Khi nào có thể mang thai sau khi sinh mổ?

(4.04) - 71 đánh giá

Mang thai sau khi sinh mổ cần được cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng. Nguyên nhân do cơ thể bạn cần có thời gian để phục hồi cũng như hạn chế được các rủi ro cho lần mang thai sau.

Để thực hiện phương pháp sinh mổ, bác sĩ sẽ rạch một đường trên bụng người mẹ. Do đó, tử cung cần thời gian để vết mổ liền lại. Nếu muốn mang thai lại sau khi sinh mổ, bạn phải chờ một khoảng thời gian. Vậy bạn phải chờ đến bao giờ mới có thể mang thai lại? Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Khoảng thời gian thích hợp để mang thai sau khi sinh mổ

Sau khi sinh con bằng phương pháp phẫu thuật, bạn nên đợi ít nhất 6 tháng hoặc lâu hơn. Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra thời gian lý tưởng mang thai lại sau khi sinh mổ là 24 tháng để giảm thiểu thấp nhất rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ lẫn con.

Khoảng thời gian này có lợi cho cả phương pháp sinh qua ngả âm đạo vì các vết thương sẽ có đủ thời gian phục hồi. Nếu thụ thai trong vòng chưa đầy 6 tháng sau khi sinh mổ, bạn có nguy cơ bị vỡ tử cung cao hơn và gặp những biến chứng khác. Hơn nữa, việc mang thai lần 2 cách ra so với lần đầu giúp bạn có thời gian chăm sóc em bé mới sinh, gắn bó tình cảm mẹ con.

Tại sao nên có khoảng cách để mang thai sau khi sinh mổ?

So với sinh thường, cơ thể phụ nữ sau khi sinh mổ mất nhiều thời gian để hồi phục hơn. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn cần cách ra giữa 2 lần sinh:

  • Mổ lấy thai là một trong những thủ thuật thực hiện ở vùng bụng và thời gian hồi phục khác nhau tùy cơ địa của mỗi người. Bạn càng dành nhiều thời gian cho cơ thể phục hồi, thì càng ít gặp biến chứng trong lần sinh nở tiếp theo.
  • Nếu đã có biến chứng trong thai kỳ trước đó, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn thời điểm nào cơ thể mới sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo.
  • Cơ thể của bạn mất rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình sinh mổ nên cần thời gian để bổ sung lại.
  • Thực tế, bạn sẽ khó chăm sóc tốt cho bản thân trong khi đang có thiên thần nhỏ trong bụng.
  • Phụ nữ cũng dễ gặp một số rủi ro về sức khỏe nếu mang thai ngay sau khi sinh mổ.

Nguy cơ nếu mang thai sớm sau khi sinh mổ

Khi lần mang thai tiếp theo khá sát với thời gian sinh mổ, bạn có khả năng gặp một số vấn đề sau:

  • Nhau tiền đạo: Đây là tình trạng nhau thai tự gắn vào thành tử cung phía dưới, bao phủ toàn bộ hoặc một phần cổ tử cung. Nhau tiền đạo liên quan đến chảy máu âm đạo trong hoặc sau khi sinh.
  • Bong nhau thai: Nhau thai ở mức thấp hoặc tách rời khỏi tử cung hoàn toàn có thể là một biến chứng nghiêm trọng.
  • Khả năng vỡ tử cung tăng cao: Sinh thường sau khi mổ lấy thai có thể dẫn đến hiện tượng vỡ tử cung, đặc biệt nếu khoảng cách giữa 2 lần mang thai quá ngắn. Ngoài ra, khả năng này còn cao hơn trong trường hợp thai phụ thừa cân và áp dụng hình thức mổ lấy thai từ trước.
  • Sinh non: Khoảng cách giữa các lần mang thai dưới 6 tháng có thể dẫn đến sinh non. Trong trường hợp này, bé sẽ ra đời trước tuần thứ 36 – 37.
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân: Trong các trường hợp mang thai quá sớm sau khi sinh mổ, em bé thường có cân nặng dưới mức tiêu chuẩn, tức là dưới 2,5kg.

Cách tăng khả năng mang thai sau khi sinh mổ

Nếu bạn ấp ủ dự định muốn có em bé sau khi đã nghỉ ngơi hợp lý, hãy tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Sau khi sinh, cơ thể bạn cần thời gian để hoạt động bình thường trở lại. Những thay đổi nội tiết tố sau khi mang thai có thể thay đổi chu kỳ hàng tháng của bạn. Do vậy, hãy chú ý đến kỳ kinh mỗi tháng để nắm rõ lúc nào dễ thụ thai nhất. Bạn cũng có thể tham khảo thêm bài viết Cách tính ngày rụng trứng để dễ thụ thai hoặc tránh thai theo ý muốn.

2. Hãy sống lành mạnh

Hãy sống lành mạnh sau khi sinh mổ bằng cách ăn uống thực phẩm tốt cho sức khỏe, giữ bình tĩnh, kiểm soát căng thẳng, ưu tiên tập thể dục đều đặn.

3. Bổ sung vitamin

Hãy bổ sung vitamin như axit folic, vitamin A, B, C… vì đây đều là những chất giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, tăng khả năng mang thai.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Triệu chứng chóng mặt buồn nôn đến từ đâu?

(23)
Chóng mặt buồn nôn là triệu chứng của một loạt tình trạng sức khỏe, bao gồm cả những vấn đề thường thấy như lo âu, say tàu xe… hay nghiêm trọng như ... [xem thêm]

Sa tử cung có quan hệ được không? Tìm hiểu ngay!

(92)
Sa tử cung là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, nhất là với những người sau sinh nở. Vậy sa tử cung có quan hệ được không? Trước tiên, mời bạn tìm ... [xem thêm]

Thông tin mẹ nên biết về chứng dị ứng trứng ở trẻ

(97)
Trứng nhìn chung được đánh giá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, các thành phần trong trứng hầu như là có ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy vào loại trứng ... [xem thêm]

Nhịp tim của bạn có bình thường hay không?

(40)
Thắc mắc tim mình có đang đập bình thường không là một thắc mắc chính đáng. Đôi khi bạn thấy tim mình đang đập hơi chậm, trong khi lúc khác bạn lại thấy ... [xem thêm]

Cách để ngủ ngon mà không vướng bận gì về cuộc sống

(46)
Bạn lo lắng vì ôm đồm quá nhiều công việc và áp lực từ cuộc sống? Bạn lên giường rất sớm nhưng mãi đến nửa đêm hay đến sáng mới có thể chợp ... [xem thêm]

Cách xếp quần áo, giày dép và phụ kiện giúp phòng bạn luôn gọn gàng

(75)
Bạn vừa xếp tủ quần áo nhưng chỉ cần tìm một chiếc váy thì mọi thứ lại rối tung lên? Đừng biến tủ đồ thành một bãi chiến trường mà bạn phải ... [xem thêm]

Phòng chống và điều trị dị ứng theo mùa ở trẻ em

(40)
Tìm hiểu chungDị ứng theo mùa là bệnh gì?Mùa xuân-mùa đâm chồi nảy lộc và nếu bạn là một trong hàng ngàn người bị dị ứng theo mùa, sẽ bị hắt hơi, ... [xem thêm]

12 kỹ năng sinh tồn khi bạn đi lạc ở nơi hẻo lánh

(31)
Bạn sẽ ra sao khi chẳng may đi lạc vào rừng sâu hay ở những nơi hoang dã, hẻo lánh mà không có bất kỳ sự trợ giúp nào của điện thoại thông minh? Đừng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN