Nhũ hương

(3.73) - 75 đánh giá

Tìm hiểu chung

Nhũ hương dùng để làm gì?

Nhũ hương đã được sử dụng từ lâu đời cho bệnh viêm khớp và các loại bệnh viêm khác. Nhũ hương còn được gọi là olibanum, đó là nhựa của một số loại cây nhũ hương.

Nhũ hương được sử dụng khá phổ biến để chữa bệnh giang mai, hen suyễn và ung thư. Các ứng dụng khác của loại thuốc này bao gồm trị viêm loét đại tràng, đau bụng, sốt theo mùa, đau họng, giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt.

Nhũ hương cũng được sử dụng như một chất kích thích, làm tăng lưu lượng nước tiểu và để kích thích kinh nguyệt.

Cơ chế hoạt động của nhũ hương là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy nhũ hương có các loại axit cần thiết cho việc chống lại vi khuẩn, virus là monoterpenes, diterpenes, triterpenes, axit tetracyclic triterpenic và axit pentacyclic triterpenic.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của nhũ hương là gì?

Bạn có thể dùng chiết xuất nhũ hương để chữa viêm khớp và loét đại tràng. Tùy theo nhãn thuốc mà bạn sử dụng, tỷ lệ thuốc sẽ khác nhau. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng.

Liều dùng của nhũ hương có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nhũ hương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của nhũ hương là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Thuốc viên;
  • Thuốc nang;
  • Chiết xuất;
  • Kem bôi ngoài da;
  • Nhựa cây.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nhũ hương?

Nhũ hương có thể an toàn cho hầu hết người lớn khi dùng bằng đường uống nếu dùng thuốc ít hơn sáu tháng.

Nhũ hương bôi ngoài da được cho là an toàn nếu không dùng quá 30 ngày. Thuốc thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số người có thể đau bụng, buồn nôn, và tiêu chảy. Khi bôi lên da, nó có thể gây dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng có thể xảy ra.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng nhũ hương bạn nên biết những gì?

Không dùng liều lượng cao. Các thí nghiệm với chuột được cho dùng lượng lớn nhũ hương đã gây ra tử vong cho vật thí nghiệm.

Những quy định cho nhũ hương ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng nhũ hương nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của nhũ hương như thế nào?

Nhũ hương gần như an toàn khi sử dụng trong thực phẩm. Nhưng không nên sử dụng với lượng lớn khi chữa bệnh.

Vẫn chưa có đủ thông tin về sự an toàn của nhũ hương ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Để an toàn, bạn có thể sử dụng với liều lượng nhỏ và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, kèm với theo dõi các triệu chứng tác dụng phụ.

Nhũ hương có thể được sử dụng cho trẻ em.

Nhũ hương có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nhũ hương.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dược liệu địa liền có công dụng gì?

(83)
Tên thường gọi: Địa liềnTên gọi khác: Sơn nại, tam nại, củ thiền liền, sa khươngTên nước ngoài: Kencur, aromatic ginger, sand ginger, cutcherry…Tên khoa học: ... [xem thêm]

Lungmoss là thảo dược gì?

(56)
Tên thông thường: lungmossTên khoa học: lobaria pulmonariaTìm hiểu chungTác dụng của Lungmoss là gì?Lungmoss là một loại địa y được tạo thành từ nấm và tảo ... [xem thêm]

Lô hội là thảo dược gì?

(83)
Tên thường gọi: lô hội hoặc nha đamTên khoa học: Aloe africana, Aloe arborescens, Aloe barbadensis, Aloe Capensis, Aloe ferox, Aloe frutescens, Aloe Gel, Aloe indica, Aloe Latex, Aloe ... [xem thêm]

Cocillana là thảo dược gì?

(41)
Tìm hiểu chungCocillana dùng để làm gì?Cocillana là một loại thảo mộc. Vỏ cây được sử dụng để làm thuốc. Cocillana là một thành phần trong một số loại ... [xem thêm]

Long nha thảo

(67)
Tìm hiểu chungLong nha thảo dùng để làm gì?Long nha thảo được dùng làm trà hoặc dùng để súc miệng khi bị đau họng, tiêu chảy nhẹ hoặc hội chứng ruột ... [xem thêm]

Dược liệu Ké đầu ngựa có công dụng gì?

(85)
Tên thường gọi: Ké đầu ngựaTên gọi khác: Thương nhĩ, phắc maTên nước ngoài: Rough cocklebur, common cocklebur, sheepbur…Tên khoa học: Xanthium strumarium L.Họ: Cúc ... [xem thêm]

Dưa leo

(15)
Tìm hiểu chungDưa leo dùng để làm gì?Trong y học cổ truyền, dưa leo được dùng làm thuốc lợi tiểu và để cân bằng huyết áp. Vị thuốc được dùng bôi ... [xem thêm]

Coenzyme Q10

(33)
Tìm hiểu chungCoenzyme Q10 dùng để làm gì?Coenzyme Q10 là một chất tượng tự như vitamin có trong cơ thể, đặc biệt là ở tim, gan, thận và tuyến tụy. Chất này ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN