Phòng tránh đầu bẹt ở trẻ sơ sinh để bé có đầu tròn và đẹp

(3.52) - 85 đánh giá

Bạn đã từng nghe hội chứng đầu bẹt chưa? Bẹt đầu, méo đầu rất dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh nếu cha mẹ không đặt bé nằm ngủ đúng cách. Hãy trang bị cho mình cách đề phòng tình trạng này của con.

Đầu bẹt (plagiocephaly) là hiện tượng mà đầu của bé có hình dạng thon và dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường. Tình trạng này có thể làm hình dáng đầu của bé mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Thực tế, khi bé đã bắt đầu ngồi được, tình trạng này sẽ tự biến mất trong vài tháng.

Các loại đầu bẹt

1. Tật đầu méo do tư thế

Đây là loại phổ biến nhất. Ở trẻ sơ sinh với tật đầu méo, đầu của bé thường bị dẹt ở phía sau vì trẻ sơ sinh liên tục nằm trên giường và thường chủ yếu là nằm nghiêng sang một bên. Tình trạng này xuất hiện thường là do bé nằm lâu trong một tư thế, gây áp lực lên vùng xương sọ (còn khá mềm), khiến đầu bé có hình dạng bất đối xứng.

2. Chứng đầu ngắn

Tình trạng này thường xảy ra khi bé nằm thẳng, mặt hướng về phía trần nhà. Do đó, hộp sọ thường bị bẹt ở phía sau thay vì hai bên. Sự khác biệt duy nhất giữa tật đầu méo do tư thế và chứng đầu ngắn chỉ nằm ở vị trí bẹt mà nguyên nhân là do cách bé nằm.

3. Sọ hình thuyền (sọ dài)

Tình trạng này ít gặp nhưng lại nguy hiểm hơn 2 loại trên. Sọ hình thuyền là do các khớp giữa các xương sọ của bé đóng lại sớm, ngăn cản sự phát triển bình thường của sọ. Khi mới sinh ra, đỉnh của hộp sọ được tạo thành từ 5 chiếc xương. Ở giữa những chiếc xương này có một mô mềm dẻo dai để não phát triển.

Nếu bé bị sọ hình thuyền, xương sẽ phát triển qua mô này, làm hạn chế sự phát triển của hộp sọ. Do không thể mở rộng sang 2 bên nên nó buộc phải phát triển về phía trước và phía sau. Điều này có thể làm cho bé có trán nhô ra, đầu dài ra chiều trước sau và hẹp đường kính ngang.

Làm thế nào để biết bé bị hội chứng đầu bẹt?

Thông thường, hộp sọ khỏe mạnh sẽ có hình tròn ở phía sau và đối xứng 2 bên. Nếu bạn nghi bé bị hội chứng này, bạn hãy kiểm tra hộp sọ của bé để xem nó có đối xứng không hoặc có chỗ nào bị phẳng không. Bạn cũng có thể thấy có một bên tóc mọc nhiều hơn bên còn lại. Đa số tình trạng này sẽ được phát hiện khi bạn đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ. Nếu bạn thấy có gì đó không ổn, hãy đưa bé đến bác sĩ khám ngay.

Nguyên nhân khiến bé bị đầu bẹt

Do hộp sọ của bé còn khá mềm nên khi bị áp lực, nó sẽ bị biến dạng. Đa số các bé bị đầu bẹt đều là do một trong những nguyên nhân sau:

1. Tư thế ngủ

Mặc dù cho bé nằm ngửa khi ngủ có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử nhưng nó khiến trẻ có nguy cơ mắc hội chứng đầu bẹt. Khi nằm ngửa, bé có thể nằm yên lâu hơn nằm sấp nhưng lại dễ khiến bé bị bẹt đầu. Do đó, để giảm nguy cơ mắc phải hội chứng này, bạn không cho bé nằm ngửa khi ngủ nữa.

2. Ngồi quá lâu trên ghế rung, võng đu và ghế xe

Bất cứ thứ gì khiến đầu bé lắc lư sang một bên đều không tốt. Do đó, bạn nên hạn chế cho bé sử dụng những vật này. Ghế cho bé trong xe ô tô là điều cần thiết nhưng bạn nên một chọn chiếc ghế phù hợp với kích cỡ của bé.

3. Sinh non

Trẻ sinh non tháng có xương sọ mềm hơn trẻ sinh đủ tháng. Do đó, bé rất dễ bị bẹt đầu khi nằm nghiêng 45 độ sang một bên. Ngoài ra, tình trạng này cũng rất phổ biến ở những cặp sinh đôi hoặc sinh ba vì các bé phải chen chúc trong tử cung của mẹ nên rất dễ đè lên nhau.

4. Chứng trẹo cổ

Tình trạng này xảy ra khi các cơ cổ bị ngoẹo sang một bên. Các cơ cổ có thể bị thương vào lúc sinh hoặc có khi là do bé chỉ giữ một tư thế đầu nên hạn chế sự phát triển của các cơ khác. Tình trạng này không gây ra biến chứng nguy hiểm.

Làm thế nào để ngăn ngừa hội chứng bẹt đầu?

Hội chứng đầu bẹt chỉ là tạm thời và sẽ không gây ra biến chứng gì trừ khi bé bị bệnh sọ não. Khi bị đầu bẹt, não của bé vẫn tiếp tục phát triển bình thường, chỉ là trong một hình dạng khác. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ngăn ngừa tình trạng này thì hoàn toàn có thể.

Điều này rất dễ thực hiện. Bạn đừng để trẻ nằm ở một tư thế quá lâu. Nếu bé có xu hướng luôn nghiêng sang một bên khi ngủ thì bạn hãy xoay trở đầu bé lại hoặc kê thêm khăn trong nôi cho bé. Bạn có thể di chuyển đồ chơi sang hướng khác của nôi để thu hút bé nhìn theo hướng đó. Hãy chú ý quan sát xem bé thích tư thế nào để biết cách xoay khi cần.

Một cách khác để ngăn ngừa chứng đầu dẹt là đừng để bé nằm ngửa khi thức. Hãy dành thời gian nằm sấp nhiều hơn vào ban ngày để hạn chế bị bẹt đầu. Ngoài ra, điều này cũng giúp bé đạt được một số cột mốc phát triển của bé như lăn, ngồi. Nằm sấp còn giúp tăng cường cơ cổ của bé.

Điều trị bẹt đầu ở trẻ sơ sinh

Để điều trị bẹt đầu ở trẻ sơ sinh, các chuyên gia đề nghị không nên cho trẻ nằm nghiêng ở bên bị bẹt trong một khoảng thời gian. Tìm cách xoay bé theo hướng khác khi bé ngủ và để bé nằm sấp khi bé thức.

Nếu bé có cơ cổ không đối xứng, bác sĩ nhi khoa có thể đề nghị cách trị liệu bằng cách tăng cường các cơ và cải thiện phạm vi hoạt động. Hoặc bác sĩ chỉ cho bạn một số bài tập mà bạn có thể thực hiện ở nhà.

Điều trị bẹt đầu bằng mũ nắn đầu

Nếu bạn đã từng nhìn thấy những em bé đội những chiếc mũ trông giống như những chiếc mũ bảo hiểm nhỏ thì có thể bé đang được điều trị theo cách này. Liệu pháp chỉnh xương là một cách điều trị khác mà bác sĩ có thể đề nghị để điều trị hội chứng đầu bẹt. Khi não bé phát triển và đẩy hộp sọ, mũ bảo hiểm sẽ giúp tạo hình xương, nên giúp đầu bé phát triển theo hình dạng của mũ. Hộp sọ của bé vẫn còn rất mềm, nên sẽ không tốn quá nhiều thời gian để điều chỉnh.

Mũ nắn đầu chỉ thường được dùng cho những trường hợp nghiêm trọng. Do đó, tốt hơn hết bạn nên hỏi bác sĩ xem phương pháp nào là phù hợp nhất với bé nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tìm hiểu về tình trạng đau xương chậu khi mang thai

(62)
Một số chị em gặp phải hiện tượng đau xương chậu khi mang thai. Tình trạng này khiến chị em không thoải mái và hạn chế hoạt động mỗi ngày.Khi mang thai, ... [xem thêm]

Sổ tay 6 bí quyết làm đẹp với thuốc nhuộm tóc tự nhiên

(92)
Bạn có thể thử sử dụng những loại thuốc nhuộm tóc từ các thành phần tự nhiên nếu bạn đang tìm kiếm một biện pháp nhuộm tóc an toàn cho tóc và cơ ... [xem thêm]

Ăn cháo vừa giúp bạn phòng bệnh lại tăng tuổi thọ

(40)
Thói quen ăn cháo vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại giúp bạn phòng bệnh và sống thọ hơn. Bạn có biết cách chế biến nhiều món cháo ngon miệng và bổ dưỡng?Nếu ... [xem thêm]

Bệnh bạch cầu có chữa được không? Đi tìm lời giải

(73)
Để trả lời câu hỏi bệnh bạch cầu có chữa được không, bác sĩ cần phân tích các dữ liệu sức khỏe liên quan đến nhiều yếu tố như thể trạng, dạng ... [xem thêm]

Cách cấp cứu khi con nuốt phải pin cha mẹ cần biết

(51)
Trẻ con luôn tò mò, hiếu động và điều này có thể gây những nguy hiểm không ngờ. Bố mẹ nên trang bị cho mình những cách sơ cứu trong những tình huống nguy ... [xem thêm]

Làm gì để tăng cường hệ miễn dịch?

(69)
Bên cạnh các loại virus gây bệnh, môi trường ô nhiễm hiện nay cũng đang là một trong những tác nhân đáng ngại đe dọa đến sức khỏe của chúng ta. Vậy, song ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về Doxycycline

(25)
Doxycycline là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, bao gồm cả mụn trứng cá. Vậy Doxycycline được dùng như thế ... [xem thêm]

Tìm hiểu về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

(39)
Bé 13 tháng tuổi có thể sẽ vô cùng hiếu động do con yêu muốn được khám phá thế giới xung quanh thông qua nhiều cách khác nhau.Nếu bạn đang băn khoăn liệu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN