Tắm nắng để trị bệnh vẩy nến có hiệu quả đến đâu?

(4.14) - 11 đánh giá

Điều trị bệnh vẩy nến thường đòi hỏi phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm thay đổi lối sống, dinh dưỡng và thuốc men.

Kế hoạch điều trị còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và các yếu tố khác. Bác sĩ thường sẽ thử nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra phương pháp thích hợp nhất cho bệnh nhân vì hiện nay không có phương pháp nào có thể chữa khỏi bệnh vẩy nến hoàn toàn.

Phương pháp điều trị bệnh vẩy nến phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mức độ nghiêm trọng của bệnh
  • Mức độ ảnh hưởng đến cơ thể
  • Loại bệnh vẩy nến
  • Điều trị trước đây có hiệu quả không?

Các phương pháp thường có tác dụng chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh, làm giảm ngứa, giảm bong da và hạn chế các đợt bùng phát. Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm không cần kê đơn sau khi tắm có thể giúp duy trì độ ẩm da, ngăn bong da, nhưng sẽ không làm giảm được tình trạng viêm tiềm ẩn của bệnh.

Bác sĩ da liễu cũng khuyên bệnh nhân vẩy nến sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa, và các chất dưỡng ẩm không có mùi hay màu để giảm kích ứng da đến mức tối thiểu.

Bạn đã biết về phương pháp điều trị quang liệu pháp?

Quang liệu pháp là một phương pháp chiếu các tia cực tím tự nhiên hoặc nhân tạo vào da. Sử dụng quang liệu pháp lâu dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư da, đặc biệt là u hắc tố ác tính, dạng nguy hiểm nhất của ung thư da. Bạn nên thảo luận về hiệu quả và tác dụng phụ của quang liệu pháp với bác sĩ da liễu trước khi tiếp xúc. Bạn cũng nên nhớ rằng, đừng bao giờ tự điều trị bằng cách tắm nắng.

Ánh sáng mặt trời

Nguồn tia UV tự nhiên nhất là từ mặt trời, thường tạo ra các tia UVA và UVB. Tia UV làm giảm số lượng tế bào T và giết các tế bào T đang được kích hoạt, làm chậm phản ứng viêm và quá trình tái tạo da. Tiếp xúc nhanh với một lượng vừa đủ ánh sáng mặt trời có thể cải thiện bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao hoặc lâu dài có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, gây tổn thương da và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da.

Quang liệu pháp UVB

Đối với các trường hợp bệnh vẩy nến nhẹ, có thể sử dụng phương pháp điều trị ánh sáng tia UVB nhân tạo với ánh sáng UVB. Do ngày nay đã có những nguồn phát tia UVB nhân tạo, nên có thể dùng chúng để chiếu trên một mảng da hoặc một vùng nhỏ bị tổn thương, thay vì phải tiếp xúc toàn bộ cơ thể với ánh sáng như phương pháp dùng ánh sáng mặt trời. Tác dụng phụ có thể gồm ngứa da, khô và đỏ ở vùng điều trị.

Liệu pháp Goeckerman

Kết hợp điều trị UVB với coal tar (là một loại than đá) có hiệu quả hơn chỉ dùng một phương pháp. Than đá giúp da dễ hấp thu tia UVB hơn. Liệu pháp này được sử dụng cho các trường hợp nhẹ đến trung bình.

Tia laser excimer

Liệu pháp laser là một phát triển đầy hứa hẹn trong điều trị bệnh vẩy nến mức độ nhẹ đến trung bình. Laser có thể tập trung các chùm ánh sáng UVB ở vùng da cần điều trị mà không ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh. Phương pháp này chỉ hữu ích trong việc điều trị các vùng da nhỏ do laser không thể tiếp xúc được khu vực rộng hơn.

Kết hợp giữa liệu pháp ánh sáng hoặc chất psoralen với tia cực tím UVA (PUVA)

Psoralen là một loại thuốc gây tăng nhạy ánh sáng có thể dùng kết hợp với liệu pháp ánh sáng UVA trong điều trị bệnh vẩy nến. Bệnh nhân dùng thuốc hoặc bôi kem lên da, sau đó bước vào hộp chiếu ánh sáng UVA. Phương pháp này khá mạnh và chỉ được sử dụng ở bệnh nhân vẩy nến mức độ vừa đến nặng.

Laser xung nhuộm được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị tia laser xung nhuộm nếu các phương pháp điều trị khác ít thành công. Laser xung nhuộm sử dụng một loại thuốc nhuộm hữu cơ trộn trong dung môi khi chiếu laser. Quá trình này phá hủy các mạch máu nhỏ ở các khu vực xung quanh mảng vẩy nến, làm giảm lưu lượng máu đi qua và giảm tăng trưởng tế bào trong khu vực đó.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những điều bạn nên biết về bệnh mạch vành

(88)
Nếu biết người bệnh mạch vành nên ăn gì, bạn không những giảm nhẹ được các triệu chứng mà còn ngăn ngừa mảng xơ vữa phát triển và tránh được ... [xem thêm]

Khám phá cách thiền định cả khi cực kỳ bận rộn

(68)
Thiền được khoa học chứng minh là một phương pháp chống trầm cảm hiệu quả. Đây quả thực là một là một thông tin tuyệt vời dành cho những ai muốn thâm ... [xem thêm]

Cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ giúp bạn thư giãn

(56)
Nếu biết cách sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ, bạn sẽ luôn cảm thấy thư giãn mỗi khi trở về nhà. Đây là một trong những bí quyết đơn giản giúp bạn ... [xem thêm]

Retinol là gì? Cách dùng retinol trị mụn, trẻ hóa da

(23)
Tham khảo: Tính ngay ngày rụng trứng của bạn nhanh, chính xác Retinol là gì? Retinol là một trong những thành phần được nghiên cứu rộng rãi nhất về khả năng ... [xem thêm]

Lạc nội mạc tử cung: Làm sao để làm dịu cơn đau?

(94)
Lạc nội mạc tử cung là bệnh thường gặp ở phụ nữ, có thể gây ra những cơn đau thắt nghiêm trọng. Tuy nhiên, có rất nhiều cách giúp kiểm soát cơn đau ... [xem thêm]

Bệnh dại và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân

(74)
Bệnh dại là một bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm có thể lây lan qua nước bọt. Bạn cần nắm được các thông tin cần thiết về bệnh này để biết cách bảo ... [xem thêm]

7 căn bệnh phổ biến có liên quan đến béo phì

(28)
Béo phì là một căn bệnh mà ngày càng nhiều người mắc phải. Căn bệnh này không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn là mối nguy cơ tiềm ẩn ... [xem thêm]

Lúa mạch đen tưởng lạ nhưng lại quen

(86)
Lúa mạch đen vừa giàu dinh dưỡng lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường tim mạch, cải thiện hệ tiêu hóa hay kiểm soát cân nặng. Nếu cũng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN