Giúp con đi mẫu giáo là một niềm vui!

(3.65) - 35 đánh giá

Bé đã quen với sự chăm sóc của người thân trong gia đình nên sẽ rất khó để thích với môi trường học mẫu giáo. Vậy làm sao bố mẹ tạo niềm vui khi con đi mẫu giáo?

Dưới đây là những điều cần biết trước khi bé đi mẫu giáo dành cho các bậc phụ huynh.

Dành thời gian cho ngày đầu tiên con đi mẫu giáo

Bạn hãy ở lại với bé thêm vài phút cho đến khi tâm lý bé thật ổn định, vì nhiều khả năng con chưa quen với cô và bè bạn mà chỉ khóc đòi bố mẹ.

Có thể bạn sẽ cảm thấy lo lắng và nhiều cảm xúc cũng giống như bé vậy. Tuy nhiên, hãy cứ vui vẻ, tự tin vì bé sẽ noi gương theo bạn và sẽ tự biết cách làm quen thôi.

Hãy cho con sự an tâm và biết khi nào bạn sẽ trở lại đón bé, có thể là sau giờ ăn trưa hoặc sau khi tan học. Đừng nói dối bằng những điều như: “Mẹ chỉ ra ngoài lấy xe thôi” khi bạn lại để bé ở lớp. Bạn nên để lại số liên lạc cho giáo viên trong trường hợp họ cần gọi cho bạn.

Nếu bé khóc và không để bạn rời đi, hãy nhờ sự giúp đỡ của các cô. Trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ yêu cầu bạn ở lại với bé một lúc trong những ngày đầu. Khi bạn nói lời tạm biệt, bạn đừng tỏ ra lo lắng mà hãy tươi cười. Nếu có vấn đề, nhà trường sẽ liên lạc cho bạn. Hãy cứ yên tâm vì bé sẽ tận hưởng trải nghiệm mới mẻ, thú vị và quên việc đòi có bố mẹ nhanh thôi.

Tìm hiểu thêm trong sách

Bạn hãy tìm đọc ở thư viện hoặc hiệu sách một số sách viết về kỹ năng cho bé bắt đầu đi học mẫu giáo hoặc nhà trẻ. Bên cạnh đó, hãy kể con nghe về tất cả những hoạt động vui vẻ mà bé có thể làm ở trường mẫu giáo, chẳng hạn như vẽ tranh, chơi cát và nước, làm mô hình, hát theo vần, xây nhà với gạch và lego.

Cho bé thời gian để làm quen

Một số bé cảm thấy việc bắt đầu đi học ở trường mẫu giáo rất căng thẳng và vẫn không thể làm quen được sau một vài tuần. Bạn đừng lo lắng và đừng tự trách mình mà cần biết rằng, mỗi bé là một cá tính riêng và cuối cùng thì bé cũng sẽ học được cách tự hòa nhập bản thân mà thôi.

Hãy tìm hiểu từ giáo viên hoặc bảo mẫu về những gì xảy ra với bé khi bạn rời đi. Bé có thể khóc sướt mướt trong suốt buổi hoặc chỉ thút thít trong 10 phút rồi bị phân tâm bởi một hoạt động khác ngay.

Bạn nên tăng dần thời gian bé ở nhà trẻ cho đến khi con có thể ở lại cả buổi mà không cần đến bố mẹ. Bạn nên ở cùng với bé trong buổi học, hãy rời đi một khi bé bắt đầu tham gia vào một hoạt động, nhưng đừng rời khỏi phòng ngay mà vẫn tiếp tục theo dõi.

Bạn hãy tạo sự kết nối với những bé khác, giúp các con chơi với nhau để khuyến khích tình bạn. Một số bé sẽ làm quen tốt hơn nếu bạn tạm biệt một cách ngắn gọn, kéo dài thời gian chỉ làm cho bé nhõng nhẽo khiến bạn thêm khó xử.

Đừng bận tâm về việc học chữ cái và số

Tất cả chúng ta đều muốn con mình học tốt, nhưng thật ra bé sẽ khó có thể nắm bắt được các chữ cái và số ngay từ khi bắt đầu. Bé học bằng cách chơi và do đó cách học tập tối ưu là vui mà học.

Điều này không có nghĩa là bé sẽ được chơi một cách tự do, không có hướng dẫn trong suốt buổi học. Nhà trường sẽ đưa ra chương trình học và chơi sao cho phù hợp với trình độ phát triển của bé, giúp con học thông qua chơi đùa.

Nếu bạn muốn khuyến khích việc học ở nhà của bé và đang tìm cách làm cho các bài học trở nên thú vị, hãy thử những cách này xem:

  • Chơi trò chơi để liên kết âm thanh và chữ cái;
  • Khuyến khích sự nhận biết con số bằng cách đếm đồ vật hàng ngày như xe ô tô màu đỏ trên phố;
  • Cho bé tìm hiểu cách làm một số loại bánh để biết cân đo, định lượng;
  • Cho con mặc quần áo công chúa, hoàng tử, con vật,… để tập đóng kịch;
  • Cho bé vẽ, viết lách để bé học cách cầm bút chì, giúp ích cho việc viết chữ sau này.

Phụ huynh nào cũng sẽ có cảm giác lo lắng về ngày đầu tiên con đi mẫu giáo. Bạn hãy nói chuyện với bố mẹ khác có con cũng trong độ tuổi đến trường để được chia sẻ những kinh nghiệm và tìm sự đồng cảm hơn nhé! Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 triệu chứng làm nữ giới chán ân ái

(12)
Có nhiều lí do khiến âm đạo của bạn thay đổi, dẫn đến bệnh phụ khoa. Đó có thể là sự sụt giảm estrogen hay có thể do các chất kích thích. Bạn sẽ ... [xem thêm]

6 bệnh da liễu và những nguy cơ đáng sợ

(56)
Các bệnh da liễu và những nguy cơ sức khỏe không chỉ ảnh hưởng đến làn da mà còn có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Nếu bạn không ... [xem thêm]

10 tác hại của ngủ nhiều mà bạn nên biết

(53)
Thói quen ngủ quá ít có thể để lại nhiều hậu quả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nhưng không có nghĩa là bạn ngủ nhiều thì sẽ nhận được nhiều ... [xem thêm]

Gây mê gây tê có những rủi ro nào?

(34)
Nhìn chung, gây mê gây tê không gây hại cho sức khỏe của hầu hết mọi người, kể cả những người có thể trạng tương đối đặc biệt. Mọi người đều ... [xem thêm]

10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp

(53)
Bị suy tuyến giáp sau một thời gian phẫu thuật tuyến giáp vì rối loạn tuyến giáp Basedow, chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, số 5 đường 4, khu phố 4, Linh ... [xem thêm]

Biếng ăn ở người lớn: Trị sớm kẻo bạn thành bộ xương di động!

(60)
Chứng biếng ăn ở người lớn cũng nghiêm trọng không kém ở trẻ nhỏ khi bạn có nguy cơ sút cân và thiếu hụt dinh dưỡng. Liệu có cách nào giúp bạn ăn uống ... [xem thêm]

6 mẹo trị thâm mắt cực hiệu quả từ mật ong

(81)
Đôi mắt thâm quầng cùng gương mặt nhợt nhạt, mệt mỏi làm cho bạn mất tự tin khi xuất hiện trước đám đông? Bạn đang muốn tìm các biện pháp khắc phục ... [xem thêm]

Vô sinh: nguyên nhân và cách điều trị

(23)
Tìm hiểu chungVô sinh là bệnh gì?Bệnh vô sinh hay còn gọi là hiếm muộn, là một thuật ngữ mô tả tình trạng không thể thụ thai ở các cặp vợ chồng, mặc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN