Nguyên nhân và phương pháp điều trị rụng tóc ở phụ nữ

(3.86) - 24 đánh giá

Đa số phụ nữ đều cảm thấy lo lắng, muộn phiền, mất tự tin khi mái tóc của mình mỏng và ít. Vậy đâu là nguyên nhân gây rụng tóc? Rụng tóc có thể điều trị được và đây là những lưu ý dành cho phụ nữ khi bị rụng tóc.

Trước đây, hói và rụng tóc được xem như là một vấn đề nhỏ trong thẩm mỹ và không cần phải điều trị. Nhưng ngày nay, người ta đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc rụng tóc, đặc biệt là phụ nữ. Thực ra, rụng tóc gây ảnh hưởng nghiêm trọng không kém đối với cuộc sống phụ nữ.

Nguyên nhân rụng tóc ở phụ nữ

Có nhiều yếu tố dẫn đến rụng tóc, từ hormone đến stress hoặc do việc ngừa thai. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính gây rụng tóc ở phụ nữ:

Rụng tóc androgen (AGA )

Là thể rụng tóc thường gặp nhất ở cả nam và nữ, phụ thuộc androgen và do gien quyết định. Nó làm cho không chỉ đàn ông, mà cả phụ nữ hói đầu. Chứng rụng tóc này hết sức phổ biến, thường bắt đầu từ khi 19- 20 tuổi và càng ngày càng tệ hơn khi gần tuổi mãn kinh do thay đổi hormone. Bệnh do di truyền đa gien hoặc di truyền gien trội trên nhiễm sắc thể thường ở nam và di truyền gien lặn trên nhiễm sắc thể thường ở nữ.

Rụng tóc Telogen effluvium (TE)

Rụng tóc kiểu TE là tóc rụng trong giai đoạn các nang tóc ở pha nghỉ ngơi. Nguyên nhân là do sinh đẻ, phẫu thuật, bệnh, suy dinh dưỡng, và stress làm cho các nang tóc ngừng phát triển.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy hôn nhân cũng là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc TE. Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã trải qua căng thẳng do mất bạn đời hoặc ly hôn thì rụng nhiều tóc hơn phụ nữ đang có hôn nhân hạnh phúc.

Rụng tóc từng vùng

Rụng tóc từng vùng là căn bệnh tự miễn làm cho tóc rụng từng mảng. Rụng tóc từng vùng ảnh hưởng đặc biệt đối với trẻ em và thanh thiếu niên khi tóc rụng đột ngột và lan rộng khắp da đầu hoặc mất hoàn toàn tóc và lông trên cơ thể. Vì vậy, rụng tóc từng vùng tuy lành tính, không nguy hiểm, nhưng bệnh có ảnh hưởng lớn tới cảm xúc, tâm lý của người bệnh.

Tránh thai

Các biện pháp tránh thai như thuốc ngừa thai, cấy progestin, chích hormone đôi khi sẽ gây ra rụng tóc ở phụ nữ. Lời khuyên là phụ nữ nên sử dụng thuốc tránh thai có chỉ số androgen thấp, và nếu có tiền sử gia đình bị rụng tóc thì tốt nhất hãy sử dụng phương pháp tránh thai không hormone.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tác dụng của thuốc tránh thai: Những điều bạn chưa biết

Hóa trị

Hóa trị sẽ tấn công vào việc phát triển nang lông, do đó có thể gây rụng tóc hoặc thậm chí là trọc hoàn toàn. Tuy nhiên, mái tóc sẽ bắt đầu phát triển trở lại 2–3 tháng sau khi bạn hoàn thành điều trị. Lời khuyên cho những người bị rụng tóc do hóa trị là:

  • Tìm mua bộ tóc giả phù hợp với mình
  • Cắt tóc ngắn trước khi bắt đầu điều trị
  • Đội mũ len để giữ cho đầu ấm áp trong thời tiết lạnh
  • Bảo vệ da đầu bằng cách che đầu dưới ánh mặt trời

Thường xuyên thay đổi kiểu tóc

Liên tục bện tóc hoặc kéo tóc quá chặt trong thời gian dài sẽ làm cho tóc bị rụng. Tác động quá nhiều lên tóc bằng các hóa chất như thuốc tẩy, nhuộm và sức nóng từ các công cụ như máy sấy, duỗi tóc cũng làm cho tóc đứt và gãy. Nếu bạn muốn nhuộm tóc, hãy sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, lành tính cho mái tóc của mình.

Bệnh

Bệnh thiếu máu suy dinh dưỡng, thiếu sắt cũng như thiếu protein cũng là nguyên nhân gây rụng tóc, vì chúng chính là nguồn nuôi dưỡng chính cho tóc.

Bệnh suy giáp cũng làm cho mái tóc của bạn mỏng dần đi. Tuyến giáp có chức năng tiết ra kích thích tố cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể, bao gồm cả mái tóc. Tuyến giáp kém không sản xuất đủ hormone có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và kết cấu của tóc trên da đầu.

Bệnh nhân lupus thường sẽ bị rụng tóc trong khi gội đầu hoặc chải tóc. Khi đó, tóc trở nên khô, giòn và thô. Cùng với rụng tóc, bệnh cũng gây mệt mỏi, đau khớp, sưng, đau cơ, đau đầu, viêm loét miệng, nhạy cảm ánh sáng và phát ban.

Điều trị rụng tóc

May mắn là, có nhiều lựa chọn cho điều trị rụng tóc, chẳng hạn như:

Thuốc ngăn chặn estosterone: Khi phụ nữ đến gần thời kỳ mãn kinh, mức độ estrogen sẽ giảm rất nhiều so với testosterone. Vì vậy, ngăn chặn testosterone tại các nang lông sẽ làm giảm sự rụng tóc. Một số thuốc như Aldactone (spironolactone) và Eulexin (flutamide) là những thuốc ngăn testosterone thường được sử dụng để điều trị rụng tóc.

Sử dụng các nguyên liệu đến từ thiên nhiên rất hiệu quả, ít tốn kém và dễ thực hiện cho người bị rụng tóc. Như trong vỏ bưởi có rất nhiều pectin, naringin và các loại vitamin A, C rất tốt cho tóc, chính vì vậy từ ngàn xưa cha ông ta đã thích sử dụng tinh dầu bưởi để gội đầu.

Ngoài ra, nhiều người còn ủ tóc bằng dầu dừa hay lô hội ủ tóc từ 20-30 phút, sau đó gội sạch với nước. Chăm chỉ thực hiện 2 lần/1 tuần, bạn sẽ thấy mái tóc được cải thiện đáng kể.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách làm dầu dừa nguyên chất nhanh và đơn giản tại nhà

Trong bồ kết có chứa tinh chất flavonozit và chất saponaretin, giúp tóc mọc nhanh và duy trì vẻ đen mượt bóng khỏe. Cách dùng đơn giản nhất là đun bồ kết với nước rồi trực tiếp dùng nước bồ kết để gội đầu thay dầu gội thông thường. Kiên trì gội đầu bằng bồ kết 3 lần/tuần để thấy sự khác biệt.

Ngoài những phương pháp trên, bạn cần phải chú ý và loại bỏ ngay những thói quen gây hại cho tóc như: gội đầu bằng nước nóng, sấy tóc với nhiệt độ cao, chải tóc khi tóc ướt, buộc tóc quá chặt, sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất gây hại và buộc tóc khi đi ngủ.

Cách tốt nhất để có một mái tóc khỏe mạnh là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm chứ nhiều chất đạm, kẽm chất khoáng và các loại vitamin H, B, B5 rất có lợi cho mái tóc của bạn. Kèm với đó hãy duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh: ngủ đúng giờ, không thức khuya, ăn uống hợp lý, đủ chất. Ngoài ra, bạn cần biết cách loại bỏ phiền muộn và tránh tạo cho mình áp lực.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bữa ăn phù hợp cho người mắc chứng rối loạn hay thoái hóa khớp thái dương hàm

(92)
Chứng rối loạn khớp thái dương hàm (Temporomandibular Joint -TMJ) là một thuật ngữ chỉ tình trạng rối loạn khớp và cơ thái dương hàm điển hình. Tình trạng ... [xem thêm]

Chị em mê làm móng đừng lơ là thao tác này

(100)
Mặc dù bạn chỉ thường để ý đến lớp biểu bì quanh móng khi bạn làm móng tay, nhưng bạn có biết liệu cắt chúng đi có tốt không? Lớp biểu bì quanh móng ... [xem thêm]

Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?

(71)
Mang thai sau khi sinh mổ cần được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Nguyên nhân do cơ thể bạn cần có thời gian để phục hồi cũng như hạn chế được các ... [xem thêm]

5 tuyệt chiêu giảm căng thẳng cho mẹ ở cữ sau sinh

(65)
Thời gian 40 ngày đầu sau sinh là khoảng thời gian mà mẹ bầu ở cữ, đây cũng là lúc cơ thể mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi do toàn bộ năng lượng đã tiêu hao ... [xem thêm]

Kinh nghiệm giúp bạn điều trị mề đay mãn tính

(19)
Mề đay mãn tính là bệnh về da rất thường gặp trong cuộc sống. Mặc dù căn bệnh này không gây nhiều nguy hiểm nhưng nó lại gây ngứa dai dẳng, khiến người ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sởi: Những điều mẹ nên biết

(88)
Sởi là bệnh dễ lây lan và có tỷ lệ tử vong cao ở trẻ sơ sinh. Nguyên do là các bé còn quá nhỏ, không thể tiêm vaccine phòng ngừa sởi. Là một người mẹ, ... [xem thêm]

Khi chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng sức khỏe tình dục

(15)
Đời sống tình dục lý tưởng luôn đồng hành với trạng thái tinh thần tốt và thể lực dồi dào.Khi cảm thấy sung sức, bạn sẽ có thái độ tích cực đối ... [xem thêm]

Miếng bảo vệ răng miệng có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng

(66)
Miếng bảo vệ răng miệng được sử dụng để giúp bạn tránh nghiến răng khi ngủ hoặc chấn thương khi chơi thể thao. Đồng thời dụng cụ bảo vệ răng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN