Những lưu ý khi tự chăm sóc sau khi mổ nội soi ruột thừa

(3.74) - 18 đánh giá

Để quá trình phục hồi có hiệu quả và vết thương không bị nhiễm trùng, quá trình chăm sóc sau khi mổ nội soi ruột thừa là vô cùng quan trọng. Bạn cần theo dõi, sử dụng thuốc và vận động hợp lý.

Mổ nội soi ruột thừa là một phẫu thuật dùng điều trị viêm ruột thừa, hay nhiễm trùng ruột thừa. Trong quá trình nội soi, bác sĩ dùng dụng cụ y khoa đặc biệt để luồn qua một vết mổ nhỏ và cắt bỏ ruột thừa bị viêm từ bên trong. Phẫu thuật nội soi thường ít xảy ra biến chứng và có thời gian phục hồi ngắn hơn.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần lưu ý khi tự chăm sóc vết thương tại nhà sau khi mổ nội soi ruột thừa.

Chăm sóc vết mổ

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể thực hiện các bước sau để vết mổ mau lành, tránh nhiễm trùng:

  • Rửa vết mổ tại nhà nhẹ nhàng
  • Để vết mổ khô lại, bạn có thể để vết mổ tiếp xúc với không khí cho mau se mặt vết thương
  • Tránh dùng bột hoặc kem thoa lên vết mổ
  • Không tắm bồn
  • Không tham gia các hoạt động dưới nước cho đến khi vết mổ lành hẳn
  • Mặc quần áo thoải mái, đồ bó sát có thể gây kích ứng da xung quanh vị trí vết mổ
  • Nếu bạn được dùng băng dính da bên ngoài vết mổ, chúng sẽ tự bong ra sau khoảng 1–2 tuần. Không nên tự lột băng dính ra quá sớm.

Kiểm soát cơn đau tại nhà

Cách tốt nhất giúp bạn kiểm soát được các cơn đau sau khi mổ nội soi ruột thừa tại nhà là dùng thuốc giảm đau như paracetamol theo lịch điều trị cả ngày và đêm. Ngoài ra, bạn có thể thay thế các loại thuốc khác để quản lý cơn đau hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước đá chườm trên vết mổ để giúp giảm đau.

Sử dụng các thuốc opioid

Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một vài loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid (nhóm chất gây nghiện).

Bạn chỉ sử dụng các thuốc này khi cần và đảm bảo uống đúng số lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn vẫn có thể dùng thuốc opioid chung với các thuốc giảm đau không kê đơn khác hoặc thay thế một trong những liều thuốc không kê đơn bằng một liều opioid.

Lưu ý, bạn không được uống rượu hoặc lái xe trong khi sử dụng thuốc opioid.

Chế độ ăn uống sau khi mổ nội soi ruột thừa

Bạn có thể quay về chế độ ăn như cũ. Trước đó, bạn nên chia bữa ăn thành những phần nhỏ trong ngày, chẳng hạn như 6–8 bữa mỗi ngày.

Để tránh táo bón sau khi phẫu thuật, bạn cần phải uống nhiều nước và thức uống không chứa caffeine, tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ. Bạn có khả năng sẽ sử dụng thuốc làm mềm phân nếu đang sử dụng các thuốc giảm đau được kê toa (thuốc opioid).

Vận động sau khi mổ nội soi ruột thừa

Sau khi tiến hành phẫu thuật nội soi cắt bỏ ruột thừa, bạn nên:

  • Không nâng các vật nặng hơn 2,5–4,5kg trong vòng 6 tuần sau phẫu thuật
  • Tránh các hoạt động vất vả như bế trẻ em, hút bụi, giặt giũ, di chuyển đồ đạc, cắt cỏ hay các hoạt động thể thao
  • Không lái xe cho đến lần tái khám đầu tiên sau khi mổ nội soi ruột thừa
  • Có thể leo cầu thang nhẹ nhàng
  • Đi bộ càng nhiều càng tốt. Đây là bài tập duy nhất bạn được phép thực hiện trong 6 tuần đầu tiên
  • Có thể tiếp quan hệ tình dục sau khi tái khám và nên hỏi ý kiến bác sĩ

Khi nào bạn nên liên lạc với bác sĩ?

Bạn phải gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào cho thấy nhiễm trùng:

  • Sốt cao trên 38ºC, kèm theo ho hoặc không. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng phổi hoặc các vết thương ở dạ dày
  • Nhịp tim tăng cao (trên 100 nhịp/phút)
  • Khó thở đột ngột hoặc cảm thấy đau ngực
  • Các cơn đau mãnh liệt hơn hoặc cảm thấy khó chịu
  • Sưng, đỏ quá mức hoặc chảy dịch từ vết mổ
  • Vết mổ bị hở miệng
  • Sưng chân và đau bắp chân do hình thành cục máu đông ở chân

Ngoài ra, khi gặp các biểu hiện sau, bạn cũng cần đến sự hỗ trợ từ bác sĩ và các nhân viên y tế:

  • Buồn nôn, nôn
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Tiêu chảy liên tục, đặc biệt kèm theo sốt cho thấy nguy cơ bạn bị nhiễm trùng đường ruột
  • Táo bón
  • Không có khả năng đi vệ sinh hoặc bàng quang trống

Theo dõi sau khi mổ nội soi ruột thừa

Bạn sẽ cần tái khám sau khoảng 2 tuần từ khi xuất viện, hãy sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ để nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nhiễm HIV- Làm sao để thừa nhận với con

(19)
Nhiễm HIV, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hệ thống miễn dịch bị virus tấn công và làm suy yếu dần, cuối cùng dẫn đến giai đoạn ... [xem thêm]

9 lợi ích của việc cho con bú đối với các bà mẹ

(37)
Sữa mẹ không chỉ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ sơ sinh mà các bà mẹ cho con bú còn có thể hưởng được rất nhiều lợi ích thú vị.Bạn ... [xem thêm]

8 lợi ích của tinh dầu bạc hà đối với trẻ nhỏ

(70)
Bé cưng hay đau răng, khó tiêu, đôi khi bị sốt? Vậy bạn hãy tận dụng 8 tác dụng của tinh dầu bạc hà để dùng cho con khi gặp những vấn đề này nhé.Đôi ... [xem thêm]

6 thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ

(74)
Các chuyên gia đã phát hiện ra có hơn 160 loại thực phẩm dễ gây dị ứng, trong đó có sữa – một loại đồ uống quen thuộc với trẻ em. Dưới đây là danh ... [xem thêm]

10 Cách Giảm Mỡ Bụng Sau Sinh Đơn Giản Và Hiệu Quả

(38)
Sau thời gian dài mang thai, vùng bụng của phụ nữ thường trở nên chảy xệ, tích trữ nhiều mỡ. Lúc này, bạn cần có những biện pháp thích hợp để làm ... [xem thêm]

Chi tiết về 3 nhóm thuốc trị đau dạ dày phổ biến

(62)
Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày như trào ngược axit, táo bón, co thắt cơ dạ dày hay loét dạ dày. Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra những biện ... [xem thêm]

Tự làm tinh dầu chanh thư giãn sành điệu như spa

(84)
Tinh dầu chanh thơm ngát có thể làm dịu tâm trạng, chăm sóc làn da và thúc đẩy chữa lành các vết thương trên cơ thể. Bạn có thể tự làm tinh dầu chanh tại ... [xem thêm]

10 sự thật về testosterone có thể bạn chưa biết

(67)
Testosterone là một hormone quan trọng của cơ thể, được sử dụng để điều trị các tình trạng như dậy thì chậm, liệt dương hoặc mất cân bằng hormone…Tìm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN