Phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện

(4.12) - 14 đánh giá

Hiện nay, việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện không hề dễ dàng. Do đó, các bác sĩ, nhân viên y tế cùng người nhà bệnh nhân cần phải nỗ lực để ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn bệnh viện này diễn ra.

Viêm phổi bệnh viện là loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế thường gặp ở khoa Hồi sức tích cực trong bệnh viện. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm tỷ lệ từ 30–70% trong số các loại nhiễm khuẩn bệnh viện. Tình trạng này khiến thời gian nằm viện kéo dài thêm 6–13 ngày và viện phí tăng từ 15–23 triệu đồng cho mỗi trường hợp.

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Viêm phổi bệnh viện là tình trạng viêm phổi xuất hiện ở người bệnh sau khi nhập viện từ 48 giờ trở lên, không ở giai đoạn ủ bệnh hoặc mắc bệnh vào thời điểm nhập viện.

Thực tế, việc phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện đang gặp rất nhiều khó khăn. Các dấu hiệu nhận biết như thâm nhiễm phổi mới hay thâm nhiễm tiến triển kèm theo sốt, bạch cầu tăng, có đờm mủ thường không đặc hiệu. Do đó, bác sĩ gặp nhiều khó khăn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Sau đây, mời bạn cùng với Chúng tôi tìm hiểu những cách giúp phòng ngừa và các phương pháp được dùng để chẩn đoán, điều trị viêm phổi bệnh viện.

9 biện pháp chính trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện

Về phía bệnh viện, tất cả nhân viên y tế, thậm chí cả sinh viên thực tập đều phải được huấn luyện, đào tạo và cập nhật các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát viêm phổi bệnh viện. Sau đó, hướng dẫn những việc cần làm cho người bệnh, người chăm sóc bệnh hay người thăm bệnh để phòng tránh nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

Tóm lại, những biện pháp chính trong phòng ngừa viêm phổi bệnh viện bao gồm:

  • Vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với người bệnh cũng như bất kỳ dụng cụ hỗ trợ hô hấp nào đang sử dụng cho bệnh nhân.
  • Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải 2 lần/ngày hoặc bằng gạc mỗi 2–4 giờ/lần bằng dung dịch khử khuẩn.
  • Rút các ống nội khí quản, ống mở khí quản, ống nuôi ăn, máy thở càng sớm càng tốt khi có chỉ định.
  • Kê đầu người bệnh lên cao 30–45º nếu không có chống chỉ định gì khác.
  • Nên sử dụng các dụng cụ chăm sóc hô hấp dùng một lần hoặc tiệt khuẩn/khử khuẩn mức độ cao các dụng cụ sử dụng nhiều lần.
  • Đổ nước tồn lưu trong ống dây máy thở, bẫy nước thường xuyên.
  • Dây thở phải để ở vị trí thấp hơn phần trên của ống nội khí quản.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng ứ đọng của dạ dày trước khi cho ăn qua ống.
  • Theo dõi, giám sát và phản hồi các ca viêm phổi bệnh viện ngay khi phát hiện.
  • Một số cách dự phòng khác bạn nên thực hiện để hạn chế tối đa tình trạng viêm phổi bệnh viện:

    • Tiêm phòng vắc-xin phế cầu cho những người bệnh có nguy cơ cao bị biến chứng khi nhiễm phế cầu. Người có nguy cơ cao bao gồm trên 65 tuổi, có bệnh phổi hoặc tim mạch mạn tính, đái tháo đường, nghiện rượu, xơ gan, suy giảm miễn dịch, cắt lách hoặc lách mất chức năng, nhiễm HIV…
    • Không dùng kháng sinh toàn thân để dự phòng viêm phổi bệnh viện.
    • Cần kiểm tra và có biện pháp cách ly kịp thời khi nghi ngờ hoặc có dịch viêm phổi bệnh viện.
    • Hạn chế sử dụng thuốc an thần khi không thực sự cần thiết.

    Chẩn đoán viêm phổi bệnh viện

    Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng

    Việc đánh giá viêm phổi bệnh viện dựa trên tổn thương mới hay có tiến triển trên X-quang ngực sau 48 giờ nhập viện kèm với ít nhất 2 trong số các tiêu chuẩn sau:

    • Đàm mủ
    • Sốt trên 38,5ºC hay nhiệt độ cơ thể dưới 35ºC
    • Số lượng bạch cầu trong máu cao hơn 10.000/mm³ hay dưới 1.500/mm³
    • Giảm PaO2

    Nếu không có các triệu chứng trên thì không cần xét nghiệm thêm mà chỉ tiếp tục theo dõi. Khi người bệnh có hai hay nhiều hơn các triệu chứng trên thì bác sĩ sẽ đánh giá phim chụp X-quang ngực để xem mức độ thâm nhiễm phế nang, hình ảnh phế quản và các tổn thương tiến triển.

    Tiêu chuẩn chẩn đoán vi sinh

    Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện cấy định lượng đàm đường hô hấp dưới hoặc phân lập vi khuẩn từ cấy máu hay dịch màng phổi để xác định số lượng và định danh vi khuẩn gây bệnh.

    Khác với viêm phổi cộng đồng, viêm phổi bệnh viện thường xảy ra do nhiễm những tác nhân kháng thuốc cao, thậm chí là đa kháng kháng sinh khiến tỷ lệ tử vong cao hơn. Do đó, bác sĩ phải hết sức tích cực trong tiếp cận chẩn đoán và điều trị phù hợp để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, giảm trường hợp tử vong do viêm phổi bệnh viện.

    Điều trị viêm phổi bệnh viện

    Hiện nay, tình trạng vi khuẩn đề kháng kháng sinh cao và không có nhiều loại thuốc kháng sinh mới được phát minh nên việc điều trị viêm phổi bệnh viện đang gặp rất nhiều khó khăn. Với mục đích giảm tử vong cho người bệnh, cách điều trị ban đầu là dùng kháng sinh mạnh, phổ rộng, thích hợp cho phần lớn người bệnh bị viêm phổi bệnh viện.

    Sau đó, khi các triệu chứng lâm sàng đã cải thiện và có kết quả xét nghiệm vi sinh, bác sĩ sẽ dùng các kháng sinh phổ hẹp hơn nhằm giảm thiểu tình trạng kháng thuốc, đồng thời giảm chi phí điều trị.

    Tuy nhiên, nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện rất nhiều và tình hình đề kháng thuốc cũng khác nhau tùy vừng bệnh viện, địa phương nên việc điều trị cần được thay đổi linh hoạt:

    • Điều trị thích hợp: sử dụng kháng sinh mà vi khuẩn còn nhạy cảm.
    • Điều trị đầy đủ: điều trị thích hợp với liều tối ưu, đường dùng đúng để kháng sinh vào được mô nhiễm trùng. Có thể phối hợp kháng sinh nếu cần thiết.
    Thuốc kháng sinh đường tiêm hoặc uống có thể được dùng để điều trị viêm phổi bệnh viện

    Các gợi ý điều trị kháng sinh ban đầu cho người bị viêm phổi bệnh viện như sau:

    – Người bệnh viêm phổi bệnh viện nhẹ, trung bình và không có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng, không có bệnh cơ bản đi kèm

    Có thể lựa chọn một trong các kháng sinh sau:

    • Cephalosporin thế hệ 3 (ceftriaxone, ceftazidim) và thế hệ 4 (cefepime)
    • Quinolone hô hấp (moxifloxacin, levofloxacin)
    • Betalactam + thuốc ức chế betalactamase (ampicillin + sulbactam)
    • Ertapenem
    • Cephalosporin thế hệ 3 + macrolide
    • Monobactam + clindamycin

    – Người bệnh viêm phổi bệnh viện khởi phát trễ, mức độ nặng, nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc

    Lựa chọn một trong các phối hợp sau, tùy theo tình hình đề kháng, thuốc có sẵn tại bệnh viện và chi phí điều trị:

    • Ciprofloxacin/levofloxacin/amikacin phối hợp cùng carbapenem (imipenem, meropenem, doripenem) hay cefoperazone + sulbactam hay ampicillin + ampicillin hay piperacillin + tazobactam
    • Carbapenem + cefoperazone
    • Colistin + carbapenem

    Tối ưu hóa hiệu quả điều trị viêm phổi bệnh viện

    Khi điều trị viêm phổi bệnh viện nặng cần dùng kháng sinh ở liều tối ưu bằng đường tĩnh mạch để đạt hiệu quả cao nhất, sau đó chuyển sang đường uống nếu có đáp ứng tốt.

    Người bệnh cần sử dụng thêm kháng sinh dạng phun khí dung trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng không đáp ứng điều trị với đường tiêm. Đồng thời, bác sĩ thường phối hợp kháng sinh dành cho người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc.

    Thời gian điều trị nên ngắn ngày (7 ngày thay vì 14–21 ngày) nếu người bệnh có đáp ứng tốt và không bị nhiễm P. aeruginosa hay Acinetobacter spp.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

    (85)
    Bệnh viện Hoàn Mỹ đầu tiên ra đời tọa lạc tại quận 3 thành phố Hồ Chí Minh và ngày càng mở rộng với các cơ sở hiện đại. Bệnh viện đã trở thành ... [xem thêm]

    Bệnh tan máu bẩm sinh và những thông tin liên quan mà mẹ bầu nên biết

    (53)
    Bệnh tan máu bẩm sinh là một tình trạng di truyền. Nhiều mẹ bầu thường không biết mình đang mắc phải chứng bệnh này cho đến lúc mang thai.Tan máu bẩm sinh ... [xem thêm]

    Cùng uống trà nghệ để cơ thể khỏe hơn mỗi ngày

    (64)
    Trà nghệ là một thức uống bổ dưỡng và không hề khó làm. Tác dụng của loại trà này bao gồm tốt cho tim mạch, giảm cân, hỗ trợ điều trị ung thư, tốt ... [xem thêm]

    Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

    (63)
    Chúng ta thường nghĩ bệnh quai bị chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng thực tế, người lớn vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm ngừa. Bệnh quai ... [xem thêm]

    5 bước giúp con bạn ăn nhiều trái cây và rau củ hơn

    (21)
    Không phải đứa trẻ nào cũng đều thích thú với những trái cây rau củ tươi ngon và đầy màu sắc. Nếu bạn đang đau đầu vì bé con nhà bạn quá cứng đầu ... [xem thêm]

    Mang thai tuần thứ 35: Các triệu chứng, sự phát triển của bé, các mẹo và sự thay đổi của cơ thể

    (45)
    Chỉ có bốn tuần nữa em bé sẽ ra đời và em bé vẫn đang dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Bạn muốn biết bé phát triển ... [xem thêm]

    Bột ngũ cốc tăng cân: Cứu tinh cho người gầy

    (12)
    Bạn có thể trở nên gầy hơn do cảm thấy ăn không ngon miệng hoặc quá bận rộn để chuẩn bị những bữa ăn bổ dưỡng. Khi ấy, bột ngũ cốc tăng cân có ... [xem thêm]

    7 bước dưỡng trắng da cực hiệu quả của người Hàn Quốc

    (51)
    Phụ nữ Hàn vốn dĩ nổi tiếng với cách “chăm da như chăm con”, thế nên việc mỗi người phụ nữ sinh ra tại “xứ sở kim chi” này đều sở hữu một làn ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN