Tampon: Mối nguy cơ sốc độc tố

(4.09) - 54 đánh giá

Những ngày đèn đỏ thực sự khiến không ít chị em phải đau đầu. Ngoài vấn đề phải chống chọi với những thay đổi thể chất, chị em phụ nữ còn phải chọn cho mình những giải pháp an toàn để tránh bị tràn ra ngoài.

Tampon là một loại “băng vệ sinh hiện đại” được đưa vào bên trong “cô bé”. Khác với các loại băng vệ sinh khác, tampon có khả năng thấm hút rất mạnh, không rò rỉ, giúp “cô bé” luôn sạch sẽ và khô thoáng. Nhưng đến nay có nhiều nguyên nhân cho thấy những tác động tiêu cực của tampon, từ đó khuyến cáo chị em không nên sử dụng loại băng vệ sinh này.

Tampon là gì?

Tampon là loại băng vệ sinh có hình dáng một chiếc que, nhỏ bằng đầu ngón tay, dài khoảng 4−5 cm, làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp nên khả năng thấm hút rất tốt. Hơn nữa, hình dạng và cấu tạo của nó giúp bạn dễ dàng chèn vào bên trong âm đạo.

Cấu tạo của tampon

Bên ngoài tampon bằng nhựa hoặc bìa cứng có cấu tạo như ống tiêm. Có hai ống lồng vào nhau, ống hút nằm bên ngoài, bên trong là ống tiêm. Đầu ống hút hình tròn và bề mặt trơn mịn. Ống tiêm được bọc trong ống ngoài và được giữ bằng cơ chế khóa. Tampon có một đoạn dây nhỏ để tiện cho việc lấy ra và kiểm soát.

Mặc dù cùng có chức năng thấm hút nhưng cơ chế hoạt động của tampon có sự khác biệt lớn với băng vệ sinh dạng cánh. Ống bên ngoài được đưa vào âm đạo sau đó ống trong được đẩy vào ống ngoài. Tampon sẽ được đưa vào trong âm đạo để thấm hút máu kinh không cho chảy ra ngoài.

Nguy cơ sốc độc tố khi sử dụng tampon

Hội chứng sốc độc tố (toxic shock syndrome – viết tắt là TSS) là hội chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hội chứng này do hai loại vi khuẩn chính là staphylococcus aureus và streptococcus pyogenes gây ra. Đây là những vi khuẩn có thể sản sinh chất độc. Ở nhiều người, hệ miễn dịch của họ không đủ sức chống lại độc tố, do đó các độc tố này tấn công cơ thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Hội chứng sốc độc có thể xảy ra với bất cứ ai, không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng hội chứng này thường gặp nhất ở chị em phụ nữ sử dụng băng vệ sinh. Hiện nay, hơn 1 nửa trường hợp sốc độc ghi nhận được là do phụ nữ sử dụng tampon.

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng sốc nhiễm độc là do băng vệ sinh thấm hút quá nhanh, khiến môi trường âm đạo bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn staphylococcus aureus phát triển. Độc tố do vi khuẩn này sản sinh ra sẽ được hấp thu vào máu, giải phóng độc tố độc hại, gây nhiễm độc, tình trạng này xấu đi nhanh chóng và nhiễm trùng có thể gây suy thận hoặc cuối cùng là tử vong nếu không điều trị kịp thời. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng tampon khi âm đạo đang bị viêm nhiễm, lở loét.

Các triệu chứng của hội chứng này khá giống với bệnh cúm. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng như bệnh cúm trong thời kỳ kinh nguyệt và bạn đang sử dụng tampon thì hãy ngưng sử dụng ngay và đổi sang sử dụng loại băng thông thường. Để đảm bảo an toàn hơn nữa, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra và phát hiện tình trạng sốc độc tố kịp thời.

Các triệu chứng của sốc độc tố:

  • Nhiệt độ đột ngột cao (102 độ F/38,9°C trở lên);
  • Nôn mửa;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Phát ban da nắng;
  • Đau cơ;
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu hoặc cảm thấy mệt mỏi khi đứng lên.

Thông thường, các triệu chứng sẽ xuất hiện cách 2-−3 ngày sau khi bạn bị nhiễm staphylococcus hoặc streptococcus. Tình trạng có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Sốc độc tố là một hội chứng nguy hiểm bạn không nên xem thường. Để phòng tránh hội chứng này, chị em phụ nữ nên hạn chế sử dụng tampon. Bạn nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần của băng vệ sinh để lựa chọn loại phù hợp cũng như an toàn cho bản thân.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tư thế nào vào sâu nhất cho đàn ông dương vật ngắn?

(68)
Bạn có thể e sợ bạn đời mình sẽ không tận hưởng được những cảm xúc thăng hoa khi làm chuyện ấy bởi “cậu bé” quá ngắn. Thế nhưng, bạn có biết ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh gan

(23)
Đối với trẻ mắc bệnh gan, dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Chế độ ăn uống cân đối với đầy đủ chất dinh dưỡng thì sẽ giúp trẻ hồi phục ... [xem thêm]

7 loại thực phẩm bạn chớ nên dùng lò vi sóng

(82)
Lò vi sóng rất tiện lợi và cũng dễ sử dụng nên nhiều người thường mua nhiều thực phẩm về để bảo quản trong tủ lạnh và dùng cho cả tuần. Tuy nhiên, ... [xem thêm]

5 định kiến giới tính ngăn cản bạn tìm thấy hạnh phúc

(29)
Bạn có từng nghe nói rằng đàn ông lăng nhăng là chuyện thường tình hay phụ nữ thì phải biết chăm sóc gia đình? Những định kiến giới tính này có thể ... [xem thêm]

Ung thư vú di căn

(93)
Tìm hiểu chungUng thư di căn là gì?Di căn là sự lây lan của các tế bào ung thư đến các khu vực mới của cơ thể, thường là theo hệ thống bạch huyết hay dòng ... [xem thêm]

Con đường lây lan của bệnh thủy đậu

(100)
Bệnh thủy đậu có lây không? Câu trả lời là rất dễ lây. Nếu bạn chưa được tiêm phòng và chưa bao giờ bị thủy đậu, nguy cơ nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc ... [xem thêm]

Bạn có biết bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra?

(75)
Nếu bạn bị dị ứng và bệnh suyễn, có những phương pháp điều trị có thể để giải quyết cả hai. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về kết nối giữa dị ... [xem thêm]

Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con mắc nghẹn

(23)
Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN