Tắc ống dẫn trứng

(3.89) - 69 đánh giá

Tìm hiểu chung

Tắc ống dẫn trứng là gì?

Ống dẫn trứng kết nối buồng trứng và tử cung. Mỗi tháng, trong thời kỳ rụng trứng, ống dẫn trứng sẽ mang trứng từ buồng trứng đến tử cung.

Quá trình thụ thai cũng hình thành trong ống dẫn trứng. Sau khi trứng được thụ tinh, nó sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng về tử cung để làm tổ.

Do đó, nếu mắc phải tình trạng này, quá trình thụ thai hoặc làm tổ của trứng sẽ bị cản trở. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này gồm mô sẹo, nhiễm trùng và dính vùng chậu.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng tắc ống dẫn trứng là gì?

Thông thường, tình trạng tắc nghẽn sẽ không gây ra bất kì triệu chứng nào. Do đó, nhiều phụ nữ không phát hiện ra bệnh cho đến khi họ làm kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai.

Trong một số trường hợp, tình trạng tắc có thể làm bạn đau nhẹ, thường ở một bên của bụng. Tình trạng này được gọi là ứ nước vòi trứng, xảy ra khi nước đầy và làm phì đại vòi trứng bị tắc.Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe khiến ống trứng bị tắc có thể gây ra các triệu chứng riêng. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung thường làm các cơn đau xuất hiện theo chu kỳ kinh nguyệt, tính chất nặng nề, lan ra vùng chậu và làm tăng nguy cơ tắc ống dẫn trứng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân tắc ống dẫn trứng là gì?

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tắc là mô sẹo và viêm dính vùng chậu. Ngoài ra, các yếu tố khác cũng làm ống dẫn trứng bị tắc như:

  • Viêm vùng chậu: bệnh này có thể gây mô sẹo hoặc ứ dịch vòi trứng
  • Lạc nội mạc tử cung: các mô nội mạc tử cung có thể tích tụ trong ống dẫn trứng và gây tắc nghẽn.
  • Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chlamydia và lậu có thể gây sẹo và dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.
  • Từng mang thai ngoài tử cung. Tình trạng này có thể làm sẹo ống dẫn trứng.
  • U xơ tử cung.
  • Từng phẫu thuật ở bụng. Nếu bạn từng phẫu thuật ở bụng, đặc biệt là ở ống dẫn trứng, bạn có thể bị dây dính vùng chậu, dẫn đến tắc nghẽn vòi trứng.

Ảnh hưởng của tắc ống dẫn trứng đến khả năng sinh sản

Cơ quan sinh sản của phụ nữ gồm buồng trứng, tử cung và ống dẫn trứng. Nếu một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến bất kỳ các cơ quan này, bạn sẽ khó mang thai hơn.

Các buồng trứng nối với tử cung bằng ống dẫn trứng. Mỗi tháng, hiện tượng rụng trứng sẽ xảy ra một lần, có thể ở buồng trứng trái hoặc phải. Nếu bạn bị tắc một ống dẫn trứng, trứng vẫn có thể được thụ tinh. Tuy nhiên, nếu cả hai ống bị tắc, thì trứng không thể thụ thai được.

Nếu ống dẫn trứng bị tắc một phần, nguy cơ thai ngoài tử cung sẽ tăng.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tắc ống dẫn trứng?

Thực tế, rất khó để chẩn đoán tình trạng này. Bác sĩ thường đề nghị ba thủ thuật chính để chẩn đoán tình trạng này:

  • Chụp X-quang tử cung buồng trứng cản quang hoặc HSG. Bác sĩ tiêm thuốc cản quang vào tử cung qua một ống thông để thuốc đi vào ống dẫn trứng và quan sát thấy thuốc cản quang trên X-quang. Nếu thuốc không thoát ra đầu của 2 ống dẫn trứng, bác sĩ có thể nghi ngờ do tắc nghẽn.
  • Siêu âm bơm nước lòng tử cung (SHG). Phương pháp này tương tự như chụp X-quang HSG nhưng bác sĩ sử dụng sóng siêu âm để quan sát hình ảnh của ống dẫn trứng.
  • Nội soi phần phụ. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện một vết mổ nhỏ trên thành bụng vị trí dưới rốn và đưa dụng cụ nội soi vào để quan sát ống dẫn trứng trên màn hình TV. Nội soi là xét nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán tình trạng ống dẫn trứng bị tắc. Ngoài ra bác sĩ có thể quan sát được những tổn thương khác gây vô sinh như dây dính hoặc lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, đây là một thủ thuật xâm lấn nên bác sĩ cũng rất cân nhắc khi chỉ định thực hiện.

Ngoài ra, việc hỏi bệnh sử của bạn cũng góp phần quan trọng cho chẩn đoán bệnh.

Những phương pháp nào giúp điều trị tắc ống dẫn trứng?

Nếu ống dẫn trứng bị tắc do mô sẹo hoặc viêm dính, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật nội soi để loại bỏ giải phóng tắc nghẽn. Tuy nhiên, phương pháp này không có hiệu quả đối với tình trạng tắc do nhiều mô sẹo hoặc kết dính quá mức.

Thay vào đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bóc tách khối thai ngoài tử cung và sửa chữa các tổn thương vòi trứng. Nếu tình trạng tắc nghẽn là do một đoạn ống dẫn trứng bị hư, bác sĩ có thể loại bỏ phần bị hư và nối hai đoạn khỏe mạnh của ống dẫn trứng lại với nhau.

Mục đích của phẫu thuật là làm thông ống dẫn trứng và cải thiện khả năng thụ thai ở người bệnh. Khả năng người phụ nữ có thể thụ thai sau khi làm phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào:

  • Tuổi tác
  • Chất lượng tinh trùng của người chồng
  • Mức độ tổn thương của ống dẫn trứng

Nếu phẫu thuật không thành công, bác sĩ có thể đề nghị thụ tinh trong ống nghiệm.

Tắc ống dẫn trứng có nguy hiểm không?

Phẫu thuật thông ống dẫn trứng có thể gây ra một số biến chứng, như:

  • Nhiễm trùng
  • Tạo thêm nhiều mô sẹo
  • Tổn thương các cơ quan khác
  • Chảy máu

Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi thường có ít rủi ro gây ra các biến chứng này hơn vì đây là phương pháp ít xâm lấn.

Ngoài ra, phụ nữ sau khi làm phẫu thuật tái thông ống dẫn trứng sẽ có nguy cơ mắc thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng trứng thụ tinh sẽ làm tổ bên ngoài tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Trứng thụ tinh sẽ không phát triển và sức khỏe người mẹ có thể gặp nguy hiểm.

Nếu đã từng làm phẫu thuật ống dẫn trứng, hãy đến gặp bác sĩ ngay khi biết bạn mang thai để kiểm tra bạn có bị thai ngoài tử cung không.

Tiên lượng

Liệu bạn có thể mang thai khi bị tắc ống dẫn trứng?

Khi có kế hoạch mang thai, bạn cần cho bác sĩ biết về bệnh sử của bản thân. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể xác định các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra tắc.

Nếu bị ống dẫn trứng bị tắc một bên, bạn vẫn có cơ hội mang thai. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, phẫu thuật nội soi có thể loại bỏ tắc nghẽn và cải thiện khả năng sinh sản của người bệnh.

Nếu không thể phẫu thuật, bạn cũng có thể cân nhắc đến thụ tinh trong ống nghiệm. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết bạn có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm không nhé.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hội chứng giãn âm đạo: Nguyên nhân và cách điều trị

(82)
Theo thời gian, chị em phụ nữ thường sẽ phải đối mặt với những thay đổi của cơ thể cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Một trong những vấn đề thường ... [xem thêm]

Có nên sử dụng probiotic để chữa bệnh âm đạo?

(84)
Bạn thường được khuyên hãy thường xuyên cung cấp cho cơ thể các vi khuẩn có lợi cho việc tiêu hóa (probiotic). Nhưng bạn biết không, probiotic không chỉ mang ... [xem thêm]

Da xanh xao nhợt nhạt, thiếu sức sống: Vấn đề do đâu?

(31)
Làn da xanh xao nhợt nhạt khiến các bạn gái trở nên kém xinh dù cho bạn đang khoác lên người bộ trang phục tươi tắn đến thế nào đi nữa. Nếu bạn đang truy ... [xem thêm]

Bị ngứa lông mu vùng kín: Nguyên nhân và cách khắc phục

(31)
Lông mu tại vùng kín có tác dụng bảo vệ, ngăn chặn các yếu tố từ bên ngoài tác động vào bộ phận sinh dục. Đồng thời, nó còn giúp giảm sự ma sát của ... [xem thêm]

Bật mí cách sử dụng miếng dán nhũ hoa khi diện đồ sexy

(20)
Nếu các bạn gái khéo dùng, miếng dán nhũ hoa sẽ giúp đẩy gò bồng đảo tròn đầy một cách tự nhiên và giúp bạn thêm gợi cảm trong những trang phục quyến ... [xem thêm]

Hiện tượng ra đốm máu ở chị em phụ nữ

(32)
Tình trạng ra đốm máu khi chưa tới kỳ kinh nguyệt có đáng lo ngại? Nó là dấu hiệu của chứng bệnh nào hay không?Bài viết dưới đây sẽ trang bị ... [xem thêm]

Rậm lông

(78)
Tìm hiểu chungRậm lông là bệnh gì?Bệnh rậm lông liên quan đến sự tăng trưởng quá nhiều của lông trên mặt và cơ thể ở phụ nữ. Lông dày và đen phát ... [xem thêm]

Khô âm đạo

(95)
Định nghĩaKhô âm đạo là tình trạng gì?Khô âm đạo xảy ra khi âm đạo bị mất độ ẩm thông thường (hoặc chất bôi trơn tự nhiên), làm cho người bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN