Đối với những trẻ bị chàm, việc thấm ướt cho trẻ vô cùng quan trọng vì nó sẽ làm mát da, từ đó giảm tình trạng khô, ngứa. Chúng tôi sẽ gợi ý cho mẹ cách thấm ướt để con không còn khó chịu nữa.
Ngứa sẽ càng tồi tệ hơn khi da bị khô và viêm. Vì vậy, áp dụng việc thấm ướt sẽ hỗ trợ điều trị chàm do giúp làm sạch bề mặt da, làm ẩm da nhờ tác dụng hấp thụ nước. Ngoài ra, thấm ướt còn bảo vệ da khi gãi, giúp lành vết thương và giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những thông tin quan trọng về thấm ướt cho trẻ bị chàm
- Buổi tối là thời điểm thấm ướt tốt nhất cho trẻ. Tuy vậy, phụ huynh có thể thực hiện phương pháp này ở tất cả các thời điểm khi mà tình trạng chàm của bé trở nặng.
- Thấm ướt có thể khô trong vài giờ. Không được để nó khô vì sẽ kích ứng da gây nên tình trạng nóng, khô và ngứa.
- Những miếng gạc tròn co giãn có thể đặt trong túi mỏng và giặt bằng máy. Bạn sẽ cần 2 cuộn gạc như thế.
- Không giặt hay tái sử dụng khăn tắm dùng một lần.
- Không dùng dầu tắm diệt trùng trong thấm ướt vì sẽ kích ứng hay làm bỏng da trẻ.
Thời điểm nào nên cho trẻ bị chàm thấm ướt?
- Thấm ướt đóng vai trò quan trọng trong điều trị chàm.
- Thấm ướt nên được thực hiện khi con bạn nóng hay ngứa hoặc khi phải thức giấc vì ngứa.
- Con bạn cũng có thể phải cần thấm ướt khi thấy có vết máu hay chàm vẫn còn hiện diện dù đã điều trị với thuốc mỡ cortisone, chất làm ẩm và dầu tắm.
- Dùng phương pháp thấm ướt sớm sẽ giúp giảm lượng thuốc mỡ cortisone cần dùng để kiểm soát chàm.
- Phụ huynh và những đứa trẻ đã dùng phương pháp thấm ướt nhìn chung đều thấy rất hài lòng với phương pháp này và họ nhận thấy cuộc sống đã có ít nhiều thay đổi tích cực.
Cần chuẩn bị những gì cho một lần thấm ướt?
Mẹ sẽ cần chuẩn bị:
- Thau
- Nước ấm
- Dầu tắm dịu nhẹ
- Cortisone hoặc kem kháng viêm (nếu được kê toa)
- Kem dưỡng ẩm
- Gạc tròn co giãn
- Khăn lau (loại dùng một lần).
Quy trình thực hiện thấm ướt cho trẻ bị chàm
- Rửa tay
- Đo chiều dài gạc cần sử dụng
- Đo tay: Đo từng vai đến đầu ngón tay và cộng thêm khoảng 8 cm. Cần khoảng 4 lần chiều dài như thế cho cả 2 tay (mỗi tay 2 lần)
- Đo chân: Đo từ hông đến đầu ngón chân và cộng thêm khoảng 8 cm. Cần 4 lần chiều dài như thế cho cả 2 chân (mỗi chân 2 lần)
- Đo thân mình: Đo từ phần cao của cổ đến mông. Bỏ trống nách. Cần 2 lần chiều dài như thế
- Đổ nước ấm đầy thau
- Đổ 1 muỗng dầu tắm và nhúng phần gạc tay, chân, thân mình vào thau
- Dùng muỗng phết kem lên khăn khô.
Trẻ bị chàm cần được thoa kem gì?
- Thoa cortisone hay kem kháng viêm được kê toa lên tất cả các dùng da bị chàm.
- Thoa kem dưỡng ẩm chồng lên thuốc mỡ cortisone và phủ khắp thân mình và mặt.
Đắp băng cho trẻ bị chàm
- Vắt ráo gạc và đắp lên cơ thể khi còn ẩm vầ ấm.
- Đắp thêm một lớp gạc khô lên trên.
- Quần áo khô có thể mặc bên ngoài.
- Ngoài băng ướt, có thể dùng áo thun ướt hay áo lót thể thao cho phần thân nếu cần. Có thể khoác thêm một lớp áo thun khô ngoài cùng.
Trẻ bị chàm sẽ được thấm ướt mặt thế nào?
- Là một dạng thấm ướt áp dụng cho mặt.
- Khăn dùng một lần được nhúng trong thau có nước mát và dầu tắm.
- Đắp khăn lên mặt tầm 5–10 phút.
- Bôi kem dưỡng ẩm ngay lập tức sau khi thấm.
- Thấm ướt mặt nên được thực hiện thường xuyên đến khi tình trạng ngứa được cải thiện.
Ngoài ra, có thể đắp khăn ướt ở vùng cổ và thắt lại như khăn choàng (chỉ một nút thắt) hay quấn chung quanh đầu. Tuy vậy, cần theo dõi kỹ khi đắp khăn ở những vùng này và phải tháo ra khi trẻ đi ngủ.
Ngoài việc thấm ướt cho da, mẹ hãy tìm hiểu thêm về những thức ăn trẻ nên ăn và không nên ăn khi mắc bệnh chàm cũng như cách chăm sóc da cho trẻ bị chàm để con yêu được chăm sóc phù hợp và hồi phục nhanh chóng.