sự suy yếu tế bào và khả năng đề kháng của da với các tác động từ môi trường rất kém, đặc biệt khi thời tiết hanh khô, nắng nóng.

  • Da tiết dầu nhiều hơn

Cảm giác sạch sâu ban đầu hoàn toàn trái ngược với kết quả đổ dầu nhờn nhanh chóng sau đó, nếu các bạn thuộc da dầu hay hỗn hợp thiên dầu có tần suất làm sạch quá mức, cơ chế hoạt động của các tuyến dầu đó là sẽ tiết ra thêm dầu nếu nhận được “lệnh” thiếu ẩm, thiếu nước để cân bằng lại môi trường bề mặt da.

Tình trạng như “chảo dầu” trên mặt là câu trả lời cho việc bạn đã hiểu sai cảm giác sạch sâu đối với làn da dầu.

  • Lên mụn bất thường, khó kiểm soát

Nổi mụn thất thường là điều dễ hiểu, thường thấy với các cô nàng có loại da dầu nếu tẩy da chết sai cách. Bởi bã nhờn, dầu thừa hoạt động quá tích cực khi mất độ ẩm, sẽ là môi trường hoàn hảo cho một “hệ sinh thái” khói bụi, da chết, độc tố tích tụ hình thành nên mụn trứng cá, sưng, viêm.

Theo các chuyên gia, việc tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ các lớp sừng hóa (keratinization) cùng độc tố trên lớp biểu bì, tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi cho tế bào mới phát triển, đồng nghĩa với việc cần có những cách chăm sóc khoa học để bảo vệ lớp da vừa tái tạo này.

Làm thế nào để tẩy da chết đúng cách?

Tẩy tế bào chết cơ học:

  • Tẩy trang, làm sạch da bằng sữa rửa mặt.
  • Dùng bông tẩy trang lau khô nước trên da.
  • Thoa sản phẩm tẩy da chết cơ học/vật lý lên da, dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên.
  • Sau 1 đến 2 phút, rửa sạch bằng nước ấm.
  • Thoa toner, kem dưỡng sau cùng.

Tẩy tế bào chết hóa học:

  • Làm sạch da mặt bằng các sản phẩm dầu tẩy trang (hoặc gel, nước tẩy trang), sữa rửa mặt.
  • Dùng bông tẩy trang thấm khô nước.
  • Thoa toner (nước hoa hồng) ngay sau đó, để cân bằng độ pH cho da.
  • Thoa sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học với nồng độ phần trăm phù hợp với loại da, tình trạng da.
  • Chờ 15 đến 20 phút, sau đó thực hiện các bước kem dưỡng sau cùng.

Tẩy da chết là bước cơ bản để sở hữu làn da khỏe đẹp, mịn màng. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu hoặc tự ý sử dụng các sản phẩm loại bỏ tế bào chết không phù hợp với da, sẽ rất dễ gây tổn thương da và lão hóa sớm. Vậy nên, tẩy tế bào chết và bảo vệ đúng cách sẽ giúp làn da luôn tươi tắn, khỏe mạnh, các sản phẩm dưỡng da sau đó cũng phát huy hiệu quả hơn!

Vi Nguyễn / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

26 tháng

(13)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào lúc này, mẹ có thể đau đầu vì bé thường cắn người khác khi cảm thấy tức giận hoặc bị đe dọa. Sở ... [xem thêm]

15 thực phẩm bạn có thể tận dụng để chăm sóc da tự nhiên

(95)
Bạn ngại dùng các mỹ phẩm vì vừa tốn kém lại có nhiều thành phần hóa chất gây hại cho da? Hãy thử các cách chăm sóc da tự nhiên với các nguyên liệu sẵn ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn bảo vệ sức khỏe trong dịp nghỉ Tết

(50)
Tết là dịp quan trọng để đi chơi cùng gia đình và bạn bè, do vậy chúng ta luôn phải giữ sao cho thật rạng rỡ khi Tết đến. Tuy nhiên, bạn lo lắng sẽ tăng ... [xem thêm]

Sucralose: chất thay thế đường không chứa calo

(20)
Sucralose là gì? Sucralose là chất thay thế đường không chứa calo. Nó có vị như đường nhưng ngọt hơn đường 600 lần. Sucralose không để lại hậu vị và ... [xem thêm]

Nhận diện dấu hiệu mệt mỏi ở trẻ nhỏ để ru con ngủ

(84)
Bố mẹ nên lưu ý đến dấu hiệu mệt mỏi ở con yêu để có thể xoa dịu tâm trạng và dỗ bé ngủ đúng thời điểm, không nên để trẻ quấy khóc.Trẻ sơ ... [xem thêm]

Bật mí bí quyết trị sẹo lồi hiệu quả tại nhà

(15)
Sẹo lồi là loại sẹo hình thành do sự phát triển bất thường của các mô sợi, khiến da không còn mịn màng và bằng phẳng như trước. Làm thế nào để trị ... [xem thêm]

Giảm cân nhờ ăn chậm: Bạn đã biết đến phương pháp này?

(47)
Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, ăn chậm cũng là một cách giúp bạn giảm cân. Bạn đã biết gì về phương pháp giảm cân nhờ ăn chậm? Hãy cùng Hello ... [xem thêm]

Tác hại không ngờ của nắng đến sẹo mụn trứng cá

(96)
Mụn thật đáng ghét nhưng sẹo mụn lại còn dễ sợ hơn bởi khó chữa hơn và tồn tại lâu trên da mặt. Bạn có biết mỗi loại sẹo mụn phải áp dụng cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN